Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Tư liệu: Các Sắc lênh do Chủ tịch HCM ký từ năm 1950 đến 1952

Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=&id=BT150355758
-------------

NǍM 1950
- Sắc lệnh số 01-SL ngày 1-1-1950 cử ông Đặng Phúc Thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Công chính, kiêm chức Giám đốc Trường Cao đẳng kỹ thuật.
- Sắc lệnh số 03-SL ngày 15-1-1950, về việc lập "Quỹ công .lương" thay thế "Quỹ tham gia kháng chiến".
- Sắc lệnh số 04-SL ngày 17-1-1950, quy định từ ngày 1-1-1950 cho đến khi kháng chiến thành công, sẽ thu thêm vào thuế tem trước bạ một số phụ thu kháng chiến.
- Sắc lệnh số 05-SL ngày 17-1-1950, về việc bổ nhiệm Giám đốc mới Nha kỹ nghệ.
- Sắc lệnh số 06-SL ngày 20-1-1950, về việc thành lập các công ty công tư hợp doanh, trong đó Chính phủ hợp vốn với tư nhân để kinh doanh theo kế hoạch kinh tế chung của Chính phủ.
- Sắc lệnh số 07-SL ngày 20-1-1950, về việc hợp nhất vǎn phòng các Bộ và các cơ quan trực thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), gọi là Vǎn phòng Bộ.
- Sắc lệnh số 08-SL ngày 20-1-1950, về việc quy định hệ thống đo lường và dụng cụ đo lường.
- Sắc lệnh số 09-SL ngày 22-1-1950, xác định tất cả các nguồn khoáng chất ở Việt Nam đều thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Sắc lệnh số 10-SL ngày 22-1-1950, về việc ân giảm và ân xá cho tù nhân nhân ngày kỷ niệm lần thứ tư cuộc Cách mạng Tháng Tám và ngày Độc lập 2-9.
- Sắc lệnh số 14-SL ngày 31-1-1950, ấn định phí cấp hàng tháng, kể từ ngày 1-8-1949, cho các Uỷ viên trong Uỷ ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp.
- Sắc lệnh số 15-SL ngày 31-1-1950, bãi bỏ sắc lệnh số 110-SL ngày 23-9-1949 về việc thành lập Ban cǎn cứ địa tại Chủ tịch phủ và đặt tại Liên khu Việt Bắc một Ban cǎn cứ địa.
- Sắc lệnh số 16-SL ngày 31-1-1950, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc.
- Sắc lệnh số 17-SL ngày 31-1-1950, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc.
- Sắc lệnh số 18-SL ngày 31-1-1950, cho phép một kiều dân Trung Hoa được nhập quốc tịch Việt Nam.
- Sắc lệnh số 19-SL ngày 10-2-1950, cho phép Tổng giám đốc Nha lâm chính thuộc Bộ Canh nông được từ chức và cử người thay thế.
- Sắc lệnh số 20-SL ngày 12-2-1950, quyết định tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để tiến tới tổng phản công.
- Sắc lệnh số 21-SL ngày 12-2-1950, bổ sung về thủ tục thiết lập hoặc sửa đổi địa giới những đơn vị hành chính tỉnh và huyện.
- Sắc lệnh số 22-SL ngày 12-2-1950, đồng ý để ông Trần Hữu Phụng, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội, được từ chức.
- Sắc lệnh số 23-SL ngày 12-2-1950, cấp lần thứ tư cho Nha tín dụng sản xuất số tiền 30 triệu đồng làm tiền quỹ.
- Sắc lệnh số 24-SL ngày 12-2-1950, bổ nhiệm Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 25-SL ngày 13-2-1950, về việc sử dụng ruộng đất vắng chủ trong thời kỳ kháng chiến.
- Sắc lệnh số 26-SL ngày 15-2-1950, về việc thành lập Ban giảm tô xã.
- Sắc lệnh số 27-SL ngày 15-2-1950, về việc bổ nhiệm ông Đinh Đức Thiện làm Cục trưởng Cục vận tải.
- Sắc lệnh số 29-SL ngày 16-2-1950, bổ nhiệm Đổng lý và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Quốc phòng.
- Sắc lệnh số 30-SL ngày 19-2-1950, ấn định các bậc lương công chức làm việc trong các cơ quan của Chính phủ.
- Sắc lệnh số 31-SL ngày 4-3-1950, về việc trả lại huyện Thuỷ Nguyên cho tỉnh Kiến An (Liên khu III).
- Sắc lệnh số 32-SL ngày 4-3-1950, về việc thành lập Ban Chỉ huy mặt trận điều khiển ở các đơn vị tham chiến.
