Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Tư liệu: Lời tuyên thệ khi kết nạp Đảng

Nguồn: http://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CB4QFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.hlu.edu.vn%2Fupload%2Ffckeditor%2FLoi%2520Tuyen%2520the.doc&ei=0sMIVdzVJ4enmAWf4AE&usg=AFQjCNHcmQ2UnKnPG4lYjX4Bnk7HW7-Eew&sig2=G4n7GmIn2SIjNQQpNyQx1Q&bvm=bv.88198703,d.dGY



LỜI TUYÊN THỆ CỦA ĐẢNG VIÊN MỚI

(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh)

Tôi tên: ……………………………… sinh ngày … tháng … năm …….., hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm

http://baolamdong.vn/hosotulieu/201404/nhung-nam-thang-bac-ho-o-que-lam-2323703/


Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm
-----------

Cập nhật lúc 16:01, Thứ Tư, 23/04/2014 (GMT+7)

Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng bào ta luôn ghi nhớ những địa chỉ ở khắp bốn biển năm châu mà Bác Hồ đã dừng chân, từng hoạt động và được giúp đỡ, chở che trong những tháng năm Người ra đi tìm đường cứu nước... Những tên đất ấy, dù là chốn kinh kỳ hay miền quê xa xôi thì đối với nhân dân ta đều trở nên gần gũi ân tình, trong đó có Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây trên đất nước Trung Hoa, nơi Bác Hồ đã có thời gian dài hoạt động, chuẩn bị để trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng và đến ngày thắng lợi Người đã có dịp về thăm...
Bác Hồ cùng với thiếu nhi ở Quế Lâm
Bác Hồ cùng với thiếu nhi ở Quế Lâm
Vào mùa hoa quế năm 1938, Bác Hồ từ căn cứ Diên An - "Thánh địa của cách mạng Trung Quốc" đến Quế Lâm. Theo sự sắp xếp của tổ chức, Người nhận quân phục Bát lộ quân với quân hàm thiếu tá và bí danh Hồ Quang. Bát lộ quân ở Quế Lâm do Chu Đức làm tư lệnh, Diệp Kiếm Anh làm tham mưu trưởng. Hai ông đã bố trí để Người công tác tại Cơ quan đại diện của Bát lộ quân thời kỳ Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai cùng nhau chống phát xít Nhật xâm lược, đóng tại nhà số 96 đường Trung Sơn Bắc, nội thành Quế Lâm. Khi đoàn cựu giáo viên và học sinh Việt Nam tại Trung Quốc về thăm lại trường xưa, các bạn Trung Quốc ở Đại học Sư phạm Quảng Tây toạ lạc trong thành cổ Quế Lâm đã ưu tiên đưa chúng tôi đi thăm nhà 96 Trung Sơn Bắc mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa quyết định công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Cả đoàn đã xúc động khi nhìn thấy chân dung Bác Hồ kính yêu treo tại một vị trí trang trọng, phía dưới có dòng chữ: "Đồng chí Hồ Chí Minh - Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thời gian 1938-1940 với bí danh Hồ Quang là thiếu tá Bát lộ quân đã làm việc tại ngôi nhà này. Đồng chí đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc". Chúng tôi lần luợt thăm phòng làm việc của thiếu tá Hồ Quang, phòng tiếp thượng khách từ các khu giải phóng về, như Mao Chủ tịch và Chu Ân Lai từng đến làm việc và nghỉ tại đây. Bên cạnh là phòng của các chiến sĩ an ninh và hậu cần... Đặc biệt, trong cơ quan đại diện còn một phòng cơ yếu điện đài, được bảo vệ và hoạt động theo chế độ tuyệt mật. Thiếu tá Hồ Quang cùng các nhà cách mạng Trung Quốc qua các phương tiện thông tin được coi là hiện đại của thời đó, đã bắt liên lạc được với Diên An, các khu giải phóng ở Trung Quốc và Việt Nam. Đặc vụ Quốc dân đảng và giặc Nhật đã nhiều lần truy tìm nơi phát sóng, nhưng đều thất bại. Nay ở phòng cơ yếu điện đài còn lưu lại hình ảnh của Bác Hồ với các chiến sĩ kiên cường ấy... Từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới, ở 96 Trung Sơn Bắc còn bảo quản nhiều kỷ vật, như chiếc kính mà thiếu tá Hồ Quang đã tặng bà mẹ ông chủ nhiệm đầu tiên của văn phòng đại diện Bát lộ quân ở Quế Lâm. Đặc biệt còn một chiếc máy chữ nhỏ của thiếu tá Hồ Quang, do một đồng chí cộng sản Trung Quốc đi công tác ở Hồng Kông về mua biếu Người. Từ chiếc máy chữ nhỏ ấy, biết bao suy nghĩ, dự kiến và tư tưởng của Người đã biến thành văn tự chuyển về những trạm liên lạc bí mật của Trung ương Đảng ta ở Tịnh Tây, Long Châu rồi chuyển về Việt Nam. Và một chiếc xe đạp để làm phương tiện đi lại của cơ quan đại diện này...
Tuy làm việc ở Trung Sơn Bắc, nhưng thiếu tá Hồ Quang lại ăn nghỉ ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm, nơi mà Bát lộ quân và bà con địa phương đã trở nên "như cá với nước". Đoàn chúng tôi còn được gặp nhiều cụ già ở thôn Lộ Mạc mà ngày ấy ở tuổi thiếu niên, nay các cụ vẫn nhớ: Năm ấy thiếu tá Hồ Quang khoảng 50 tuổi, người cao cao, gầy gầy nhưng đôi mắt thì rất sáng và có giọng nói ấm áp, mọi người cứ nghĩ ông là người Hoa Bắc và thường gọi thiếu tá Hồ Quang là Bác Hồ. Sau này người dân Lộ Mạc rất vui mừng và hãnh diện được biết Hồ Quang chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh... Nhà Bác ở có tường bằng gạch mộc, tất cả cột kèo bằng gỗ, có cửa mở ra ba phía, khiến nội thất rất thoáng... Nhân việc quy hoạch xây dựng lại Lộ Mạc, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định bảo quản ngôi nhà này cùng Văn phòng Hải ngoại để tiếp nhận tiền hàng của Hoa kiều ở nước ngoài ủng hộ cách mạng, ở gần nhà Bác. Đến 18/2/1941, Người cùng một nhóm thanh niên yêu nước lên đường trở về Tổ quốc, sau gần 30 năm xa cách…
Ngày 13/8/1942, với tên mới Hồ Chí Minh, Bác đi Tịnh Tây - Trung Quốc. Đến 27/8/1942, Bác lên huyện Đức Bảo để liên lạc với lực lượng cách mạng và đồng minh thì bị Quốc dân đảng bắt giữ, với lý do giấy thông hành của Bác đã hết hạn. Chúng giải Người qua 13 ngục thất thuộc tỉnh Quảng Tây, trong đó có nhà lao Quế Lâm... Suốt thời gian bị giam cầm và đi đường gian nan vất vả, Người đều tức cảnh làm thơ bằng chữ Hán. Tập thơ ấy là Ngục trung nhật ký - Nhật ký trong tù, hiện nay còn một bản viết tay của Bác trưng bày ở Bảo tàng Quế Lâm... Nhà cách mạng Chu Ân Lai, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các lực lượng tiến bộ đã đấu tranh với Tưởng Giới Thạch đòi trả lại tự do cho Người. Mùa thu 1943 ở Liễu Châu, Người mới ra tù tập leo núi... Đến tháng 9/1944, Bác trở về Pắc Bó, Cao Bằng lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng tháng Tám và sau đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược..
Bác Hồ lưu bút ở Quế Lâm - Ảnh: TL
Bác Hồ lưu bút ở Quế Lâm - Ảnh: TL
Sau chiến thắng biên giới 1950, Bác Hồ đã sang Trung Quốc bằng đường bộ. Mao Chủ tịch và Chính phủ Trung Quốc cử Nguyên soái Chu Đức, bạn chiến đấu thân thiết của Người về Quế Lâm đón Bác. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Bác Hồ làm Chủ tịch. Từ đó, cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của nhân dân ta luôn được Trung Quốc ủng hộ. Vùng Quảng Tây được làm nơi tiếp nhận viện trợ, điều dưỡng thương binh, mở trường cho cán bộ và học sinh Việt Nam... Năm 1952, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc "nhằm giáo dục đào tạo con em các gia đình có công với cách mạng thành những nhân tài phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc", nên ở Trung Quốc trường có tên Quế Lâm Dục tài học hiệu. Cũng thời gian này ở Quế Lâm còn có Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, Trường Chuyên ngữ trung cao để chuẩn bị kiến thức và ngoại ngữ cho các học sinh Việt Nam vào học các trường đại học của nước bạn...
Đặc biệt, từ ngày 14/5/1961, nhận lời mời của Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bác Hồ đã đến nghỉ ở thành phố Quế Lâm hơn một tháng. Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lý phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu... Về Quế Lâm lần ấy, Người đã thăm lại những nơi mình đã đi qua, đã công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa, cảm ơn nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ nhân dân ta. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây luôn đến thăm Bác và cùng các cháu thiếu nhi mời Bác đi thăm non nước Quế Lâm. Quế Lâm có sông Ly trong xanh và có nhiều núi đá vôi, như Thất Tinh Nham còn được gọi là Đệ Nhất Đông Thiên, mùa hè rất mát, không khí trong lành. Ở đây có tượng Bát Tiên mà mỗi ông một vẻ, nhiều nhũ đá tạo thành hình hoa quế, con dơi, Đường Tăng phơi áo, đào tiên trường thọ, cảnh được mùa sung túc, sân khấu Kinh kịch. Bác Hồ cũng hay cùng các cháu thiếu nhi thăm Dương Sóc nhiều huyền thoại ở ngoại thành Quế Lâm, nơi có sông Hoa Đào thơ mộng đổ vào sông Ly. Bác đã lưu bút tại Quế Lâm bằng một bức đại tự "Dương Sóc phong cảnh hảo" và một bài thơ Đường ca ngợi phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất trong trời đất... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 năm ấy, Bác Hồ đã về thăm lại chiến khu năm xưa, phát quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, vui văn nghệ với các cháu và ân cần thăm hỏi nhân dân địa phương. Những người nông dân ở vùng sâu vùng xa ấy vừa vui mừng vừa xúc động, mọi người cùng hô vang: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Bác Hồ muôn năm!...
Nguyễn Hoàng Bích

