Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - từ chính sách đến thực tiễn (Báo điện tử ĐCSVN)



Ngay trong năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mặc dù phải lo đối phó với cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến nhu cầu tâm linh của nhân dân. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tôn giáo theo Sắc lệnh 234.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 11-11-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 297-CP về “Một số chính sách đối với tôn giáo” trong đó nêu lên 5 nguyên tắc về tự do tôn giáo. Để đáp ứng với yêu cầu của quá trình đổi mới, ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 59-HĐBT “Quy định về các hoạt động tôn giáo”. Nghị định 59 là văn bản mang tính pháp quy, là sự kế thừa thực tiễn của quá trình thực hiện công cuộc đổi mới. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, đổi mới về nhận thức và thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân; qua đó, đã phát huy được năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào theo tôn giáo, góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội trên cơ sở ổn định chính trị.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện. Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về công tác tôn giáo trong tình hình mới, ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Sau gần 10 thực hiện Nghị quyết 24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TƯ ngày 02-7-1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003), quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, một văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng ta trên lĩnh vực tôn giáo, đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) đã khái quát: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng, Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”.
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: “Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng” (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản đó, Điều 80 Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tại Điều 24, Hiến pháp mới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua sáng 28/11/2013, đã quy định rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật...”
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18-6-2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004. 
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày. 
Tại Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II cho thấy một minh chứng đó là: Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như:  ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay, Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
 
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Nghị định 
số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1-1-2013 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật...”.
Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII./.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam - từ chính sách đến thực tiễn (Báo điện tử ĐCSVN)



Ngay trong năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mặc dù phải lo đối phó với cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng Chính phủ vẫn quan tâm đến nhu cầu tâm linh của nhân dân. Ngày 11-6-1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thông tư số 60-TTg yêu cầu thi hành chính sách tôn giáo theo Sắc lệnh 234.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 11-11-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 297-CP về “Một số chính sách đối với tôn giáo” trong đó nêu lên 5 nguyên tắc về tự do tôn giáo. Để đáp ứng với yêu cầu của quá trình đổi mới, ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 59-HĐBT “Quy định về các hoạt động tôn giáo”. Nghị định 59 là văn bản mang tính pháp quy, là sự kế thừa thực tiễn của quá trình thực hiện công cuộc đổi mới. Sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, đổi mới về nhận thức và thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân; qua đó, đã phát huy được năng lực, sức sáng tạo của hàng chục triệu đồng bào theo tôn giáo, góp phần dân chủ hoá đời sống xã hội trên cơ sở ổn định chính trị.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện. Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về công tác tôn giáo trong tình hình mới, ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Sau gần 10 thực hiện Nghị quyết 24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TƯ ngày 02-7-1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khoá IX) về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003), quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, một văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng ta trên lĩnh vực tôn giáo, đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) đã khái quát: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng, Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”.
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: “Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng” (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản đó, Điều 80 Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tại Điều 24, Hiến pháp mới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua sáng 28/11/2013, đã quy định rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật...”
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18-6-2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004. 
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày. 
Tại Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II cho thấy một minh chứng đó là: Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như:  ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay, Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
 
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Nghị định 
số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ 1-1-2013 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật...”.
Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII./.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Tư liệu: CMT8 với các giám mục người Việt (Văn hóa Nghệ An 2010)

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/cach-mang-thang-tam-voi-cac-giam-muc-nguoi-viet