- Sắc lệnh số 33-SL ngày 4-3-1950, bổ nhiệm Giám đốc Nha y tế nông thôn.
- Sắc lệnh số 34-SL ngày 4-3-1950, bổ nhiệm ông Trần Vǎn Giàu giữ chức Tổng Giám đốc Nha thông tin Việt Nam thay bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng chuyển công tác khác.
- Sắc lệnh số 36-SL ngày 15-3-1950, duyệt y và cho phép thi hành kể từ ngày 1-1-1950, ngân sách toàn quốc tài khoá 1950.
- Sắc lệnh số 37-SL ngày 15-3-1950, cho phép phát hành và lưu thông ở Việt Nam loại giấy bạc hai trǎm đồng (200đ ).
- Sắc lệnh số 38-SL ngày 19-3-1950, bổ nhiệm Chánh vǎn phòng Ban Thường trực Quốc hội.
- Sắc lệnh số 40-SL ngày 22-3-1950, ấn định mức lương chính hàng tháng của các Đổng lý, Phó Đổng lý, Thanh tra, Bí thư của Bộ, Thứ trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.
- Sắc lệnh số 41-SL ngày 22-3-1950, bổ nhiệm Đổng lý và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Tài chính.
- Sắc lệnh số 43-SL ngày 22-3-1950, bãi bỏ Điều 2 của Sắc lệnh số 216-SL (20-8-1948), thay bằng Điều 2 mới, ghi rõ: Huân chương Kháng chiến có ba hạng: hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Hạng Nhất: do Chủ tịch nước tặng thưởng. Hạng Nhì và hạng Ba: do Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng.
- Sắc lệnh số 44-SL ngày 22-3-1950, bổ nhiệm Cục trưởng Cục quân nhu.
- Sắc lệnh số 46-SL ngày 25-3-1950, bổ nhiệm Đổng lý và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Kinh tế.
- Sắc lệnh số 49-SL ngày 5-4-1950, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 50-SL ngày 5-4-1950, bổ nhiệm Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Thương binh và Cựu binh.
- Sắc lệnh số 52-SL ngày 14-4-1950, bổ nhiệm Đổng lý và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Nội vụ.
- Sắc lệnh số 53-SL ngày 14-4-1950, bổ nhiệm Đổng lý vǎn phòng Bộ Lao động.
- Sắc lệnh số 54-SL ngày 14-4-1950, bổ nhiệm Đổng lý và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Canh nông.
- Sắc lệnh số 56-SL ngày 14-4-1950, bổ nhiệm Đổng lý vǎn phòng Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 57-SL ngày 14-4-1950, thành lập Nha vận tải trong Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 58-SL ngày 14-4-1950, thành lập Vụ kiến trúc trong Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 59-SL ngày 14-4-1950, bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Vụ kiến trúc.
- Sắc lệnh số 61-SL ngày 1-5-1950, quy định trong thời kỳ kháng chiến, để tiết kiệm thóc gạo và gia súc, cấm dùng gạo nấu rượu, cấm tàng trữ, chuyên chở, tiêu thụ rượu nấu bằng gạo, làm bánh ngọt, kẹo cốm, hồ vải... hạn chế việc giết trâu, bò, lợn.
- Sắc lệnh số 62-SL ngày 1-5-1950, bổ nhiệm Chính uỷ Liên khu V kể từ ngày 11-3-1950.
- Sắc lệnh số 64-SL ngày 1-5-1950, cử ông Trần Đǎng Ninh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ làm đặc phái viên Chính phủ phụ trách công việc sửa chữa đường sá.
- Sắc lệnh số 65-SL ngày 1-5-1950, về việc cử phái đoàn của Chính phủ đi thanh tra Liên khu Việt Bắc trong thời gian từ tháng 5-1950 cho đến hết tháng 6-1950 với nhiệm vụ giải thích và điều tra việc tổng động viên và tình hình dân sinh.
- Sắc lệnh số 65 -SL ngày 1-5-1950, đặt ra Huân chương Lao động để thưởng những người có thành tích đặc biệt trong hoạt động trí óc và lao động chân tay.
- Sắc lệnh số 66-SL ngày 14-5-1950, chia Cục tình báo Bộ Quốc phòng thành hai bộ phận: một bộ phận sáp nhập vào Nha công an thuộc Bộ Nội vụ và một bộ phận sáp nhập vào ngành quân báo Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng.
- Sắc lệnh số 67-SL ngày 14-5-1950, bổ nhiệm ông Trần Vǎn Quang làm Chính uỷ Bộ Tư lệnh Đại đoàn 304 và Đại tá Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh Đại đoàn 304.