Tư liệu: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Quang ở văn phòng Bát Lộ Quân ở Quế Lâm - Trung Quốc (Khu du tích Chủ tịch HCM)

http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=164&sitepageid=425#sthash.HXJmspyy.dpbs

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ QUANG Ở VĂN PHÒNG BÁT LỘ QUÂN QUẾ LÂM – TRUNG QUỐC

Đặng Quang Huy
Phòng Sưu tầm – Kiểm kê – Tư liệu
          Chủ tịch Hồ Chí Minh – người bạn rất thân thiết của nhân dân Trung Quốc – người vun đắp tình hữu nghị Việt Trung – nhà cách mạng vô sản đã từng hoạt động nhiều nơi ở Trung Quốc và đến Quế Lâm bốn lần, đã từng hoạt động cách mạng trong thời gian chiến tranh chống Nhật, trong vai một quân nhân bình thường. Người đã từng ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm và có những cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Việt Nam, viết nên những trang sử trong quan hệ hữu nghị Việt – Trung.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911. Người lần lượt đến các nước Pháp, Nga, Trung Quốc… hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Năm 1930, tại Hồng Kông, Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, Người sang Liên Xô học tập. Đầu tháng 10/1938, Người rời Matxcơva, tìm đường về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người qua biên giới Xô - Trung, vào Urumsi (Tân Cương) để đến Lan Châu. Một cán bộ cao cấp trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách văn phòng Bát Lộ Quân đóng ở Lan Châu thời gian này nhận được lệnh đón một cán bộ quan trọng của Quốc tế Cộng sản đi qua đây, chuẩn bị cho đồng chí đó một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc thiếu tá. Người cán bộ đó chính là Nguyễn Ái Quốc.
          Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc lần này trong hoàn cảnh: Đảng Cộng sản Trung Quốc lập lại Mặt trận thống nhất, hợp tác với Quốc dân Đảng để cùng chống Nhật. Do đó, Hồng quân Trung Quốc đổi tên là Bát Lộ quân và Tân tứ quân.
          Lúc đó, Vũ Hán, Quảng Châu bị chiếm đóng, tình hình miền Bắc Hồ Nam càng ngày càng phức tạp. Quảng Tây (vùng đất tiếp giáp với Việt Nam) trở thành đường giao thông quan trọng liên lạc giữa Hoa Đông, Hoa Nam, Tây Nam cho đến Hồng Kông và hải ngoại. Hạ tuần tháng 11/1938, Chu Ân Lai chỉ thị cho Lý Khắc Nông thiết lập văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm để Đảng Cộng sản Trung Quốc có một tổ chức đại diện công khai và là hạt nhân lãnh đạo ở phương Nam (Trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thường gọi là văn phòng Cục phương Nam Quế Lâm). Đây là một cơ hội rất tốt và điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu tình hình Quảng Tây và Việt Nam, tranh thủ thời cơ sớm về nước lãnh đạo cách mạng. Do đó, Người quyết định không ở lại Diên An, mà trở về phương Nam. Với sự sắp xếp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 12/1938, Nguyễn Ái Quốc về đến Quế Lâm.
          Lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc chỉ tiếp xúc riêng với Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Lý Khắc Nông. Lấy Quế Lâm làm trung tâm, Người chọn văn phòng Bát Lộ Quân làm cơ sở hoạt động cách mạng. Mọi công việc ở đây đều được tiến hành bí mật. Trong bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhớ lại giai đoạn hoạt động này: “Thế là tôi học được một ít kinh nghiệm xây dựng Đảng khi ở Liên Xô, kinh nghiệm đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản khi ở Pháp, kinh nghiệm chống thực dân và phong kiến khi ở Trung Quốc. Trong lúc đó, các đồng chí Trung Quốc ra sức giúp tôi chắp liên lạc với trong nước ta”([1]).
Khi về đến Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc ở thôn Lộ Mạc – một trạm vận chuyển của văn phòng Bát Lộ Quân (Quế Lâm). Người lấy tên là Hồ Quang, Lý Khắc Nông đề nghị Người làm việc ở Phòng Cứu vong. Người làm việc rất chu đáo, chân thành với mọi người và sống giản dị. Phòng Cứu vong giống như một câu lạc bộ nhưng không phải là câu lạc bộ bởi vì còn có nhiệm vụ giáo dục chính trị, văn hoá. Lúc bấy giờ, đồng chí Hà Khải Quân là Chủ nhiệm Phòng Cứu vong kiêm giáo viên văn hoá. Hồ Quang là uỷ viên bảo vệ sức khoẻ kiêm uỷ viên phụ trách tờ báo tường.
Hàng ngày, Người kiểm tra vệ sinh rất tỉ mỉ và yêu cầu rất nghiêm khắc. Những ai làm vệ sinh không tốt, Người đều phê bình. Ngoài ra, Người còn là chủ biên tờ “Sinh hoạt tiểu báo”. Đây là tờ báo nội bộ của cơ quan văn phòng. Các bài đều được viết trên giấy kẻ ô vuông, sau đó đóng thành tập. Người tự vẽ bìa, vừa viết bài, có lúc làm thơ theo lối cổ của Trung Quốc. Người thường xuyên viết bài cho tờ báo này, rất đúng hạn, với tác phong làm việc rất cẩn thận. Tờ “Sinh hoạt tiểu báo” cứ 10 ngày ra một kỳ.
          Hàng ngày, Người dậy rất sớm, ngay sau khi dậy, việc đầu tiên là Người quét nhà. Hầu như ngày nào Người cũng quét nhà. Nền nhà bằng đất, lúc quét rất bụi, Người không sợ bẩn và không sợ mệt nhọc. Người thường dùng khăn mặt hoặc khăn mùi xoa bịt miệng như khẩu trang. Cuộc sống của Người ở đây rất gian khổ và chất phác. Mùa hè, Người thường mặc áo may ô, chân đi guốc mộc hoặc dép lê, không có quần áo sang trọng. Nhiều khi đi vào thành phố Người cũng chỉ mặc một chiếc áo khoác cũ kỹ màu nâu. Người rất ít dùng xà phòng thơm, chỉ dùng xà phòng giặt và cũng chỉ dùng để rửa tay. Người ăn thức ăn như mọi người, cơm và rau luộc. Hàng ngày, Người tự đi lấy cơm ở nhà bếp. Người quan hệ với quần chúng rất tốt, nói năng ôn tồn, không hề nổi nóng với đồng chí nên rất được các đồng chí khác kính trọng, coi Người là lớp đàn anh. Người thường xuyên tham gia các buổi ngâm thơ, những buổi ca hát, những buổi liên hoan v.v… Người còn rất thích các hoạt động thể dục. Hàng ngày, Người buộc bao cát hoặc thỏi sắt vào chân để rèn luyện sức khoẻ. Mùa hè, Người cùng bơi lội với các đồng chí. Con người Hồ Quang rất hóm hỉnh, cởi mở. Có đồng chí đùa hỏi Người “đồng chí là người ở đâu?”. Người trả lời: “Tổ tông thì ở đảo Hải Nam, còn thực tế là sống ở nước ngoài”. “Tại sao lại lấy tên là Hồ Quang?”. “Tôi có râu, lại trọc đầu nên gọi là Hồ Quang” (Chữ “Hồ” đọc theo tiếng Bắc Kinh có nghĩa là râu, chữ “Quang” đọc theo tiếng Bắc Kinh có nghĩa là trọc).