Cách mạng Tháng Tám với các giám mục người Việt

  •   PHẠM HUY THÔNG
  • Thứ hai, 13 Tháng 9 2010 08:20
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Trong lịch sử nước ta, có lẽ không có biến cố nào gây ảnh hưởng lớn tới người Công giáo Việt Nam như cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Truyền thống yêu nước cùng với nỗi tủi nhục của người tín hữu dưới ách thống trị của thực dân Pháp cũng như sự cai quản bất bình đẳng của các giáo sĩ nước ngoài đã làm cho đa số người Công giáo Việt Nam nhất tề đứng lên theo cách mạng. Nhà báo người Pháp Jean R. Clementin nhận xét: “Điều làm cho các giáo sĩ ngạc nhiên và lo lắng chính là sự mất lòng tin, nếu như không muốn nói là sự căm thù của nhân dân Việt Nam với Pháp mà các giáo sĩ đều cảm thấy. Tiếp đó, điều làm cho hàng giáo phẩm xao xuyến hơn cả là đám con chiên Việt Nam, đứng đầu là các linh mục, tu sĩ đã chuyển sang phía cách mạng”(1). Nhưng không chỉ có giáo dân, linh mục, tu sĩ mà ngay cả những giám mục đầu tiên là người Việt cũng có tinh thần ủng hộ độc lập dân tộc.
----------
Chúng ta biết rằng, sau 400 năm truyền giáo ở Việt Nam, mãi đến năm 1933 mới có người Việt đầu tiên là linh mục Nguyễn Bá Tòng được nâng lên hàng giám mục. Đến ngày Việt Nam tuyên bố độc lập (2-9-1945), ở nước ta có 5 giám mục người Việt, tuy nhiên giám mục Phan Đình Phùng đã mất năm 1940, nên chỉ còn lại 4 là các giám mục Nguyến Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ. Cũng còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ trong cuộc đời của các vị giám mục này nhưng có thể khẳng định: các giám mục người Việt tiên khởi này đều có tinh thần dân tộc, tha thiết với độc lập tự do của dân tộc ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Minh chứng đầu tiên là ngay sau khi Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam mới đứng trước nguy cơ đe dọa của các thế lực trong ngoài, nền độc lập non trẻ của nước nhà rất cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Các giám mục Việt Nam đã có sáng kiến cùng ký tên vào hai bức điện văn gửi Tòa thánh Vatican và cộng đồng Công giáo thế giới đề nghị ủng hộ và công nhận chính phủ Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu. Lời văn rất cảm động và tràn đầy tinh thần dân tộc:
“Nhân dân Việt Nam yêu quý của chúng con muốn nhờ trung gian 4 vị giám mục của họ, dâng lên Đức Thánh cha lòng tôn kính sâu xa và xin Đức Thánh cha ban phúc lành, tỏ lòng rộng lượng và cầu nguyện cho nền độc lập mà nhân dân chúng con mới giành được và quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá. Chính phủ chúng con cũng đã ra một nghị quyết tốt đẹp và nhân ái chọn ngày Quốc khánh cho cả nước trùng với lễ kính các vị tử đạo Việt Nam mà Tòa thánh mới cho phép mựng vào chủ nhật đầu tháng 9. Toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo mừng lễ này với một tinh thần yêu nước chân thành và nồng nhiệt chưa từng có, với những cuộc biểu tình to lớn và náo nức tỏ ra cho thấy toàn dân quyết tâm bảo vệ chính quyền của mình, dẫu có phải đổ máu…
Đứng trước những biến cố hết sức xúc động như thế này và bản thân chúng con cảm động tận đáy lòng, vì ý thức bổn phận thiêng liêng với Tổ quốc chúng con, các giám mục người Việt Nam, chúng con nài xin Đức Thánh cha, Tòa thánh Roma, các Đức Hồng y, các Đức Tổng giám mục, giám mục và toàn thể anh chị em Công giáo khắp thế giới và đặc biệt là Công giáo Pháp hỗ trợ cho việc quyết định của Tổ quốc yêu quý của chúng con”(2).
Điện văn gửi cộng đồng Công giáo thế giới cũng đầy tâm tư, nhiệt huyết: “Trong lúc hòa bình đã được vãn hồi trên toàn thế giới, lẽ ra chúng tôi cũng phải được cùng bao dân tộc khác hàn gắn các đổ nát do chiến tranh tàn phá gây ra, thay vì tiếp tục dồn thêm đổ nát. Chúng tôi phải chịu ảnh hưởng không sao tránh khỏi của cuộc chiến tranh vừa qua, đã tàn phá và xáo trộn tất cả. Chúng tôi phải chịu một nạn đói khủng khiếp làm chết đi nhiều đồng bào và một nạn đói mới có thể còn khủng khiếp hơn nạn trước xảy ra.
Hỡi anh chị em Công giáo thế giới, hãy đến trợ giúp cho các miền giáo phận phồn thịnh đức tin của Việt Nam. Hãy đến viện trợ cho Tổ quốc thân yêu của chúng tôi đã từng cống hiến cho anh chị em 90.000 vị chứng nhân đạo thánh và còn hứa hẹn nhiều mùa gặt to lớn hơn. Hỡi nhân dân các nước Anh và nước Mỹ, hãy cho chúng tôi sự can thiệp có ích lợi, khiến chúng tôi thoát khỏi cảnh rùng rợn của chiến tranh, trong khi tất cả thế giới đã được hưởng thái bình”(3).
Các điện văn trên có tiếng vang lớn trên trường quốc tế bấy giờ và là sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử của giáo hội Việt Nam. Nó đã góp một đòn chí mạng làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp hòng đưa một cựu tu sĩ là Thiery D’Argenlieu sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương để lôi kéo người Công giáo rời xa kháng chiến.
Người có sáng kiến khởi thảo 2 điện văn nói trên chính là giám mục Phát Diệm Nguyễn Bá Tòng. Vị giám mục tiên khởi này khi còn ở chủng viện Vĩnh Long cũng đã luôn có khao khát “làm rạng rỡ danh còn cháu Lạc Hồng”:
Phước trùng nghinh cháu Lạc con Hồng
Ứng ánh hào quang chiếu Viễn Đông
Triệu ứng tiên khai đà vững chắc
Thì cơ hội tấn ắt nên công…
Cũng vì bài phú có tinh thần dân tộc này mà thầy Tòng bị phạt lùi việc lên chức linh mục đến 5 năm.
Giám mục Hồ Ngọc Cẩn là một học giả xuất sắc trên nhiều lĩnh vực như văn chương, thần học, giáo huấn, báo chí và nhất là lòng yêu nước. Nhiều người xúc động nhắc lại lời phát biểu của vị giám mục này trong lễ mít tinh của Tuần lễ vàng, quyên tiền ủng hộ Chính phủ kháng chiến: “Tôi có mấy nhời thay mặt cả hàng giáo sĩ cảm ơn Ủy ban đã có lời mời chúng tôi đến dự Tuần lễ vàng này. Thật như bài diễn văn chúng tôi ai nấy vừa nghe. Ai là người có vàng lúc này không nên ẩn giấu, phải đưa ra để chung nhau đắp nền độc lập cho Tổ quốc… Phần tôi khi thụ phong giám mục, có một đấng biếu tôi Thánh giá này và dây đeo thực là vàng. Nhưng tôi nghĩ, người đời trên có giời che, dưới có đất chở. Trên phải phụng sự Thiên Chúa, dưới cũng không quên Tổ quốc. Vậy trong lúc này, tôi cũng vui lòng chia của quý này làm hai. Thánh giá tôi giữ lấy để phụng sự Thiên Chúa, dây đeo tôi để phụng sự quốc gia”(4).
Nhiều người dự lễ tấn phong giám mục Phát Diệm ngày 28-10-1945 vẫn còn nhớ bài diễn văn ngẫu hứng nhưng tràn đầy tinh thần dân tộc của vị giám mục Bùi Chu: “Cho tới nay, nước Việt Nam đã có 4 người được phong giám mục. Điều lý thú là mỗi người đều mang họ một anh hùng dân tộc. Đức cha Nguyễn Bá Tòng mang họ vị anh hùng Nguyễn Huệ. Kế đến Đức cha Ngô Đình Thục mang họ Ngô Quyền. Hôm nay Đức cha Lê Hữu Từ mang họ Lê Lợi. Còn tôi mang họ… Chủ tịch Hồ Chí Minh”(5).
Cảm kích trước tấm lòng của vị giám mục này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời giám mục ra làm cố vấn cho Chính phủ năm 1945 và khi giám mục qua đời ngày 27-11-1948, dù rất bận công việc kháng chiến, Hồ Chủ tịch vẫn gửi điện văn cho giáo phận Bùi Chu: “Tôi rất lấy làm đau đớn được tin Đức giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã từ trần. Tiếc rằng vì chiến sự, tôi không thể về dự đám tang của Đức giám mục, tôi nhờ Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III thay mặt tôi đến dự lễ và chia buồn cùng đồng bào Công giáo địa phận Bùi Chu”(6).
