Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tư liệu: Giới thiệu sách China and the Vietnam Wars 1950-1975 (UNC Press)

http://www.uncpress.unc.edu/browse/book_detail?title_id=837





Foreword by John Lewis Gaddis


In the quarter century after the founding of the People's Republic of China in 1949, Beijing assisted Vietnam in its struggle against two formidable foes, France and the United States. Indeed, the rise and fall of this alliance is one of the most crucial developments in the history of the Cold War in Asia. Drawing on newly released Chinese archival sources, memoirs and diaries, and documentary collections, Qiang Zhai offers the first comprehensive exploration of Beijing's Indochina policy and the historical, domestic, and international contexts within which it developed.
In examining China's conduct toward Vietnam, Zhai provides important insights into Mao Zedong's foreign policy and the ideological and geopolitical motives behind it. Throughout the 1950s and 1960s, he shows, Mao considered the United States the primary threat to the security of the recent Communist victory in China and therefore saw support for Ho Chi Minh as a good way to weaken American influence in Southeast Asia. In the late 1960s and 1970s, however, when Mao perceived a greater threat from the Soviet Union, he began to adjust his policies and encourage the North Vietnamese to accept a peace agreement with the United States.

About the Author


Qiang Zhai is professor of history at Auburn University Montgomery in Alabama.


Reviews

"The key role of Mao's China in arming and guiding the thirty-year struggle has only now been clarified by the researches of Qiang Zhai. . . . Zhai makes . . . many illuminating disclosures." --London Review of Books


"[A] thorough and detailed study. . . . Zhai skillfully illustrates how a nation’s self-interest is at the heart of its foreign policy." --Choice


"As groundbreaking as it is clear. Scholars who seek a model on how to state, construct, and support an argument can do little better than this." --Intelligence and National Security


"An engaging account of the thoughts and actions of the decision makers on both sides of the Sino-Vietnamese connection, the book constitutes a fresh and important contribution to the historiography during a crucial period of China's foreign policy." --American Journal of Chinese Studies


"Deploying an impressive array of Chinese archival, memoir, and secondary sources, Qiang Zhai's outstanding study details the roles and illuminates the motives of China's involvement in the first and second Indochina wars between 1950 and 1975. . . . Fair-minded, clearly written, and deeply researched, Zhai's study supersedes all previous works on the subject and merits a broad readership by students of cold war international relations." --Journal of Military History


"A must for those working within the field of Cold War history." --Journal of Peace Research
---------
http://www.truyen-thong.org/so32/366.pdf

Tư liệu: Phỏng vấn ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn (ANTĐ 24/4/2015)



Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn

15:36 23/04/2015

Chưa bao giờ, trong những cuộc trò chuyện, tôi hỏi Tiến sĩ (TS) Lê Kiên Thành những câu hỏi thẳng thắn, sòng phẳng, thậm chí đôi khi có thể khá khó chịu về cha ông - cố Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn như trong buổi trò chuyện này. Và ông đã đáp lại bằng sự thẳng thắn thậm chí còn vượt cả sự chờ đợi của tôi.

Tư liệu: Chuyện hai lá cờ ở VN 40 năm trước (VTV 18/4/2015)

http://vtv.vn/chinh-tri/chuyen-hai-la-co-o-viet-nam-40-nam-truoc-20150418204735478.htm

VTV.vn - Sau ngày giải phóng, người ta thường thấy hai lá cờ đứng cạnh nhau. Một lá cờ đỏ sao vàng và một lá cờ với ngôi sao vàng trên nền hai màu xanh đỏ.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã trở thành một lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở miền Bắc đã tạo ra lợi thế lớn trong cuộc đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao của cách mạng... khiến Mỹ và chính thể Việt Nam cộng hòa nhiều lần rơi vào thế lúng túng, bị động. Đây là sách lược đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: "Tuy hai mà một, tuy một mà hai".

Sau ngày giải phóng, người ta thường thấy hai lá cờ đứng cạnh nhau. Một lá cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, một lá cờ với ngôi sao vàng trên nền hai màu xanh đỏ - lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hai lá cờ xuất hiện trong các trụ sở công quyền và cả trong lễ khai giảng năm học mới.