          Từ tháng 12/1938 đến tháng 12/1940, Hồ Quang đã lui tới Quế Lâm 4 lần để triển khai các hoạt động bí mật. Ở văn phòng Bát Lộ Quân, mọi người đều không biết lai lịch và cương vị của Người, công việc cụ thể cũng không ai hỏi. Từ Diên An về Quế Lâm, Người muốn có ngay một chiếc máy chữ, đồng chí Lý Khắc Nông đã chỉ thị cho một giao liên bí mật là Lý Bái Quần sang Việt Nam mua về. Tại Phòng Cứu vong, công việc chủ yếu của Người là viết tờ ‘Sinh hoạt tiểu báo”. Ngoài công việc chung, Người thường ngồi đánh máy trong phòng của mình. Người nghiên cứu thời cuộc, phân tích tình hình, ghi chép những điều tâm đắc khi đọc “Bàn về đánh lâu dài” của Mao Trạch Đông, các văn kiện, các báo như Tân Hoa nhật báo, Cứu Vong nhật báo v.v… Người còn đánh máy các bài để gửi về nước.
          Tháng 6/1939, với danh nghĩa là nhân viên điện đài của văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm và do Chu Ân Lai giới thiệu, Người tham gia vào lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc – Hành Dương – tỉnh Hồ Nam khoá II. Đến lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc, Người được phân công làm Bí thư một chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và phụ trách nghe Đài Phát thanh của Trung Quốc và nước ngoài để nắm tình hình kịp thời. Cùng với việc nghiên cứu chiến lược, chiến thuật của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh du kích chống Nhật, Người còn tận dụng thời cơ tìm hiểu và tổng kết một cách toàn diện những kinh nghiệm về mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 7/1939, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi báo cáo tới Quốc tế Cộng sản “Những ý kiến về mặt trận dân chủ” yêu cầu Đảng phải vạch mặt bọn phản động tờ rốt kít. Văn kiện đó được chuyển về cho Đảng Cộng sản Việt Nam, kịp thời chuyển hướng sách lược đấu tranh, đặt cơ sở cho việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh sau này.
          Trong danh sách khoá III của trường huấn luyện du kích Nam Nhạc mặc dù vẫn còn ghi tên Hồ Quang (tức Nguyễn Ái Quốc) nhưng thực tế Người không tham gia. Người đã từ Nam Nhạc trở về Quế Lâm. Người và Ngô Khê Như, Tào Anh sống trong một nhà dân ở đường Trung Sơn Bắc ngoài thành phố. Lúc này, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong nước đã thăm dò qua Đảng Cộng sản Trung Quốc về nơi ở của Người, liền cử người sang Long Châu (Quảng Tây) để bắt liên lạc với Người, nhưng lần liên lạc này không thành công. Sau này, trong tác phẩm “Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam”, Người đã viết về sự kiện đó: “Trung ương ta có phái đồng chí X ra tìm tôi ở Long Châu. Tiếc vì X bị một “người bạn” xoáy hết tiền, phải trở về nước trước khi tôi đến Long Châu”([2]).
          Lúc Hồ Quang từ Quế Lâm bí mật đi về Long Châu là do một giao thông viên của văn phòng Bát Lộ Quân tên là Lý Bái Quần đi hộ tống. Vào khoảng tháng 11/1939, Lý Bái Quần nhận nhiệm vụ đi từ Quế Lâm qua đường Việt Nam để đến Hồng Kông. Trước khi đi Lý Khắc Nông đã gặp Lý Bái Quần để giao nhiệm vụ đưa đồng chí Hồ Quang đến Long Châu để chắp liên lạc với người của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nước phái sang Long Châu. Lý Bái Quần đưa đồng chí Hồ Quang từ Quế Lâm về Liễu Châu, rồi về Nam Ninh và Long Châu. Đến Long Châu Lý Bái Quần và Hồ Quang ở trong một nhà trọ bình dân. Chờ đến 3 ngày vẫn không thấy người ở trong nước ra chắp liên lạc nên đồng chí Hồ Quang đành theo đường cũ trở về Quế Lâm còn Lý Bái Quần từ Long Châu đi tiếp sang Việt Nam để đi Hồng Kông.
Lần thứ ba Hồ Quang từ Long Châu trở về Quế Lâm, văn phòng Bát Lộ Quân tiếp tục giúp Người tìm chắp liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt khác Hồ Quang quyết định lấy tư cách là quân nhân Bát Lộ Quân để về hoạt động ở vùng Tây Nam Trung Quốc. Đầu năm 1939, văn phòng Bát Lộ Quân ở Quý Dương được chính thức thành lập. Cuối năm 1939, trên đường Hồ Quang từ Quế Lâm đi Trùng Khánh để gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dừng lại ở Quý Dương. Sau đó, Người còn qua lại Quý Dương nhiều lần, mỗi lần đến Người đều ở trên gác của văn phòng Bát Lộ Quân Quý Dương, có lần Người lưu lại 3 ngày đến 5 ngày, có lần lưu lại 10 ngày đến 15 ngày. Người luôn mang theo một chiếc máy chữ và ngồi trong phòng đánh máy cả ngày.
Đầu năm 1940, Hồ Quang từ Quý Dương đi Trùng Khánh, đồng chí Chu Ân Lai đã tiếp Người và bố trí Người ở tại văn phòng Bát Lộ Quân tại thôn Hồng Nham (Cục Phương Nam của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đặt tại đây). Tháng 2/1940, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Côn Minh, chắp liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Không lâu sau, Người đã gặp đồng chí Vũ Anh (lãnh đạo Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương). Đồng chí Vũ Anh đã đưa Người đến cơ quan bí mật của Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương để gặp đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Hoàng Văn Hoan. Sau mấy tháng Người công tác ở Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn Minh, khoảng tháng 10/1940, Người lại qua Quý Dương (lần thứ tư) để trở về Quế Lâm và vẫn ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm.