Giám mục Lê Hữu Từ cũng là người có tinh thần dân tộc. Bởi không lẽ, Hồ Chí Minh mời vị giám mục này làm cố vấn cho mình từ ngày 20-1-1946 và nhiều lần gọi là “người bạn thân thiết”, “người bạn quý mến”… chỉ vì vấn đề sách lược? Chúng ta biết trong lễ tấn phong, vị giám mục này chỉ mời các giám mục Việt Nam. Khi giám mục Ngô Đình Thục bị kẹt do mật thám Pháp cản trở không ra được để làm để làm phụ phong, giám mục người Tây Ban Nha là F. Gomez đang coi sóc Hải Phòng xin được thay thế nhưng vị tân giám mục này đã từ chối trong khi chấp nhận sự hiện diện của  phái đoàn chính phủ Việt Minh được Hồ Chí Minh cử đến là các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và cựu hoàng đế Bảo Đại. Một thời gian dài, vị giám mục này thường thư từ qua lại và hội kiến với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần. Ông cũng cộng tác với chính phủ cử 1 linh mục đi úy lạo đồng bào miền Nam Trung bộ đầu năm 1949 hay huy động giáo dân phá cầu Trì Chính để ngăn bước tiến của quân Pháp năm 1949. Trong Thư chung ngày 23-3-1947, vị giám mục này kêu gọi giáo dân cảnh giác và đoàn kết chống Pháp: “Các cho biết rằng, một vài người cộng tác của chúng ta và nhiều giáo dân đã bị bắt và giam giữ nhiều ngày, vì họ bị nghi ngờ là đảng viên của các đảng phái chống chính phủ. Nhiều người bị bắt do ông Huệ, một thầy giảng của địa phận Thanh Hóa ẩn núp trong địa phận chúng ta, tung ra những tin đồn lung tung và thậm chí mạo danh tôi để đánh lừa dân chúng. Các cha đừng để nó tự do qua lại trong các họ đạo của mình và nếu phát hiện thì hãy bắt và nạp giải cho tôi. Kẻ nào tiếp tục liên hệ với ông ấy, hoặc che giấu, thì đừng phân bua rằng mình vô tội khi bị cảnh sát làm khó dễ. Hơn bao giờ hết, toàn dân phải một lòng đoàn kết, chiến đấu chống lại bọn xâm lược. Hãy để vấn đề đảng phái sang một bên, đừng bận tâm tới. Tôi đã nói đi nói lại nhiều lần với các cha, lần này nữa, tôi xin các cha hãy nghe lời tôi”(7).
Trong thư đề ngày 25-1-1949, giám mục Lê Hữu Từ cũng lên án tội ác của thực dân Pháp: “Quân lính Pháp, với một sự dã man tột độ, đã phá hủy tất cả, không trừ một thứ gì, kể cả nhà thờ. Trong vòng 1 năm, gần 300 nhà thờ đã bị bom đánh phá”(8). Vì vậy giám mục này đã bị Pháp xếp vào loại “có đầu óc quốc gia hơn hết” và là “linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp” (âme de loppotion à la France)(9). Thực dân Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn như tung tin chia rẽ vị giám mục này với kháng chiến. Trong Thư chung ngày 20-10-1949, giám mục này viết: “Theo hãng thông tấn AFP, cuộc hành quân của Pháp được tiến hành vì có lời yêu cầu của tôi gửi cho chính phủ Bảo Đại, lời yêu cầu có lý do: một đàng bởi những rắc rối tôi đã gặp nơi chính phủ Hồ Chí Minh và đàng khác bởi sắc lệnh mới của Vatican nói về cộng sản. Điều đó hoàn toàn trái sự thật. Tôi không bao giờ có ý nghĩ xin bọn lính Pháp can thiệp để cứu chúng tôi khỏi một sự khó khăn bất kỳ nào. Tôi chưa hề có quan hệ với chính phủ Bảo Đại… Vì vậy, tôi khẳng định với anh em một lần nữa: trước mặt Thiên Chúa, tôi chưa bao giờ nói hoặc làm một việc gì có thể coi như kêu gọi sự can thiệp của Pháp. Tất cả những thứ đó hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi”(10).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần trao đổi những điều cơ mật của kháng chiến với vị giám mục này và cùng đưa ra những giải pháp để tháo gỡ những vụ việc rắc rối nảy sinh. Ví dụ bức thư ngày 23-3-1947, Hồ Chủ tịch viết: “Một đàng, chúng ta phải giải thích cho người Công giáo hiểu rõ chủ trương chính sách của chính phủ như Đức cha đang làm. Đàng khác cần giáo dục cán bộ của chính phủ như bản thân tôi đang làm. như vậy bọn gây rối sẽ không còn có thể chia rẽ chúng ta và sự đoàn kết toàn dân sẽ được thực hiện”(11).
Bối cảnh lịch sử lúc đó rất phức tạp và chuyện trăn trở của người Công giáo trước một sự lựa chọn khắc nghiệt: theo kháng chiến thì bỏ đạo và theo đạo thì chống lại dân tộc. Giám mục Bùi Tuần đã nói rõ tâm tư này: “Một đàng độc lập và hòa hợp dân tộc luôn là lí tưởng tôi khao khát. Một đàng chống cộng lại là mệnh lệnh của Bề trên trong đạo mà tôi phải vâng. Khó khăn lớn nhất là ở chỗ: thời điểm giành độc lập và xây dựng đoàn kết chống ngoại xâm lại do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Có những lúc lương tâm tôi cảm thấy diễn ra xung đột gay gắt. Xung đột có chiều sâu thăm thẳm và chiều rộng mênh mông. Xung đột lại kéo dài từ năm này qua năm khác. Vì thế xin thú thật là quá khứ của tôi trong quá khứ dân tộc có nhiều nỗi đau nặng nề và đau đớn riêng khó tả”(12).
Cho nên sự chuyển hướng của giám mục Lê Hữu Từ xa rời cuộc kháng chiến là kết quả của quá trình diễn biến phức tạp. Nó là sự đối đầu loại trừ nhau của vấn đề ý thức hệ mà cả đạo và đời lúc này chưa dễ vượt qua và thực dân Pháp đã tích cực khai thác mâu thuẫn này. Có thể thấy rõ qua câu nói của vị giám mục này với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi gặp nhau ở Phát Diệm đầu năm 1946: Tôi và dân Công giáo Phát Diệm đoàn kết và triệt để ủng hộ Cụ trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập tự do cho Tổ quốc nhưng nếu Cụ là cộng sản thì tôi chống Cụ từ giờ phút này.
Giám mục Ngô Đình Thục coi sóc địa phận Vĩnh Long, nơi có phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nên cũng bị Pháp liệt vào hàng ngũ “thân cộng”. Vị giám mục này cũng công khai nói lên nguyện vọng của mình: “Như tất cả đồng bào, tôi muốn cho quê hương độc lập nhưng bằng những phương tiện hòa bình. Tôi tiếc là đã có những cuộc đổ máu và những cuộc tàn sát như đã xảy ra hôm qua ở Biên Hòa khi có 1 quả lựu đạn nổ. Người Anh đã bắn không phân biệt vào chợ làm 40 người chết trong đó có nhiều phụ nữ. Tôi biết là nếu có 10 người Pháp bị giết thì sẽ có 10.000 người Việt là nạn nhân”(13). Mật thám Pháp cũng coi giám mục Thục thuộc nhóm chống đối như linh mục – liệt sĩ Nguyễn Bá Luật. Cuối năm 1945, khi ông định ra dự lễ tấn phong giám mục Phát Diệm thì bị bí mật cầm chân ở Chợ Lớn theo lệnh của Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Ông tìm cách trốn về Vĩnh Long, an ninh Pháp rất tức giận nói: “Thái độ của Đức cha Thục thật tồi tệ, sau khi đã bỏ Biên Hòa về Chợ Lớn, lấy tàu đi Mỹ Tho và từ đó lén lút về Cái Nhum, trụ sở của một chủng viện, một tu viện và một họ đạo của tỉnh Vĩnh Long, cách họ đạo Cái Mơn (Bến Tre) chỉ có mấy cây số… Vị giám mục này hình như có ý định ở lại Cái Mơn, một họ đạo xem ra bị đe dọa  bởi những quá đáng của Việt Minh, để chia sẻ số phận với các giáo hữu của mình”(14).
Thực dân Pháp đã dùng bộ máy tuyên truyền để chia rẽ người Công giáo và kháng chiến. Chúng nói rằng Việt Minh là cộng sản và cộng sản thì vô thần nên sẽ tiêu giệt mọi tôn giáo, trong đó có Công giáo, nhưng giám mục Hoàng Văn Đoàn ở Bắc Ninh đã quả quyết: “Tôi tin tưởng rằng không có chuyện cấm đạo và không phải chết vì tôi biết Chủ tịch Hồ Chí Minh quảng đại, sáng suốt và chính phủ nhân dân biết nhìn xa trông rộng, hiểu rõ ràng: người Công giáo chân chính vốn yêu Tổ quốc và vâng phục chính quyền, nên việc cấm đạo chỉ là những chuyện của nhà cầm quyền cạn xét, nông suy, không biết đạo là chi. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố quyền tự do tín ngưỡng của người công dân Việt Nam”(15).
Tóm lại, chính tinh thần của Cách mạng tháng Tám đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của người Công giáo Việt Nam, trong đó có cả những giám mục người Việt và lôi cuốn họ đi với dân tộc. Không phải tất cả mọi người đều đồng hành hết chặng đường với đất nước nhưng nó đã khởi đầu cho một trang sử mới của người Công giáo Việt Nam được xác định qua tuyên ngôn của các giám mục Việt Nam cách đây đúng 30 năm (tháng 5-1980) là: “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
CHÚ THÍCH:
(1) Vấn đề phong thánh tử đạo và lịch sử dân tộc Việt Nam, Nxb TP. HCM 1988, tr.244.
(2), (4),(5),(6),(11),(15) Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo (Huy thông tuyển chọn và giới thiệu), Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tr.346, tr.295, tr.297, tr.109, tr.81 và tr.308-309.
(3),(7),(8) Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ, TP. HCM 1988, tr.63, tr.75-76, tr.84.
(9),(13),(14) Huy Thông. Con đường đồng hành cùng dân tộc cần được đắp xây bằng sự chung tay của cả cộng đồng, Nguyện san Công giáo và dân tộc số 122 năm 2005, tr.10, tr.9.
(10) Nguyễn Thế Thoại, Giáo hội đi trong nhân loại, Lưu hành nội bộ, 1995, tr.387.
(12) GM Bùi Tuần, Vài vấn đề trong mục vụ tại Việt Nam hôm nayBáo Công giáo và dân tộc số 1534 ngày 24-11-2005.
Nguồn: Xưa và Nay