Tư liệu: Lại một trò "chọc gậy bánh xe lịch sử" (Quân đội nhân dân 14/4/2015)

Nguồn: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/lai-mot-tro-choc-gay-banh-xe-lich-su/355013.html

-------------

Thứ hai, 27/04/2015 | 18:28 GMT+7
Lại một trò “chọc gậy bánh xe lịch sử”
QĐND - Thứ ba, 14/04/2015 | 8:6 GMT+7
QĐND - Gần đến kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2015), các báo điện tử tiếng Việt ở nước ngoài đã đăng nhiều bài viết về sự kiện lịch sử này. Bên cạnh những bài viết ghi nhận chiến thắng vĩ đại của dân tộc thì vẫn có bài với cách nhìn lệch lạc, cho rằng: “Chiến thắng 30-4-1975 thực chất là chiến thắng của ý thức hệ cộng sản trước ý thức hệ tư sản…”. Thoạt nghe, bạn đọc sẽ tưởng đó là một nhận định khách quan, nhưng luận điểm trên lại ẩn chứa cái nhìn thiên kiến, cố tình khiến người đọc hiểu khác đi bản chất của Chiến thắng 30-4-1975...

Mưu gian nhưng “bình mới, rượu cũ”
Mưu gian của người nêu luận điểm “Chiến thắng 30-4-1975 thực chất là chiến thắng của ý thức hệ cộng sản…”, là để từ đó dẫn dắt người đọc đến lập luận cho rằng, chính vì Đảng Cộng sản Việt Nam du nhập Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam đã đưa dân tộc vào trọng điểm của cuộc chiến ý thức hệ, gây ra cảnh “nồi da xáo thịt”.
Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Ảnh: qdnd.vn.
Sự thật có như vậy không? PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, khẳng định: Lập luận trên thực chất là trò “chọc gậy bánh xe” theo kiểu “bình mới, rượu cũ”; việc “đổ tội” cho Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra chiến tranh là chiêu bài mà các thế lực thù địch đã làm suốt 40 năm qua nhưng không thuyết phục được ai. Sự thật chỉ có một, đó là sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, công khai hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Giữa năm 1956, chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm tuyên bố lập nước “Việt Nam Cộng hòa”, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, rước đế quốc Mỹ thống trị miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”,  khủng bố dã man những người kháng chiến cũ, những gia đình có người đi tập kết và những người tán thành hòa bình, thống nhất nước nhà.

Miền Nam là một bộ phận không tách rời của Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đó là “thịt của thịt Việt Nam, máu của máu Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Những hành động xâm phạm độc lập, thống nhất và chủ quyền dân tộc… là điều trái đạo lý và pháp lý quốc tế. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Là một dân tộc có lịch sử hào hùng hơn 4000 năm, nhân dân ta ở cả hai miền Nam-Bắc thấu suốt chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Có kẻ xâm lược thì người Việt Nam chống kẻ thù xâm lược chứ không có chuyện “miền Bắc xâm lược miền Nam”, không có chuyện “nồi da xáo thịt” như một số kẻ phản động vẫn thường kêu gào.

Về bản chất của Chiến thắng 30-4-1975, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, kết quả của Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 3-4 vừa qua là câu trả lời rõ ràng, chắc chắn, khoa học và thuyết phục nhất. Các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, các nhân chứng lịch sử, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau đã khẳng định bản chất của Chiến thắng 30-4-1975 là “sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình”. Nói cách khác, đó là thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; như lúc sinh thời, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nhấn mạnh: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai".

Nhận rõ chiêu trò lập lờ “một nửa sự thật”
Sự nguy hiểm của luận điểm “Chiến thắng 30-4-1975 thực chất là chiến thắng của ý thức hệ cộng sản…” là với một số bạn đọc, nếu không tinh ý khi tiếp cận, sẽ thấy có “một nửa sự thật” trong cách đánh giá này về Chiến thắng 30-4-1975. Bởi lẽ, nguyên nhân đầu tiên để dân tộc ta làm nên Chiến thắng 30-4-1975 xuất phát từ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng. Đảng ta đã giương cao ngọn cờ “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH)”, nhận được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, nên đã phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mang dấu ấn thời đại sâu sắc nhưng bản chất luôn là một cuộc chiến tranh giải phóng.