Tháng 10/1940, đồng chí Hoàng Văn Hoan đến Quế Lâm, lúc này Hồ Quang đã ở Quế Lâm, cụ Hồ Học Lãm thì đang chữa bệnh ở bệnh viện Quế Lâm. Đồng chí Hoàng Văn Hoan thường bí mật đến gặp Người ở văn phòng Bát Lộ Quân, báo cáo với Người và xin chỉ thị của Người về các hoạt động. Vấn đề trước tiên là hoạt động dưới danh nghĩa nào? Người chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh), mời cụ Hồ Học Lãm làm Chủ tịch. Cụ Hồ Học Lãm ủng hộ việc làm này và còn giới thiệu đồng chí Hoàng Văn Hoan và một số người khác đi gặp Lâm Uý (Phó Chủ nhiệm hành dinh khu Tây Nam), nhờ Lâm Uý giới thiệu để gặp Lý Tế Thâm (Chủ nhiệm hành dinh khu Tây Nam). Theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, anh em đã viết Lịch sử Việt Minh bằng chữ Hán trao trực tiếp cho Lý Tế Thâm. Trong buổi nói chuyện ấy, Lý Tế Thâm không tỏ ra đồng ý, cũng không tỏ ra phản đối. Sau đó, Văn phòng Việt Minh cũng mặc nhiên được thừa nhận là một cơ quan hợp pháp.
Ngày 16/12/1940, Việt Minh họp với giới văn hoá, báo chí tại tiệm trà Đông Pha. Trong cuộc họp đó, Dương Hoài Nam (tức Võ Nguyên Giáp) báo cáo về tình hình các đảng phái của Việt Nam. Ngày hôm sau, trang hai của Cứu vong Nhật báo đã tường thuật tỉ mỉ về cuộc họp đó.
Thông qua mối quan hệ nội bộ trong văn phòng Bát Lộ Quân, Hồ Quang cử đồng chí Phạm Văn Đồng gặp gỡ một số nhà văn tiến bộ Trung Quốc, tiếp xúc với đông đảo giới văn hoá, giới báo chí ở Quế Lâm để thành lập Hội đồng chí công tác văn hoá Trung Việt, tổ chức lễ thành lập chính thức vào ngày 8/12/1940 tại Hội trường Lạc Quần. Trong thời gian thành lập, ngày 1/12/1940 đã tổ chức cuộc toạ đàm Trung Việt đầu tiên, thông qua Tuyên ngôn của Đại hội.
Năm 1940, cao trào chống đế quốc Nhật, thực dân Pháp xâm lược không ngừng phát triển ở Việt Nam. Vùng gần biên giới Trung Quốc, nhân dân Việt Nam rầm rộ khởi nghĩa. Nguyễn Ái Quốc chủ trương đoàn kết các dân tộc để đấu tranh, nhằm giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Ở Quế Lâm, Người đã nỗ lực không mệt mỏi vì công việc. Tháng 10/1940, sau khi Người và những người cộng sản Việt Nam đến Quế Lâm không lâu, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu phái Trương Bội Công dẫn đội công tác biên giới Trung Việt từ Liễu Châu về hoạt động ở Tĩnh Tây. Lúc này, có một nhóm thanh niên Việt Nam nổi dậy không thành công, bị thực dân Pháp truy lùng, phải trốn sang Trung Quốc, dựa vào quân đội của Trương Bội Công. Một người Việt Nam trong quân ngũ của Trương Bội Công là Trương Trung Phụng đồng tình với cách mạng đã viết thư lên Quế Lâm thông báo về việc rất nhiều cán bộ Việt Nam qua biên giới đến Quảng Tây, đề nghị với người của Đảng Cộng sản Đông Dương cử người đến chắp nối liên lạc với họ. Nhận được tin này, Nguyễn Ái Quốc đang ở văn phòng Bát Lộ Quân đã bí mật cử Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh và Cao Hồng Lĩnh đi Tĩnh Tây để liên lạc với nhóm thanh niên ấy. Đồng thời tìm cách khuyên Trương Bội Công gửi điện đến Quế Lâm mời đại diện của Việt Minh về Tĩnh Tây để bàn bạc, thương lượng.
Hạ tuần tháng 12, Hồ Quang và một số đảng viên cộng sản Việt Nam đang hoạt động ở Quế Lâm nhận được điện của Trương Bội Công mời Việt Minh, lập tức rời Quế Lâm đi Tĩnh Tây. Lý Tế Thâm cấp cho 800 “nguyên” (đơn vị tiền Trung Quốc lúc bấy giờ) tiền đi đường, cấp giấy thông hành cho “Đoàn công tác Hoa Nam” có đóng dấu, trên đó có hai chữ đỏ “Trung chính” của Tưởng Giới Thạch. Người và đồng chí Hoàng Văn Hoan đến Liễu Châu, hội ngộ với các đồng chí từ Côn Minh về như Đặng Văn Cáp, Nguyễn Văn Lộc, Đỗ Đăng Trình, sau đó tất cả cùng đi Nam Ninh bằng xe ô tô. Hai ngày sau lại xuống thuyền đi Điền Đông rồi về Tĩnh Tây.
Đến Tĩnh Tây, Người lập tức cử đồng chí Vũ Anh về Việt Nam, chọn một địa điểm gần biên giới Việt – Trung ở tỉnh Cao Bằng để dùng làm nơi đóng cơ quan bí mật của Đảng. Trong nước cũng phái các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đến Tĩnh Tây để tìm gặp Người.
Lúc này Trương Bội Công được sự ủng hộ của Quốc dân Đảng Trung Quốc, lại nắm đội công tác biên giới Trung – Việt. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của Đảng ở vùng biên giới, Nguyễn Ái Quốc đã cử các đồng chí Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tiếp xúc và làm việc với Trương Bội Công. Sau một thời gian đàm phán, cuối tháng 12/1940, tổ chức Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được chính thức thành lập ở Tĩnh Tây. Tổ chức này trong thực tế chịu sự khống chế của Quốc dân Đảng. Những người cộng sản Việt Nam một mặt đã lợi dụng mối quan hệ với Quốc dân Đảng Trung Quốc để có dịp hoạt động công khai ở vùng biên giới, mặt khác phân hoá những người trong tổ chức của Trương Bội Công, để lôi kéo số thanh niên từ trong nước trốn sang đi theo. Vì vậy, Người đã lấy danh nghĩa “Đội công tác biên khu” để tổ chức một lớp huấn luyện gồm 43 người, sau đó phái số thanh niên được huấn luyện về nước. Tháng 2/1941, Người đã đi qua cột mốc biên giới số 108 Tĩnh Tây - Trung Quốc để trở về Việt Nam sau 30 năm xa cách.
Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Hồ Quang trong thời gian Người làm việc và hoạt động ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm – Trung Quốc chỉ là một phần trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Người, song đã phản ánh chân thực về mối quan hệ thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ của nhân dân hai nước Trung – Việt trong sự nghiệp cách mạng chung. Ngày nay, chúng ta tìm hiểu bước đường Người đã đi qua để nhắc lại lịch sử, để tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt – Trung phát triển, bền vững, như lời Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Mối quan hệ cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam thật là: Trăm ơn, nghìn nghĩa, vạn tình… Mối tình hữu nghị vinh quang muôn đời”./.