- Sắc lệnh số 68-SL ngày 14-5-1950, về việc thành lập Ban kinh tế Chính phủ.
- Sắc lệnh số 69-SL ngày 14-5-1950, về việc đổi tên Nha lâm chính thuộc Bộ Canh nông thành Nha thuỷ lâm, đổi tên Nha thú y mục súc - ngư nghiệp thành Nha chǎn nuôi.
- Sắc lệnh số 72-SL ngày 18-5-1950, cấp lần thứ nǎm cho Nha tín dụng sản xuất số tiền một trǎm triệu đồng (100.000.000 ) làm tiền quỹ.
- Sắc lệnh số 73-SL ngày 18-5-1950, về việc thành lập Bộ Tư lệnh Bộ đội địa phương Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 74-SL ngày 18-5-1950, bổ nhiệm Chính uỷ và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội địa phương Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 75-SL ngày 20-5-1950, bổ nhiệm Thư ký Ban kinh tế - tài chính Chính phủ.
- Sắc lệnh số 76-SL ngày 20-5-1950, ban hành Bản quy chế công chức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà áp dụng từ ngày 1-5-1950.
- Sắc lệnh số 77-SL ngày 22-5-1950, về quy chế lương bậc, tuyển dụng, ngày công, khen thưởng, kỷ luật... áp dụng đối với công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.
- Sắc lệnh số 78-SL ngày 22-5-1950, bãi bỏ Ban cǎn cứ địa Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 15-SL ngày 31-1-1950.
- Sắc lệnh số 79-SL ngày 22-5-1950, sửa đổi Điều 6 Bộ luật thuế trực thu ban hành theo Sắc lệnh số 49-SL ngày 18-6-1949.
- Sắc lệnh số 80-SL ngày 22-5-1950, ấn định "Các cuộc bầu cử vào Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã nay lại tiếp tục theo như thể lệ ấn định trong Sắc lệnh số 63-SL ngày 22-11-1945".
- Sắc lệnh số 81-SL ngày 22-5-1950, ấn định thang lương chung cho công chức làm việc trong các cơ quan Chính phủ thi hành kể từ ngày 1-5-1950.
- Sắc lệnh số 82-SL ngày 22-5-1950, bãi bỏ Sắc lệnh số 105-SL (9-9-1949) và ấn định lại mức phí cấp hàng tháng (được tính bằng giá gạo) của các vị trong Chính phủ (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng).
- Sắc lệnh số 83-SL ngày 22-5-1950, bãi bỏ Sắc lệnh số 106-SL (9-9-1949) và ấn định lại mức phí cấp hàng tháng (được tính bằng giá gạo) của các vị trong Ban Thường vụ Quốc hội (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, ủy viên).
-Sắc lệnh số 84-SL ngày 22-5-1950, đổi tên Hội đồng giảm tô tỉnh và Ban giảm tô xã thành Hội đồng giảm tô, giảm tức tỉnh và Ban giảm tô, giảm tức xã.
- Sắc lệnh số 85-SL ngày 22-5-1950, về việc cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.
- Sắc lệnh số 86-SL ngày 22-5-1950, bổ nhiệm Quyền Đổng lý và hai Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Ngoại giao.
- Sắc lệnh số 87-SL ngày 22-5-1950, bổ nhiệm Phó Giám đốc Nha bưu điện Việt Nam.
- Sắc lệnh số 88-SL ngày 22-5-1950, quy định những điểm chính về việc lĩnh canh ruộng đất.
- Sắc lệnh số 89-SL ngày 22-5-1950, về việc giảm lãi, xoá nợ, hoãn nợ đối với những việc vay mượn trước đây.
- Sắc lệnh số 90-SL ngày 22-5-1950, cấm bỏ hoang những ruộng đất có chủ từ trước đến nay vẫn chưa trồng trọt.
- Sắc lệnh số 91-SL ngày 22-5-1950, ấn định phí cấp hàng tháng (được tính bằng giá gạo) của các vị trong Uỷ ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp (khu, liên khu, và khu Hà Nội, tỉnh và thành phố, huyện, thị xã lớn và quận thuộc Hà Nội, thị xã nhỏ và khu phố).
- Sắc lệnh số 92-SL ngày 22-5-1950, ấn định mức lương hàng tháng (được tính bằng giá gạo) của các vị giữ chức vụ trong Vǎn phòng Chủ tịch phủ (Chánh, Phó vǎn phòng, Bí thư), Vǎn phòng Quốc hội và Thủ tướng phủ (Chánh, Phó vǎn phòng, Bí thư), Vǎn phòng các Bộ (Đổng lý, Phó Đổng lý, Thanh tra, Bí thư, Bộ trưởng và Thứ trưởng), các Nha và Cục (Chánh, Phó Giám đốc Nha, Cục trưởng, Phó Cục trưởng).