Cần phải thêm một lần khẳng định, mục tiêu “độc lập dân tộc và CNXH” do Đảng ta xác định là một lựa chọn tất yếu của lịch sử dân tộc. Đại tá, PGS, TS Vũ Như Khôi (Viện KHXH và NV Quân sự) nhấn mạnh rằng: “Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, trong gông xiềng nô lệ, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra với nhiều phương thức, tuy mang đậm tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù nhưng đều dưới sự dẫn dắt của tư tưởng phong kiến và tư sản là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời trong sự phát triển của thế giới đương đại, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên đều thất bại. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước”. Chỉ đến khi người thanh niên Nguyễn Ái Quốc tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy chân lý của thời đại: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám mà sức mạnh “long trời, lở đất” của quần chúng đã giúp nhân dân ta giành lại chính quyền trong hòa bình, không có đổ máu. Và “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng”, nhưng thực dân Pháp vẫn rắp tâm cướp nước ta lần nữa. Ngay sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân trường kỳ kháng chiến, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, Mỹ đã từng bước hất cẳng Pháp, phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, dùng “đô la và vũ khí” lập nên chính quyền tay sai, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, hò hét “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”… Mỹ đã thử nghiệm đủ loại phương thức chiến tranh, từ “chiến tranh một phía”, “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh”; có lúc đưa hơn nửa triệu quân Mỹ vào Việt Nam, ném bom tàn phá hòng “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”. Bản thân chính giới Mỹ, dù gián tiếp hay trực tiếp, đều đã phải thừa nhận chính họ đã gây ra cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc đối thoại với ông Mắc Na-ma-ra, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngày 9-11-1995 đã nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng là hòa bình trong độc lập và tự do. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chúng tôi có những bạn bè và đồng minh: Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước tiến bộ khác kể cả nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ… đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi về vật chất và tinh thần, kể cả đóng góp ý kiến… nhưng cuối cùng quyết định vẫn là Việt Nam.

GS, TS Hoàng Chí Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) cho rằng: Cố tình quy trách nhiệm Đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra chiến tranh thực chất là một nhận thức phi lịch sử, muốn phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, hòng phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, tính chất, bản chất sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thất bại của Mỹ và chính phủ “Việt Nam Cộng hòa” là sự phá sản, thất bại của các thế lực xâm lược bên ngoài, hòng áp đặt ách thống trị, nô dịch, áp bức và bóc lột nhân dân ta ở miền Nam.

40 năm sau Chiến thắng 30-4-1975, nhân dân Việt Nam đã và đang được hưởng một nền độc lập, hòa bình thực sự. Chưa bao giờ, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế cao như lúc này. Để có thành tựu hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu kiên cường 30 năm, chống lại các thế lực thực dân-đế quốc hung bạo nhất thế giới, nên mỗi công dân Việt Nam rất thấm thía giá trị này. Ai đó cố tình “chọc gậy bánh xe lịch sử”, cố tình xuyên tạc bản chất sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là có tội với đất nước, với anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
HỒNG HẢI

Tư liệu: Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam (Tiền Phong 2013)

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam


http://www.tienphong.vn/the-gioi/tiet-lo-cua-nguoi-linh-lien-xo-bao-ve-bau-troi-viet-nam-624473.tpo 


TPO- Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết tham gia trên chiến trường Việt Nam. Sự tham gia của họ được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cho đến tận ngày nay.


Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam


TPO- Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết tham gia trên chiến trường Việt Nam. Sự tham gia của họ được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cho đến tận ngày nay. 

“Tiếng nói nước Nga” đã may mắn có được dịp phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đã tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ.


Ngày 30/1 hàng năm là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Liên bang Xô Viết – Việt Nam. Một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử mối quan hệ giữa nhân dân Xô viết trước đây – Liên bang Nga hiện nay và nhân dân Việt Nam là sự giúp đỡ quân sự vô điều kiện của Liên bang Xô Viết đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến tranh chống Mỹ . 