1, 2 Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam – HCM toàn tập – Tập 10 – tr 367
- See more at: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=164&sitepageid=425#sthash.HXJmspyy.dpuf

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ QUANG Ở VĂN PHÒNG BÁT LỘ QUÂN QUẾ LÂM – TRUNG QUỐC

Đặng Quang Huy
Phòng Sưu tầm – Kiểm kê – Tư liệu
          Chủ tịch Hồ Chí Minh – người bạn rất thân thiết của nhân dân Trung Quốc – người vun đắp tình hữu nghị Việt Trung – nhà cách mạng vô sản đã từng hoạt động nhiều nơi ở Trung Quốc và đến Quế Lâm bốn lần, đã từng hoạt động cách mạng trong thời gian chiến tranh chống Nhật, trong vai một quân nhân bình thường. Người đã từng ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm và có những cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Trung Quốc và đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Việt Nam, viết nên những trang sử trong quan hệ hữu nghị Việt – Trung.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911. Người lần lượt đến các nước Pháp, Nga, Trung Quốc… hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Năm 1930, tại Hồng Kông, Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, Người sang Liên Xô học tập. Đầu tháng 10/1938, Người rời Matxcơva, tìm đường về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người qua biên giới Xô - Trung, vào Urumsi (Tân Cương) để đến Lan Châu. Một cán bộ cao cấp trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách văn phòng Bát Lộ Quân đóng ở Lan Châu thời gian này nhận được lệnh đón một cán bộ quan trọng của Quốc tế Cộng sản đi qua đây, chuẩn bị cho đồng chí đó một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc thiếu tá. Người cán bộ đó chính là Nguyễn Ái Quốc.
          Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc lần này trong hoàn cảnh: Đảng Cộng sản Trung Quốc lập lại Mặt trận thống nhất, hợp tác với Quốc dân Đảng để cùng chống Nhật. Do đó, Hồng quân Trung Quốc đổi tên là Bát Lộ quân và Tân tứ quân.
          Lúc đó, Vũ Hán, Quảng Châu bị chiếm đóng, tình hình miền Bắc Hồ Nam càng ngày càng phức tạp. Quảng Tây (vùng đất tiếp giáp với Việt Nam) trở thành đường giao thông quan trọng liên lạc giữa Hoa Đông, Hoa Nam, Tây Nam cho đến Hồng Kông và hải ngoại. Hạ tuần tháng 11/1938, Chu Ân Lai chỉ thị cho Lý Khắc Nông thiết lập văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm để Đảng Cộng sản Trung Quốc có một tổ chức đại diện công khai và là hạt nhân lãnh đạo ở phương Nam (Trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thường gọi là văn phòng Cục phương Nam Quế Lâm). Đây là một cơ hội rất tốt và điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu tình hình Quảng Tây và Việt Nam, tranh thủ thời cơ sớm về nước lãnh đạo cách mạng. Do đó, Người quyết định không ở lại Diên An, mà trở về phương Nam. Với sự sắp xếp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 12/1938, Nguyễn Ái Quốc về đến Quế Lâm.
          Lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc chỉ tiếp xúc riêng với Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Lý Khắc Nông. Lấy Quế Lâm làm trung tâm, Người chọn văn phòng Bát Lộ Quân làm cơ sở hoạt động cách mạng. Mọi công việc ở đây đều được tiến hành bí mật. Trong bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhớ lại giai đoạn hoạt động này: “Thế là tôi học được một ít kinh nghiệm xây dựng Đảng khi ở Liên Xô, kinh nghiệm đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản khi ở Pháp, kinh nghiệm chống thực dân và phong kiến khi ở Trung Quốc. Trong lúc đó, các đồng chí Trung Quốc ra sức giúp tôi chắp liên lạc với trong nước ta”([1]).
Khi về đến Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc ở thôn Lộ Mạc – một trạm vận chuyển của văn phòng Bát Lộ Quân (Quế Lâm). Người lấy tên là Hồ Quang, Lý Khắc Nông đề nghị Người làm việc ở Phòng Cứu vong. Người làm việc rất chu đáo, chân thành với mọi người và sống giản dị. Phòng Cứu vong giống như một câu lạc bộ nhưng không phải là câu lạc bộ bởi vì còn có nhiệm vụ giáo dục chính trị, văn hoá. Lúc bấy giờ, đồng chí Hà Khải Quân là Chủ nhiệm Phòng Cứu vong kiêm giáo viên văn hoá. Hồ Quang là uỷ viên bảo vệ sức khoẻ kiêm uỷ viên phụ trách tờ báo tường.
Hàng ngày, Người kiểm tra vệ sinh rất tỉ mỉ và yêu cầu rất nghiêm khắc. Những ai làm vệ sinh không tốt, Người đều phê bình. Ngoài ra, Người còn là chủ biên tờ “Sinh hoạt tiểu báo”. Đây là tờ báo nội bộ của cơ quan văn phòng. Các bài đều được viết trên giấy kẻ ô vuông, sau đó đóng thành tập. Người tự vẽ bìa, vừa viết bài, có lúc làm thơ theo lối cổ của Trung Quốc. Người thường xuyên viết bài cho tờ báo này, rất đúng hạn, với tác phong làm việc rất cẩn thận. Tờ “Sinh hoạt tiểu báo” cứ 10 ngày ra một kỳ.
          Hàng ngày, Người dậy rất sớm, ngay sau khi dậy, việc đầu tiên là Người quét nhà. Hầu như ngày nào Người cũng quét nhà. Nền nhà bằng đất, lúc quét rất bụi, Người không sợ bẩn và không sợ mệt nhọc. Người thường dùng khăn mặt hoặc khăn mùi xoa bịt miệng như khẩu trang. Cuộc sống của Người ở đây rất gian khổ và chất phác. Mùa hè, Người thường mặc áo may ô, chân đi guốc mộc hoặc dép lê, không có quần áo sang trọng. Nhiều khi đi vào thành phố Người cũng chỉ mặc một chiếc áo khoác cũ kỹ màu nâu. Người rất ít dùng xà phòng thơm, chỉ dùng xà phòng giặt và cũng chỉ dùng để rửa tay. Người ăn thức ăn như mọi người, cơm và rau luộc. Hàng ngày, Người tự đi lấy cơm ở nhà bếp. Người quan hệ với quần chúng rất tốt, nói năng ôn tồn, không hề nổi nóng với đồng chí nên rất được các đồng chí khác kính trọng, coi Người là lớp đàn anh. Người thường xuyên tham gia các buổi ngâm thơ, những buổi ca hát, những buổi liên hoan v.v… Người còn rất thích các hoạt động thể dục. Hàng ngày, Người buộc bao cát hoặc thỏi sắt vào chân để rèn luyện sức khoẻ. Mùa hè, Người cùng bơi lội với các đồng chí. Con người Hồ Quang rất hóm hỉnh, cởi mở. Có đồng chí đùa hỏi Người “đồng chí là người ở đâu?”. Người trả lời: “Tổ tông thì ở đảo Hải Nam, còn thực tế là sống ở nước ngoài”. “Tại sao lại lấy tên là Hồ Quang?”. “Tôi có râu, lại trọc đầu nên gọi là Hồ Quang” (Chữ “Hồ” đọc theo tiếng Bắc Kinh có nghĩa là râu, chữ “Quang” đọc theo tiếng Bắc Kinh có nghĩa là trọc).