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

NUNS IN WHEELCHAIRS SEEKING JUSTICE (GNsP)

NUNS IN WHEELCHAIRS SEEKING JUSTICE
A group of 20 nuns and laity from the Order of Saint Paul flocked to the headquarters of Hoan Kiem District Inspectorate (Hanoi) in the morning of July 22nd to petition against the disputed construction being carried out on Convent grounds at 5 Quang Trung, Hanoi.
Among the group seeking "fair settlement" of the dispute were elderly nuns sitting in wheelchairs, rosaries in their hands.
This image reminds one of another incident occurring in October 2015, when the authorities of District 2, Ho Chi Minh City were demolishing the property of the Lovers of the Holy Cross of Thu Thiem in order to start their New Urban Project.
At that time, the elderly sisters from the Lovers of the Holy Cross were also found in their wheelchairs joining hands with others to protect their land, in spite of their poor health.
History repeated itself on July 22. Nuns with cancer in wheelchairs joined hands with their sisters to give Hanoi authorities the petition for "immediate cessation of the construction" at No. 5 Quang Trung, Hoan Kiem District.
In the meeting, inspectors from Hoan Kiem District Inspectorate stated that they had taken notice of the nuns' opinions, but a video made at 10 am of the following day, July 23, showed workmen on the ground continuing the construction.
The sisters stated that they have sufficient proof of ownership of land, but somehow Hanoi authorities had granted a "Land Use Rights Certificate" to an individual named Huong Ly Tran.
At the time of this report, Ms. Ly was still hectically working "day and night" on the construction on the disputed land. In their petition to the Inspectorate, the nuns requested revoking the Land Use Rights Certificate and Construction Permit which had been granted to Ms Ly.
The grounds at No. 5 Quang Trung was formerly the Novitiate of the Order, but in 1961 was "leased" to a state agency which had occupied and misappropriated it ever since. The land was later given by the state agency to its individual employees and each of them re-sold their land to other individuals.
The sisters were also asking everyone to join them in prayer and solidarity in the hope that the incident is justly resolved.
CTV GNsP
----
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/07/24/nhung-nu-tu-ngoi-xe-lan-di-tim-cong-ly/

NHỮNG NỮ TU NGỒI XE LĂN ĐI TÌM CÔNG LÝ

‪#‎GNsP‬ (24.07.2016) – Sáng 22/7, một nhóm trên 20 nữ tu dòng Phaolô cùng giáo dân đến trụ sở Thanh tra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để khiếu nại về khu đất của Nhà dòng đang bị thi công đang bị tranh chấp ở số 5 Quang Trung, Hà Nội.

Trong đoàn người đi tìm “sự giải quyết công bằng” ấy có cả những nữ tu lớn tuổi, những nữ tu ngồi xe lăn trên tay nắm chặt chuỗi kinh Mân Côi.

Hình ảnh làm người viết nhớ đến một vụ việc khác xảy ra hồi tháng 10/2015, khi giới chức trách quận 2 ở Tp. Hồ Chí Minh cho tháo dỡ, đập phá các trường học là cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cho dự án kinh tế Đô thị mới.


Lúc ấy, các nữ tu lớn tuổi của dòng Mến Thánh Giá dù sức khỏe yếu và phải ngồi xe lăn, nhưng cũng ra để bảo vệ đất của dòng.