Tiếng nói nước Nga phỏng vấn một cựu chiến binh ở Việt Nam, người đã trực tiếp tham gia các trận đánh bảo vệ bầu trời Việt Nam – ông Nikolai Kolesnik - chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965,đã tham gia các trận chiến đấu phòng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết. 


N.Kolesnik: Sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự của Liên Xô về giá trị đã lên tới khoảng hai triệu đô la một ngày cho tất cả những năm chiến tranh. 

Việt Nam đã nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng , 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại. 

Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính vì điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.
Một trận địa tên lửa SAM-2 - nỗi khiếp đảm của không quân Mỹ
Một trận địa tên lửa SAM-2 - nỗi khiếp đảm của không quân Mỹ.

Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, thực hiện nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đã có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đã đào tạo các cán bộ nòng cốt của Lực lượng vũ trang Việt Nam - hơn 10.000 người.

Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đã lỗi thời?
N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu "MiG-21" - các phi công Việt Nam bắn rơi "F-105" “F4 "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay. 

Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công - ace, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công ace – pilot Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km. 

"Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu", theo tuyên bố của tạp chí Mỹ "MilitaryTechnology - Kỹ thuật quân sự" thời điểm chiến tranh. 


Lực lượng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đã bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên mình nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công trình xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá. 

Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng phòng không các cỡ nòng không thể với tới được. 

Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa phòng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng phòng không.
Nhiều 'pháo đài bay' B-52 đã bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam
Nhiều 'pháo đài bay' B-52 đã bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam.

Khi có sự xuất hiện của các tên lửa phòng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Nam oanh tạc. Bộ tư lệnh lực lượng không quân và hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đã xuất hiện một mô hình huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự. 

Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không. Trên các trận địa tên lửa phòng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm. 

Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ - vô tình trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24.07.1965, 4 máy bay F-4 "Phantom" lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo phòng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đã khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24.07 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.


Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?
N. Kolesnik: Ngày 11/8/1965, chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến - không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đã phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn ba thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đã bắn rơi 15 máy bay địch.


Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các đơn vị tên lửa của các ông?
N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến. 


Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?
N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nhìn thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ gì. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán. 


Cấp trên đã thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đã nói thế nào ở nhà?

N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn phòng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với "khí hậu nhiệt đới rất nóng." Gần như tất cả mọi người đều đồng ý, và những người đi vì lý do gì, không muốn đi, thì sẽ không được đi. Tôi cũng đã nói như vậy khi ở nhà.


Điều gì gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ - khi lần đầu tiên đến Việt Nam?
N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên trì – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt. 


Vấn đề gì là khó khăn nhất ở Việt Nam?
N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.

Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?

N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và tình đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của tình đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và tò mò đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.
Phi công Mỹ bị bắt sống
Phi công Mỹ bị bắt sống.

Hiện nay trên đất nước chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lãnh thồ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của mình trong chiến tranh Việt Nam? 

N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết – Việt Nam đã tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đã rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Tôi vô cùng tự hào là đã mang nhiệt huyết và sức lực của mình đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa phòng không Anh hùng của Việt Nam.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Tiếng nói nước Nga



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Tư liệu: ​Thương vụ đặc biệt: bán vàng! (Tuổi Trẻ 10/4/2015)



VƯỢT QUA "ĐÊM DÀI" ĐÓI KÉM - KỲ 7:

​Thương vụ đặc biệt: bán vàng!

10/04/2015 11:00 GMT+7 
 
 
TT - Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .
 
Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam      

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

Qua kênh Liên Xô

“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN.

Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 VN rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...

Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của VN cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.

Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".

"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại VN không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với VN”.

Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể VN và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.

“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ VN. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka VN” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 - Ảnh: Q.V.

Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot

Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.

Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.

Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng VN cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1-12-1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.

Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, VN chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.

“Sở dĩ VN phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó VN dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.

Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của VN chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được VN chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để VN lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng VN còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
____________

Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, VN đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán.Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: VN xuất khẩu gạo!