          Từ tháng 12/1938 đến tháng 12/1940, Hồ Quang đã lui tới Quế Lâm 4 lần để triển khai các hoạt động bí mật. Ở văn phòng Bát Lộ Quân, mọi người đều không biết lai lịch và cương vị của Người, công việc cụ thể cũng không ai hỏi. Từ Diên An về Quế Lâm, Người muốn có ngay một chiếc máy chữ, đồng chí Lý Khắc Nông đã chỉ thị cho một giao liên bí mật là Lý Bái Quần sang Việt Nam mua về. Tại Phòng Cứu vong, công việc chủ yếu của Người là viết tờ ‘Sinh hoạt tiểu báo”. Ngoài công việc chung, Người thường ngồi đánh máy trong phòng của mình. Người nghiên cứu thời cuộc, phân tích tình hình, ghi chép những điều tâm đắc khi đọc “Bàn về đánh lâu dài” của Mao Trạch Đông, các văn kiện, các báo như Tân Hoa nhật báo, Cứu Vong nhật báo v.v… Người còn đánh máy các bài để gửi về nước.
          Tháng 6/1939, với danh nghĩa là nhân viên điện đài của văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm và do Chu Ân Lai giới thiệu, Người tham gia vào lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc – Hành Dương – tỉnh Hồ Nam khoá II. Đến lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc, Người được phân công làm Bí thư một chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và phụ trách nghe Đài Phát thanh của Trung Quốc và nước ngoài để nắm tình hình kịp thời. Cùng với việc nghiên cứu chiến lược, chiến thuật của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh du kích chống Nhật, Người còn tận dụng thời cơ tìm hiểu và tổng kết một cách toàn diện những kinh nghiệm về mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 7/1939, ký tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi báo cáo tới Quốc tế Cộng sản “Những ý kiến về mặt trận dân chủ” yêu cầu Đảng phải vạch mặt bọn phản động tờ rốt kít. Văn kiện đó được chuyển về cho Đảng Cộng sản Việt Nam, kịp thời chuyển hướng sách lược đấu tranh, đặt cơ sở cho việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh sau này.
          Trong danh sách khoá III của trường huấn luyện du kích Nam Nhạc mặc dù vẫn còn ghi tên Hồ Quang (tức Nguyễn Ái Quốc) nhưng thực tế Người không tham gia. Người đã từ Nam Nhạc trở về Quế Lâm. Người và Ngô Khê Như, Tào Anh sống trong một nhà dân ở đường Trung Sơn Bắc ngoài thành phố. Lúc này, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong nước đã thăm dò qua Đảng Cộng sản Trung Quốc về nơi ở của Người, liền cử người sang Long Châu (Quảng Tây) để bắt liên lạc với Người, nhưng lần liên lạc này không thành công. Sau này, trong tác phẩm “Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam”, Người đã viết về sự kiện đó: “Trung ương ta có phái đồng chí X ra tìm tôi ở Long Châu. Tiếc vì X bị một “người bạn” xoáy hết tiền, phải trở về nước trước khi tôi đến Long Châu”([2]).
          Lúc Hồ Quang từ Quế Lâm bí mật đi về Long Châu là do một giao thông viên của văn phòng Bát Lộ Quân tên là Lý Bái Quần đi hộ tống. Vào khoảng tháng 11/1939, Lý Bái Quần nhận nhiệm vụ đi từ Quế Lâm qua đường Việt Nam để đến Hồng Kông. Trước khi đi Lý Khắc Nông đã gặp Lý Bái Quần để giao nhiệm vụ đưa đồng chí Hồ Quang đến Long Châu để chắp liên lạc với người của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nước phái sang Long Châu. Lý Bái Quần đưa đồng chí Hồ Quang từ Quế Lâm về Liễu Châu, rồi về Nam Ninh và Long Châu. Đến Long Châu Lý Bái Quần và Hồ Quang ở trong một nhà trọ bình dân. Chờ đến 3 ngày vẫn không thấy người ở trong nước ra chắp liên lạc nên đồng chí Hồ Quang đành theo đường cũ trở về Quế Lâm còn Lý Bái Quần từ Long Châu đi tiếp sang Việt Nam để đi Hồng Kông.
Lần thứ ba Hồ Quang từ Long Châu trở về Quế Lâm, văn phòng Bát Lộ Quân tiếp tục giúp Người tìm chắp liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt khác Hồ Quang quyết định lấy tư cách là quân nhân Bát Lộ Quân để về hoạt động ở vùng Tây Nam Trung Quốc. Đầu năm 1939, văn phòng Bát Lộ Quân ở Quý Dương được chính thức thành lập. Cuối năm 1939, trên đường Hồ Quang từ Quế Lâm đi Trùng Khánh để gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dừng lại ở Quý Dương. Sau đó, Người còn qua lại Quý Dương nhiều lần, mỗi lần đến Người đều ở trên gác của văn phòng Bát Lộ Quân Quý Dương, có lần Người lưu lại 3 ngày đến 5 ngày, có lần lưu lại 10 ngày đến 15 ngày. Người luôn mang theo một chiếc máy chữ và ngồi trong phòng đánh máy cả ngày.
Đầu năm 1940, Hồ Quang từ Quý Dương đi Trùng Khánh, đồng chí Chu Ân Lai đã tiếp Người và bố trí Người ở tại văn phòng Bát Lộ Quân tại thôn Hồng Nham (Cục Phương Nam của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đặt tại đây). Tháng 2/1940, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Côn Minh, chắp liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Không lâu sau, Người đã gặp đồng chí Vũ Anh (lãnh đạo Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương). Đồng chí Vũ Anh đã đưa Người đến cơ quan bí mật của Đảng bộ Hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương để gặp đồng chí Phùng Chí Kiên và đồng chí Hoàng Văn Hoan. Sau mấy tháng Người công tác ở Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn Minh, khoảng tháng 10/1940, Người lại qua Quý Dương (lần thứ tư) để trở về Quế Lâm và vẫn ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm.