Hôm 22/7 vừa qua, hình ảnh ấy lại tái diễn. Các nữ tu bị ung thư ngồi xe lăn cùng với chị em của mình, đến trao cho giới chức trách Hà Nội kiến nghị “đình chỉ ngay việc xây dựng” ở số 5 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm.

Trong buổi làm việc, cán bộ thanh tra quận nói đã ghi nhận ý kiến của các nữ tu, nhưng video quay lúc hơn 10 giờ sáng ngày 23/7, cho thấy vẫn có người thi công trên khu đất.

Các nữ tu khẳng định có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu khu đất, nhưng giới chức trách Hà Nội lại cấp ‘Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’ cho một cá nhân là bà Trần Hương Ly.


Bà Ly vẫn đang cho thi công ráo riết “ngày cũng như đêm” trên mảnh đất có tranh chấp. Các nữ tu trong đơn kiến nghị gửi thanh tra, cũng yêu cầu “thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng” của bà Ly.


Khu đất số 5 Quang Trung này vốn là Nhà Tập của dòng, nhưng đã được một cơ quan của nhà nước thuê và chiếm dụng luôn từ năm 1961. Khu đất sau đó được chia cho cán bộ và các cán bộ này tiếp tục bán cho các cá nhân khác.


Quý nữ tu cũng “xin mọi người cầu nguyện và liên đới với quý soeurs để vụ việc được giải quyết cách công bằng.”

CTV GNsP

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Common Elements of Successful Opposition to Communism in Eastern Europe