Tháng 10/1940, đồng chí Hoàng Văn Hoan đến Quế Lâm, lúc này Hồ Quang đã ở Quế Lâm, cụ Hồ Học Lãm thì đang chữa bệnh ở bệnh viện Quế Lâm. Đồng chí Hoàng Văn Hoan thường bí mật đến gặp Người ở văn phòng Bát Lộ Quân, báo cáo với Người và xin chỉ thị của Người về các hoạt động. Vấn đề trước tiên là hoạt động dưới danh nghĩa nào? Người chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (gọi tắt là Việt Minh), mời cụ Hồ Học Lãm làm Chủ tịch. Cụ Hồ Học Lãm ủng hộ việc làm này và còn giới thiệu đồng chí Hoàng Văn Hoan và một số người khác đi gặp Lâm Uý (Phó Chủ nhiệm hành dinh khu Tây Nam), nhờ Lâm Uý giới thiệu để gặp Lý Tế Thâm (Chủ nhiệm hành dinh khu Tây Nam). Theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, anh em đã viết Lịch sử Việt Minh bằng chữ Hán trao trực tiếp cho Lý Tế Thâm. Trong buổi nói chuyện ấy, Lý Tế Thâm không tỏ ra đồng ý, cũng không tỏ ra phản đối. Sau đó, Văn phòng Việt Minh cũng mặc nhiên được thừa nhận là một cơ quan hợp pháp.
Ngày 16/12/1940, Việt Minh họp với giới văn hoá, báo chí tại tiệm trà Đông Pha. Trong cuộc họp đó, Dương Hoài Nam (tức Võ Nguyên Giáp) báo cáo về tình hình các đảng phái của Việt Nam. Ngày hôm sau, trang hai của Cứu vong Nhật báo đã tường thuật tỉ mỉ về cuộc họp đó.
Thông qua mối quan hệ nội bộ trong văn phòng Bát Lộ Quân, Hồ Quang cử đồng chí Phạm Văn Đồng gặp gỡ một số nhà văn tiến bộ Trung Quốc, tiếp xúc với đông đảo giới văn hoá, giới báo chí ở Quế Lâm để thành lập Hội đồng chí công tác văn hoá Trung Việt, tổ chức lễ thành lập chính thức vào ngày 8/12/1940 tại Hội trường Lạc Quần. Trong thời gian thành lập, ngày 1/12/1940 đã tổ chức cuộc toạ đàm Trung Việt đầu tiên, thông qua Tuyên ngôn của Đại hội.
Năm 1940, cao trào chống đế quốc Nhật, thực dân Pháp xâm lược không ngừng phát triển ở Việt Nam. Vùng gần biên giới Trung Quốc, nhân dân Việt Nam rầm rộ khởi nghĩa. Nguyễn Ái Quốc chủ trương đoàn kết các dân tộc để đấu tranh, nhằm giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Ở Quế Lâm, Người đã nỗ lực không mệt mỏi vì công việc. Tháng 10/1940, sau khi Người và những người cộng sản Việt Nam đến Quế Lâm không lâu, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu phái Trương Bội Công dẫn đội công tác biên giới Trung Việt từ Liễu Châu về hoạt động ở Tĩnh Tây. Lúc này, có một nhóm thanh niên Việt Nam nổi dậy không thành công, bị thực dân Pháp truy lùng, phải trốn sang Trung Quốc, dựa vào quân đội của Trương Bội Công. Một người Việt Nam trong quân ngũ của Trương Bội Công là Trương Trung Phụng đồng tình với cách mạng đã viết thư lên Quế Lâm thông báo về việc rất nhiều cán bộ Việt Nam qua biên giới đến Quảng Tây, đề nghị với người của Đảng Cộng sản Đông Dương cử người đến chắp nối liên lạc với họ. Nhận được tin này, Nguyễn Ái Quốc đang ở văn phòng Bát Lộ Quân đã bí mật cử Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh và Cao Hồng Lĩnh đi Tĩnh Tây để liên lạc với nhóm thanh niên ấy. Đồng thời tìm cách khuyên Trương Bội Công gửi điện đến Quế Lâm mời đại diện của Việt Minh về Tĩnh Tây để bàn bạc, thương lượng.
Hạ tuần tháng 12, Hồ Quang và một số đảng viên cộng sản Việt Nam đang hoạt động ở Quế Lâm nhận được điện của Trương Bội Công mời Việt Minh, lập tức rời Quế Lâm đi Tĩnh Tây. Lý Tế Thâm cấp cho 800 “nguyên” (đơn vị tiền Trung Quốc lúc bấy giờ) tiền đi đường, cấp giấy thông hành cho “Đoàn công tác Hoa Nam” có đóng dấu, trên đó có hai chữ đỏ “Trung chính” của Tưởng Giới Thạch. Người và đồng chí Hoàng Văn Hoan đến Liễu Châu, hội ngộ với các đồng chí từ Côn Minh về như Đặng Văn Cáp, Nguyễn Văn Lộc, Đỗ Đăng Trình, sau đó tất cả cùng đi Nam Ninh bằng xe ô tô. Hai ngày sau lại xuống thuyền đi Điền Đông rồi về Tĩnh Tây.
Đến Tĩnh Tây, Người lập tức cử đồng chí Vũ Anh về Việt Nam, chọn một địa điểm gần biên giới Việt – Trung ở tỉnh Cao Bằng để dùng làm nơi đóng cơ quan bí mật của Đảng. Trong nước cũng phái các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đến Tĩnh Tây để tìm gặp Người.
Lúc này Trương Bội Công được sự ủng hộ của Quốc dân Đảng Trung Quốc, lại nắm đội công tác biên giới Trung – Việt. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của Đảng ở vùng biên giới, Nguyễn Ái Quốc đã cử các đồng chí Hoàng Văn Hoan, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tiếp xúc và làm việc với Trương Bội Công. Sau một thời gian đàm phán, cuối tháng 12/1940, tổ chức Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được chính thức thành lập ở Tĩnh Tây. Tổ chức này trong thực tế chịu sự khống chế của Quốc dân Đảng. Những người cộng sản Việt Nam một mặt đã lợi dụng mối quan hệ với Quốc dân Đảng Trung Quốc để có dịp hoạt động công khai ở vùng biên giới, mặt khác phân hoá những người trong tổ chức của Trương Bội Công, để lôi kéo số thanh niên từ trong nước trốn sang đi theo. Vì vậy, Người đã lấy danh nghĩa “Đội công tác biên khu” để tổ chức một lớp huấn luyện gồm 43 người, sau đó phái số thanh niên được huấn luyện về nước. Tháng 2/1941, Người đã đi qua cột mốc biên giới số 108 Tĩnh Tây - Trung Quốc để trở về Việt Nam sau 30 năm xa cách.
Những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Hồ Quang trong thời gian Người làm việc và hoạt động ở văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm – Trung Quốc chỉ là một phần trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Người, song đã phản ánh chân thực về mối quan hệ thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ của nhân dân hai nước Trung – Việt trong sự nghiệp cách mạng chung. Ngày nay, chúng ta tìm hiểu bước đường Người đã đi qua để nhắc lại lịch sử, để tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt – Trung phát triển, bền vững, như lời Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Mối quan hệ cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam thật là: Trăm ơn, nghìn nghĩa, vạn tình… Mối tình hữu nghị vinh quang muôn đời”./.