http://www.idee.org/cubaideas4.html

Common Elements of Successful Opposition to Communism in Eastern Europe 
by Eric Chenoweth and Irena Lasota
Introduction
 Ten years ago, in October and November 1989, communism collapsed in Eastern Europe. The “collapse” of communism took many years and involved many courageous people who struggled for basic human rights and democracy. 
 One could say that communism in Eastern Europe began to collapse when it was imposed on the region by Soviet tanks and troops starting in 1944 (just as Soviet communism began to collapse when it was imposed on the Russian people by the Bolsheviks in 1917-20). From that time on, communist leaders in Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, East Germany, Hungary, Poland, Romania, and Yugoslavia — placed or helped into power by the Soviet Union — tried to build a system that was unsustainable. This system was based on the communist party-state’s total  control of everything — economic, social, religious, cultural, and above all political — and refused to allow any alternate view to its own. Throughout its history, the system of communism showed that it would choose power and authority over truth and the well-being of the society, and thus it chose ineffecient, unproductive, and absurd methods of running the economy and state instead of using more rational methods. Such a system promoted less talented people on the basis strictly of loyalty to the communist party-state, while the more talented were often fired or put in jail not only for disagreeing with the party-state but even just for earnestly pointing out better ways of doing something. Under communism, telling the truth or saying that something could be done better means questioning the authority of a communist party official at some level or another, and such questioning is interpreted as challenging the authority of the communist party and its sole and unquestionable control over the state.
 In the end, communism could not survive without the use of force and terror. When the backing of the Soviet Union became less certain — Mikhail Gobachev’s foreign minister in 1988 made it explicit that the USSR was no longer able to put down any revolt — the people in Eastern Europe began to feel more and more confident in voicing their opposition to the regimes and challenging their countries’ internal mechanisms of communist control.
 Society’s opposition to communism always existed but could not be expressed openly. This opposition had been represented by a small number of individuals who were willing to take the risk of prison or physical harm in support of basic freedoms. They were called “dissidents” since they were dissenting from the regime, but many of them disliked this term, since it seemed to marginalize them as representing a small minority in society — mythic Don Quixotes tilting at windmills. Instead, they argued, they were representing the majority and not dissenting at all from the views of society. It was the government, they said, that dissented from the people by imposing totalitarian rule.
 The “dissidents” were proven correct in 1989–91, when the people in all of the countries of Eastern Europe, and then in the former Soviet Union, overthrew the regimes in power through massive demonstrations and other forms of popular pressure and replaced them with democratic governments in free and fair elections. In nearly all of these countries, the “dissidents” led these opposition movements and people turned to them to negotiate a transition to democracy and to reform the state, the government, the economy, and society. When given a real chance to express their choice in free and democratic multi-party elections, the people in large measure chose parties representing the views of the long-time opposition activists, whose platforms included support of basic human rights, real democracy, the rule of law, some form of market economy (although many differences existed on what sort of market economy), civil liberties and protection of the rights of minorities, and cultural and academic freedom. Even the postcommunist parties, meaning the renamed communist and popular front parties, were all forced to adopt most if not all of these formerly “dissident” platforms.
 In some countries, the old communist elites maintained their power by appearing to be the force of change, but in fact were trying to keep things the way they were as much as possible so that they might organize an orderly transfer of economic wealth from the state to individual communists, keeping it as much as possible away from ordinary people. This was the ironic end to communism. But even such “postcommunist” governments could not survive and parties representing more democratic and liberal views were voted into power at the first opportunity.
 While everyone agrees that communism collapsed because it was an unsustainable system based on repression and terror, history shows that repression and terror can continue for a very long time. Ultimately, for communism to collapse, an organized opposition representing alternative views is necessary. In short, pluralism is anathema to communism and when the people’s will to freely express different viewpoints can survive communism’s system of terror, when the system’s terror is balanced by society’s opposition, then communism can not survive much longer. So, the experience of Eastern Europe showed it is not enough to wait for communism to collapse.
A Brief History of the Collapse of Communism and the Role of Opposition: 1989-91
 In practical terms, the collapse of communism began in 1980, the year the Solidarity trade union arose in Poland out of a massive strike movement that forced the authorities to legalize — for the first time under communism — free trade unions and other independent associations. Within six weeks, ten million people joined Solidarity while many more millions joined other organizations, such as Rural Solidarity. For sixteen months, Solidarity acted legally and openly, while almost the whole of Polish society (even parts of the communist party!) now acted more or less freely. Even though ultimately these independent associations could not overcome the entrenched power of the communist party, these sixteen months were an important lesson and memory for Poles when General Wojciech Jaruzelski, supported by the Soviet Union, imposed martial law on Poland in December 1981. 
 In fact, the formal decree in Polish was called stan wojenny, literally declaring a “state of war,” a constitutional mechanism that was supposed to be used only in cases of external threats. For Jaruzelski, Solidarity—Polish society itself— was an “external” threat with which he had to wage war. Tanks blocked streets, soldiers and police were deployed throughout the country, killing over 100 workers. All workplaces were militarized. Over ten thousand people were interned within one week; in a two-month period over 100,000 people had been incarcerated for 24-hour periods or more. Many important leaders of Solidarity were imprisoned for five to six years.
 Nevertheless, many Solidarity leaders escaped arrest, some by serendipity and others by foreplanning, and they undertook to reorganize Solidarity underground, from top to bottom. At every workplace an underground Solidarity committee was formed, meeting secretly in people’s homes; elected local representatives met to select regional committees; regional representatives elected a national committee. Cultural, educational, academic, and publishing initiatives were organized. There were over 2,000 underground publications from 1982-87 and over 50 publishing houses that put out over 1,000 editions of books that featured officially banned literature and history. The independent students and Scouting movements were also reborn, helpign young people to learn how to act outside the strict confines of communist ideology and rules. 
 While many people were arrested — two thousand were sentenced in 1982 alone and six hundred persons were still in prison as late as 1986 — the regime was faced with the problem that it could not arrest everyone who was actively supporting Solidarity. Faced with international sanctions and a declining economy, the regime was slowly pressed, both internally and externally, to release political prisoners and to make some gestures to Polish society. In 1988, the workers at the Nowa Huta Steelworks and Gdansk Shipyards again went on strike to demand Solidarity’s relegalization. The strikes were subdued but at this point the regime agreed to undertake “Roundtable Negotiations” with the opposition, which began in December 1988 and resumed in March 1989, when an agreement was reached.
 The Roundtable Agreement allowed for the first time partially free elections. Free competition was provided for all 100 seats of a new body, the Senate, which would have limited  powers but the ability to veto and propose some legislation. It was also introduced for one-third of the over 400 seats of the Sejm, the existing legislative body, which would retain nearly all formal powers over legislation and the budget. However limited, Solidarity’s overwhelming — almost unanimous — victory for the contested seats led to even more radical change: the election of a non-communist Prime Minister and government. From that point on, although the communist nomenklatura remained largely undisturbed and the secret services survived surprisingly intact, nevertheless the basic framework of communist power was deconstructed and in 1990 Lech Walesa, the leader of Solidarity, was elected President.
 Another significant event in the summer of 1989 was the large number of East Germans who decided to travel through Hungary in order to seek refuge in the West, a protest against East Germany’s continued refusal to allow the right of free movement to its people for fear of massive emigration. The refugees sparked massive demonstrations in Leipzig, Dresden, and then other cities in East Germany, but the demonstrations, led by a largely unknown but always active opposition, quickly became voices for making real democratic change. Hungary’s government, still under communist control, was also under great pressure from a revived opposition movement, which demanded that the refugees be allowed to pass across the border. The border, like the East German border, was heavily patrolled with border guards and lined with an “iron curtain” of barbed wire. In late August, the Hungarian Foreign Minister, Gyula Horn, announced that the border would be fully opened, meaning the many thousands of East German refugees could pass freely. Border guards were pulled from their rifle towers and ordinary citizens came by the thousands to cut the barbed wire themselves along hundreds of kilometers.
 This decision and the rising flow of refugees strengthened the demonstrations that led two months later to the tearing down of the Berlin Wall and the total collapse of the East German communist regime. It was around that time that Czechs and Slovaks massed in the streets in November 1989. They didn’t leave until finally, a month later, Vaclav Havel was taken “to the Castle” — the place of the president’s office. In Hungary, the opposition forced a public referendum on four issues — the dissolution of the Workers’ Guards, who had played an important role in repressing the Hungarian Revolution and had continued that role ever since; the dissolution of party committees at workplaces; the parliamentary election of a president having limited powers; and free media. Its victory forced the government to announce elections for the following March, when opposition parties won a decisive victory. Poles had already elected their first non-communist prime minister and then prepared to change the Roundtable Agreement to bring about fully free elections for all of parliament. Also in November and December 1989, Bulgarians and Romanians soon followed along similar paths, but in Romania there was a more violent change of power that had important consequences later. National movements and workers were striking throughout the summer of 1989 and 1990 in all of the republics of the Soviet Union as well, presaging its ultimate demise in 1991.
 Some believe that communism just fell of its own accord or from its own rottenness and decrepitude. Its own essence – control – was seen to be the source of its demise. In a rapidly changing global economy requiring innovation and swift change, as well as a high degree of service, communism was being left way far behind by its rigidity, its lack of incentives, and its poor quality and service, meaning it could no longer survive as a viable system. While there is some validity to this analysis, in truth, none of the changes described above would have happened without organized pro-democratic movements pressing constantly for greater and greater freedom. In fact, communism could have survived, simply in a somewhat different form. The communist elite — the “organs of state security,” the military, the Central Committee of the Communist party, and the broader communist nomenklatura — were preparing for a change to allow them the advantages of the West’s economic system through economic espionage, Western investment, and loans and credits from international financial institutions, but at the same time to maintain the benefits and power that came with the East’s one-party system. And for them, egalitarianism was as far a distant thought as it was for the London bankers from whom they sought loans and credit. They sought material wealth and privilege as much as anyone in the so-called decadent West and lived lives much better than most everyone else in the society. They were willing to see the country’s population grow more and more poor as they got more and more rich. And the less democratic the change in Eastern European countries, the richer the nomenklatura elite became and the worse off the general society. This is what Alexander Podrabinek describes in his complementary essay on the terrible transition that Russia has suffered (see pamphlet ___________________ of this Democracia pamphlet series) and by contrast what Mart Laar describes about the successful transition in Estonia or Joszef Szajer about Hungary. 
 It was the organized democratic movements in Poland, Czechoslovakia, Hungary, East Germany, and the Baltic countries that ensured that their countries — still with many difficulties and some setbacks — made a more or less successful transition from communism. In all of these countries, opposition require required enormous effort and courage by many individuals who were willing to stand up to the regime and say, No!, this is enough. We demand change. We demand human rights and freedom. We demand to be true citizens and to vote in free and fair elections. We demand an end to economic misery and a chance for economic opportunity. (These were the actual slogans of the democratic movements of these countries.)
 Where there was less successful reform or transition — Albania, Bulgaria and Romania and most of the republics of the former Soviet Union and former Yugoslavia — the democratic or “dissident” movements were not as strong and did not rise up in such a unified way to demand change. With the exception of former Yugoslavia, which had the unique heritage of Tito, these countries came out of much more repressive situations that then allowed seemingly reformist factions of the communist elite to maintain power after 1989. In Bulgaria, there was a short interlude, between 1992 and 1993, when the pro-democratic United Democratic Forces came to power and instituted free market reforms quickly, but these were mostly nullified when the Socialist Party returned to power. 
The Common Elements of Opposition
 What, then, were the common elements of successful opposition to communism in Eastern Europe?
 (1) All successful opposition movements adopted strictly peaceful means to fight with the regime. 
 Simply, there can be no successful armed opposition to overwhelming state power of communism. In the history of communist rule, even newly imposed, weak regimes (Russia, Ukraine, the Baltic States, Poland, Yugoslavia, Cuba) successfully repelled armed partisan uprisings. In fact, violent opposition has only succeeded in strengthening communist regimes, giving them pretexts for wide-ranging repression of all opposition, non-violent and violent. The use of violence always gave the communist regimes the advantage, since they always had more arms. 
 So, when trying to oppose regimes that in fact were trying to provoke violence, non-violence was the only feasible weapon. But the adoption of peaceful methods of opposition by dissidents was not simply a strategy but also a firm moral belief. How could one bring about democracy, which is based on the free consent of the people, through individual violence and coercion by a minority? Violence breeds violence and will always result in more violence and terror. No democratic aims can be achieved through violence. 
 Just as importantly, free expression, pluralism, truth — the essence of any democracy — are what threaten the communist regime most, not guns. Guns and sanctioned violence are the lifeblood of the regime, while words and unsanctioned expression are the lifeblood of the opposition. A communist regime can never win a battle of ideas because in the end the only argument in favor of communist ideas has been coercion and force.
 2. The struggle for human rights is the first and most important struggle for democratic change.
 No opposition movement began around the struggle for economic reforms. As important as economic reforms are, especially in a dying communist state, these demands came later. Always, the first demands were for basic, fundamental human rights. The struggle for these rights were centered around the most important documents of the international community: the Universal Declaration of Human Rights (1948), the U.N.’s International Covenant on Civil and Political Rights, and the key conventions of the International Labor Organization guaranteeing the right to association and collective bargaining [these are published in the series Internationales Normas]. Worker rights were seen as synonymous with human rights. In 1976, the intellectual opposition in Poland formed the Workers Defense Committee, or KOR, in order to defend workers being fired for trying to organize strikes and otherwise press the enterprise management to pay back wages. The right to free association — the right to organize a union of one’s own choosing — was seen as central to any organized opposition to the regime and to improvement of one’s economic condition.
 For the Warsaw Pact countries, another document was also central, Basket III of the Helsinki Final Act. The Helsinki Final Act was central because it combined all major concepts of international human rights into one “basket,” even though, as a security document, it also formally recognized the Soviet Union’s domination of the Baltic countries and Eastern Europe. Helsinki Committees were established in all of the Eastern European countries and today they continue to play an important role in promoting, teaching, ensuring, protecting, and monitoring human rights in their countries. The Helsinki Committees were formed in all the capitals, but their importance lay in their broad reach. Citizens contacted them to report human rights violations from throughout the country. The publishing of reports on human rights violations gained international publicity and generated both internal and external pressure on the regime. People believed so much in the importance of collecting and disseminating information on human rights violations that they risked their safety and security to do it. Defending imprisoned human rights monitors became in itself an important act of opposition.
 3. Individual citizen action is doomed to fail as a means of opposition. Only groups united around basic ideas of democracy and human rights can succeed.
 This is not to say that individual action cannot achieve positive results. It can have positive results and should even be encouraged. There were many cases of courageous individual acts of opposition achieving both concrete and symbolic victories — the open publication of Alexander Solzhenitzyn’s One Day in the Life of Ivan Denisovic in 1962 and the samizdat publication of The Gulag Archipelago  exposed the enormity of the Soviet concentration camp system not only to the world but to the entire communist bloc. Still, this is a tactic based on the inability of not being able to act in groups, it is not a strategy for opposition. Indeed, The opposition movements in Eastern Europe discovered after many hard years of tilting at windmills that absent more collective or group action no effective opposition can be organized. This idea is understood in the Acuerdo para la Democracia, signed by many dozens of Cuban opposition and exile organizations that agreed to unite in a basic statement of commitment to democratic principles for Cuba. Simply, there is strength in numbers. Successful transitions have occurred only in countries where opposition coalitions formed around basic ideas of democracy and human rights. The Acuerdo is similar to documents of Czechoslovakia’s Charter 77, of Poland’s Workers Defense Committee in Poland, and of Hungary’s 1988 statement of intellectual opposition “It Is Not Enough to Demand.”
 There is another important reason to be united in opposition. Separatism and non-cooperation within the opposition can only bring dissension, in-fighting, and failure. Any country where the opposition has failed to understand the idea of common action for a common goal — most importantly bringing about a democratic change of government — has seen disastrous results. In Yugoslavia, the failure of the opposition to work together was catastrophic, contributing to the continued bloody and repressive rule of Slobodan Milosevic. In Russia, the opposition divided early on, allowing unscrupulous opportunists to gain power.
 4. Opposition movements are pluralistic.
 While opposition should be united, all opposition movements in Eastern Europe were also broad-based, involving all intellectual and political currents, social strata, and ages. They included Marxists, Thatcherites and free marketeers, Social and Christian Democrats, postmodernists and postpessimists, young and old, intellectuals and workers, rural and urban, and most any variant in society one could think of. No one agreed to put aside their beliefs but everyone agreed to put aside differences for a common aim: putting an end to the communist system and establishing the basic framework of a democratic society. Everyone knew that once the basic change in the system occurred, they would be debating all at once over many economic, social, cultural, and political issues. But everyone — most everyone that is — came to understand that there was a broad umbrella of common understanding and belief that would allow them to come to agreement on those issues of disagreement.