1, 2 Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam – HCM toàn tập – Tập 10 – tr 367
- See more at: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=164&sitepageid=425#sthash.HXJmspyy.dpuf

Tư liệu: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945)

http://www1.archives.gov.vn/TrienlamTQ/Program/Chude1_8.asp


 

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945)
 
         
     
 
Văn phòng Bát Lộ Quân, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã ở và làm việc cuối năm 1938. Di tích được Nhà nước Trung Quốc xếp hạng cấp quốc gia năm 1988.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh.
广西省桂林市八路军办事处,阮爱国同志曾经居住和1938年年底工作的地方。1988年得以中国列为国家级文物保护单位。
资料:胡志明博物馆
Ba Lu Jun Office in Xian, Shanxi Province, where President Hochiminh lived and worked in the end of 1938 and was recognized by the State of China as national relic in 1988.
Source: Ho Chi Minh Museum
 
Biển xếp hạng di tích văn phòng Bát Lộ quân ở thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh.
在广西桂林市的八路军办事处旧址牌匾
资料:胡志明博物馆
The Ba Lu Jun Office's national relic plate in Xian.
Source: Ho Chi Minh Museum
 
         
     
   Ảnh 1       Ảnh 2  
 
                                                                                                                 
Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm1939. Hồ Quang - Phụ trách điện đài – 38 tuổi - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2)   
Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc.
 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光电台员---38----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语
 资料:中国档案
 Huguang's curriculum vitae (i.e. President Ho Chi Minh) in training course in Xinan province. 1939. Huguang – In-charge of radio transmission – 38 years old – Guangdong - Majority – graduated from Linh Nam university – teacher of secondary school, ability of foreign languages, national language. 
 Source: Chinese Archives
 
         
     
 
Thôn Lộ Mạc, ở ngoại ô thành phố Quế Lâm, nơi Nguyễn Ái Quốc làm việc tại phòng Cứu vong, thuộc Văn phòng Bát Lộ Quân. Năm 1938 – 1939.
Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc.
 桂林市郊区 路莫村,1938---1939年阮爱国在八路军办事处的救亡 室工作的地方。
资料:中国档案
Lo mac village at the countryside of Guilin where Nguyen Ai Quoc worked at Jiuwang room, Ba Lujun Office. 1938-1939
Source: Chinese Archives
 
Nhà số 77, đường Kim Bích, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Năm 1940, đồng chí Hồ Quang đã ở đây để liên lạc với Ban Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh.
 中国云南省昆明市金碧路771940年胡光同志曾在此居住旨在和印度支那共产党的海外部联系。
资料:胡志明博物馆
The house No.77, Jin Bi street, Kunming city, Yunnam Province, China, where comrade Huquan stayed
in 1940 to contact with oversea Committee under China’s Communist Party
Ho Chi Minh Museum
 
         
     
 
 Đại Quan lầu ở Côn Minh, nơi Nguyễn Ái Quốc tháng 02/1940 từ Quế Lâm đến Côn Minh liên lạc với Ban ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc
昆 明 大 观 楼,19402月阮爱国同志从桂林到昆明与印度支那共产党的海外组织联络的地方。
资料;中国档案提供
Daguan Lou in Kunming where Nguyen Ai Quoc came to Kunming from Guilin to contact with   In February 1940, comrade Nguyen Ai Quoc arrived in Kunming from Guilin to contact with the oversea committee of Indochina Communist Party.
Source: Chinese Archives

 
Văn phòng Bát lộ quân tại Trùng Khánh. Năm 1940, đồng chí Hồ Chí Minh từ Côn Minh đến Trùng Khánh gặp Chu Ân Lai trao đổi về thời cuộc và nghỉ lại ở một phòng trên tầng 2 của Văn phòng.
 Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc.
重庆八路军办事处,1940年胡志明从昆明到重庆会见周恩来讨论时代局势的地方,在办事处2楼的一个房间小住。
 资料:中国档案
 Ba Lu Jun’s office in Chongqing. Ho Chi Minh used to stay in a room at 2nd floor of the Office when he traveled from Kunming to Chongqing to exchange views with Zhou Enlai on situations of that time.
 Source: Chinese Archives
 
         
     
 
Bản Ngàn Tấy, thôn Linh Quang, xã Thiện Bàn, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây – nơi ở của học viên lớp học chính trị năm 1940, đồng chí Hồ Quang (tức Nguyễn Aí Quốc) và đồng chí Võ Nguyên Giáp thường đến.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh.
广西省靖西县善盘乡灵光村万西寨是1940年参加政治训练的学员居住的地方,胡光同志(阮爱国)和武元甲同志经常去的地方。
资料:胡志明博物馆
Ngan tay hamlet, Lingguang village, Shanpan commune, Jingxi district, Guangxi province where stayed traineesof political course in 1940 and frequented comrade Huquan (i.e Nguyen Ai Quoc) and comrade Vo Nguyen Giap.
Source: Ho Chi Minh Museum
 
Ngôi nhà trong miếu thờ Đại Hoàng ở khu vực Tiểu Đông Môn, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây là nơi tổ chức lớp huấn luyện cho các học viên Việt Nam vào năm 1940. Đồng chí Hồ Quang thường đến gặp và giao nhiệm vụ cho các học viên.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh
广西省靖西县小东门区大黄庙的房子是1940年为各越南学员组织各培训班的地方。胡光同志经常到此会见和给学员们交代任务。
资料:胡志明博物馆
The house in a temple worshipping Dahuang at Xiaodongmen area in Jing Xi district, Guangxi province where the training course for Vietnamese trainees was held in 1940 and frequented comrade Huquan in order to meet trainees and entrust them with tasks.
Source: Ho Chi Minh Museum
 
         
     
 
Hai ngôi nhà ở phố Bạch Sa, huyện Long Châu, Quảng Tây, là điểm liên lạc bí mật của Đảng Cộng sản Việt Nam vào những năm 30 – 40 của thế kỷ XX.
Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc.
广 西 省 龙 州 县 白 沙 街 两 座 房 屋, 是 二 十 世 纪 3040 年 代, 越 南 共 产 党 的 秘 密 联 络 地 点
资料:中国档案
Two houses on Bach Sa street, Long Chau district, Guangxi province, which are also the secret liaison venue of Vietnam’s Communist Party during the years 1930s and 1940s of the 20th century.

Source: Chinese Archives

 
Ga Chỉ thôn, nơi đường sắt Vân Nam - Việt Nam chạy qua. Từ tháng 4 đến tháng 5/1940, đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí trong Ban ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đến Mông Tự, Chỉ thôn, Khai Viễn… dọc theo đường sắt Vân Nam - Việt Nam để chỉ đạo công tác bí mật của Đảng.
Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc.
址村车站滇---越铁路经过的地方。19404,5月份,阮爱国同志及印度支那共产党海外组织各同志们沿着滇---越铁路到达学自,址村,开远。。。指挥党的秘密工作。
资料:中国档案
Zhi Cun station where the Yun Nan - Vietnam railway go across. From April to May 1940, comrade Nguyen Ai Quoc and other comrades of the oversea committee of Indochina Communist Party went along the Yun Nan - Vietnam railway to Meng Zi, Zhi Cun, Kai Yuan in order to direct the clandestine work of the Party.
Source: Chinese Archive