 5. Positive action is the most successful opposition to communism. 
 Simple opposition to communism or opposition to the leader of a communist regime is not enough to build support for democratic change. It is in itself negative action. There has always been widespread opposition to the communist system among people forced to live under it. But such opposition never changed anything. Only positive action based on achievable goals and individual commitment has accomplished any changes. 
 Positive action is usually associated with or tied to some basic ideas of democracy, such as defending human rights, disseminating uncensored information, or organizing around the free exploration of ideas. Or it is tied to more basic social matters, such as workplace rights or defending or rebuilding community, church, or family. Positive action ranges from protesting for basic trade union freedoms, to the vigorous defense of every political prisoner and employing all international and domestic legal and political means to gain their release or protect their persons and family while they remain in custody. Positive action includes using the home as a place of independent moral and educational instruction, promoting alternative methods of learning such as “flying universities” and independent libraries, organizing common activities for young people (including alternative scouting), sustaining intellectual life through parallel academic, scientific, or writers’ associations and making sure that all outside or banned books obtained by each individual has limitless circulation, improving community life, challenging the authorities at every level to live by the system’s own self-contradictory rules, using the regime’s own democratic rhetoric against itself, and, not least for those who are believers, practicing religion. All of these individual and group actions are positive in nature and do not involve opposing the system as a whole or supporting its overthrow but rather achieving distinct, concrete victories. Yet, all of these actions may also lead to more significant victories — the recognition of alternative intellectual groups or trade unions, the resignation of local officials who are exposed as corrupt or ineffecient, the teaching of a new generation to resist the government’s propaganda, convincing communities about the true nature of the regime — victories that inevitably lead to the system’s final collapse. 
 6. Positive, common action helps build the networks, movements, and coalitions necessary to overthrow communism.
 Only through an idea of positive, constructive action will there arrive an idea of working together for the same goal, or to the idea of working in coalition with other groups for similar goals, or to the goal of working in coalition for achieving and building democracy. Connected to this idea is that positive action is the best means for building the basic foundations for future democracy. In Poland, the underground publications begun under martial law are today the basis for the independent local press, an important part of Poland’s growing civil society. The Lawlessness Commission was the basis for the complete overhaul of laws relating to human rights. The underground organizations created around education, science, and culture became the basis for the revival and transformation of each of those sectors.
 If a cataclysmic change were to occur tomorrow throwing Castro aside and establishing democracy, there is now the incipient basis for a civil society in Cuba. While weak, it is something that did not exist before. Slowly, we see that this internal opposition is involving more and more people around specific campaigns of positive action. The more everyone works in favor of this incipient civil society, the greater the possibility for a more peaceful, more successful transition from communism to democracy as in Eastern Europe and the less possibility for the terrible economic chaos, dictatorship, or even anarchy we witness in the former Soviet Union, where societies were less prepared to take part in democratic processes.
 7. Strong leaders are important but not sufficient or necessary to successful movements for change. 
 Many opposition movements in Eastern Europe had strong leaders (such as Andrei Sakharov, Lech Walesa, and Vaclav Havel) but even in Poland and Czechoslovakia these leaders’ successes were based on a broader democratic movement, which reached down to the lowest levels and to the broadest number of people possible. There were in fact many leaders in each of the countries, many still not very well known, who had a common democratic message — that communism wasn’t eternal, that communist leaders were not infallible, that the regime in fact was weaker than it appeared and was only held up by force, that a popular movement of opposition could overcome the regime’s power, that democracy, in fact, was possible. This message, spread throughout society, was what brought people around a common democratic movement for change.
 8. Democratic activists do not have to risk themselves unnecessarily. It is not necessary for people to be martyrs to join ghe struggle for freedom. 
 There is a common assumption that martyrdom — in the case of communism, personally risking life and liberty — is necessary to become active in the movement for freedom. But if martyrdom were necessary, then membership in the movement would certainly be exclusive to those few who are willing to purposely put themselves at risk. Such courage, while worthy of everyone’s respect, is unusual and cannot be expected of ordinary citizens. Some individuals may choose to chain themselves to a prison gate and risk arrest, but their friends and neighbors who choose not to join them should not be considered less worthy as democratic activists. Indeed, if a risky action is considered necessary, then strategic choices should be made as to who can and cannot be sacrificed to prison. But in general, it is a myth that risky action is necessary. The more risky actions are taken, the fewer democratic activists remain outside prison to carry out the struggle. While everyone who decides to engage in the democratic struggle should be prepared for possible arrest, they may decide to engage in more joint action and minimize risks. In doing so, they still achieve important goals of the movement.
 9. Opposition movements all found broad support of the people – “the masses.”
 The movement for democracy should be one that broadens participation (another reason that risky actions should be kept to a minimum). Ultimately, the aim should be to involve so many people that the police no longer feel confident to act against them. Indeed, when given the first opportunity, the “masses” in Eastern Europe came out of their houses to demonstrate that they wanted real democratic change and a chance to improve their economic lives.
 10. Compromise was necessary but some compromise was not necessary. 
 In all Eastern European countries, the moment of real change was extremely difficult because it required some basic compromises with principles, most importantly principles of justice. It appeared obvious that those who killed, repressed, beat, stole, and otherwise committed crimes should be punished. Unfortunately, this involved so many people in the regime that the opposition saw any threat of punishment for such crimes would mean an unending struggle and an extremely difficult, if not bloody, transition. It is the eternal problem: how to get rid of the dictator and the dictator’s people, especially when one has chosen for both strategic and moral reasons not to take up arms. Is it better to allow the dictator to go without consequence for all the pain and suffering he has imposed on the people, and thus begin the new democratic system with a sense of great injustice, or is it more important to prosecute the dictator and bring him to justice, but thus delay or endanger entirely the transition and extending indefinitely the period of pain and suffering.
 The experience of Eastern Europe is a mixed one and shows that the dangers are in fact somewhat different than found in the usual authoritarian regime. Compromise was certainly necessary. But in Eastern Europe, the dissidents showed themselves unable to negotiate a “hard bargain” and instead in most cases allowed overly generous terms to the regime. This became known as the “soft landing,” allowing the communists, and especially those in the “power ministries” and otherwise high up in the nomenklatura system, to create new economic monopolies and horde what little wealth remained of the communist period. This has led to limitations on property ownership, delays in econmic reforms and privatization, continued influence over the broadcast media, and an undue influence in politics. 
 There have been few countries where any prosecution of high communist figures has taken place and only in Germany, relying on the existing law of the Federal Republic, has there been any successful prosecutions of communist figures for their actions (individuals involved in the policy of shooting on site anyone who tried to breach the Berlin Wall and periphery have been tried and sentenced). Only in the Czech Republic, Lithuania, and Poland were there any limitations placed on high-ranking officials of the communist party or security services in elected or appointed national office. In fact, however, these laws have affected “informers” — individuals who willingly or under duress agreed to cooperate with the state organs — far more than the communist officials themselves. And oddly, one of the hardest-line Communist Parties to survive the transition is today the leading political party in recent polls in the Czech Republic, where there was considered the hardest law on lustration. In Russia, of course, three straight prime ministers and the current president have been leaders of the security services.
 The most important lesson from these experiences is that the most important aspect of the transition is openness and truth: if any deal is struck, it should be open and its details made public to everyone. The Polish transition was hurt by the suspicion created by behind-back deals, which appeared more and more true as certain high-ranking communist officials grew more and more opulent. More useful and cathartic for the society are truth commissions, opening files, full disclosure, and restricting political activity for those truly responsible for maintaining the regime. But it appears the most important part of any political transition has to be the dismantling of all the key institutions of communist power: the Communist Party, the state organs of security, the state broadcast and print media, and centralized regional administration. 
•   •   •
  All of these common elements of opposition movements in Eastern Europe are characteristics that reflect the opposite of those found in communist society: rigidity, strict hierarchy based on membership and position in the Communist Party, social division, suspicion of “non-believers” and “heretics,” repression, terror, and violence.
  Without having any experience in democracy, the opposition movements in Eastern Europe adopted common characteristics reflecting the ideals of democracy. They did so not only because they were the opposite of the repressive experience of communism but also because they were, by contrast, the only clear alternative to it.