- Sắc lệnh số 93-SL ngày 22-5-1950, quy định "kể từ ngày ký sắc lệnh này cho đến khi kháng chiến thành công tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt nam, nữ, từ 16 đến 55 tuổi, đều có nghĩa vụ kháng chiến, tức là phải tham gia làm các công vụ do nhu cầu kháng chiến trực tiếp hay gián tiếp đặt ra".
- Sắc lệnh số 94-SL ngày 22-5-1950, ấn định mức lương chính hàng tháng (được tính bằng giá gạo) thi hành từ ngày 1-5-1950, của các vị giữ chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng tại Vǎn phòng Chủ tịch phủ, Vǎn phòng Quốc hội và Thủ tướng phủ, Vǎn phòng các Bộ, các Nha hay Cục, Giám đốc, Phó Giám đốc Liên khu, Chánh vǎn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu. Trưởng phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính và chuyên môn của Liên khu, Trưởng, Phó ty, Chánh vǎn phòng và Trưởng phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh hay thành phố.
- Sắc lệnh số 95-SL ngày 22-5-1950, ấn định mức lương chính hàng tháng (được tính bằng giá gạo) của các vị trong Ban Thanh tra Chính phủ và các phái viên thanh tra, thi hành từ ngày 1-5-1950.
- Sắc lệnh số 96-SL ngày 22-5-1950, thay đổi Điều 2 của Sắc lệnh số 14b-SL (24-12-1949) về việc ấn định biểu thuế lũy tiến thu thuế điền thổ.
- Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950, sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật cũ và thay thế bằng những nguyên tắc mới.
- Sắc lệnh số 98-SL ngày 22-5-1950, quy định thang lương của công chức làm việc trong các cơ quan của Chính phủ.
- Sắc lệnh số 103-SL ngày 5-6-1950, quy định Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp có nhiệm vụ lãnh đạo và điều khiển các ngành chuyên môn cấp tương đương.
- Sắc lệnh số 105-SL ngày 15-6-1950, bổ nhiệm Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Quốc phòng.
- Sắc lệnh số 106-SL ngày 15-6-1950, quy định các hình phạt và các cấp toà án có thẩm quyền xét xử những người không tuân lệnh hay chậm trễ tuân lệnh làm nghĩa vụ quân sự, những người tự huỷ hoại thân thể hoặc dùng những thủ đoạn gian dối để hoãn làm nghĩa vụ quân sự, những người lạm dụng quyền hạn trong việc ra lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự, những người tuyên truyền bằng lời nói hay việc làm để người khác trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt từ 6 tháng đến 3 nǎm tù.
- Sắc lệnh số 107-SL ngày 16-6-1950, chấp nhận đơn xin từ chức của các ông Lê Đình Thám, Chủ tịch, và Nguyễn Vǎn Chi, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ.
- Sắc lệnh số 108-SL ngày 20-6-1950, ân giảm cho hai kiều dân Trung Hoa từ án tử hình xuống hai mươi nǎm khổ sai.
- Sắc lệnh số 110-SL ngày 20-6-1950, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.
- Sắc lệnh số 111-SL ngày 20-6-1950, chỉ định các ông Nguyễn Duy Trinh và Trần Đình Tri làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.
- Sắc lệnh số 112-SL ngày 11-7-1950, hợp nhất Nha thuế trực thu, Nha trước bạ công sản điền thổ và Nha địa chính thành một cơ quan lấy tên là Nha công sản - trực thu - địa chính.
- Sắc lệnh số 113-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm Phó Giám đốc và hai Phó Giám đốc Nha công sản - trực thu - địa chính.
- Sắc lệnh số 114-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung học vụ và Phó Giám đốc Tiểu học vụ.
- Sắc lệnh số 115-SL ngày 11-7-1950, đổi tên Viện kháng nhiễm thú ngư trực thuộc Nha chǎn nuôi thành Viện thú y trực thuộc Bộ Canh nông trung ương và bổ nhiệm Giám đốc Viện thú y.
- Sắc lệnh số 116-SL ngày 11-7-1950, chấp nhận đơn xin từ chức của Tổng Giám đốc Nha chǎn nuôi - bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc Nha chǎn nuôi.
- Sắc lệnh số 117-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Nha nông chính.
- Sắc lệnh số 118-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm Phó Giám đốc Nha thuỷ lâm.
- Sắc lệnh số 119-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Lao động.
- Sắc lệnh số 120-SL ngày 11-7-1950, đổi tên Hội đồng tạm cấp ruộng đất tỉnh và Ban tạm cấp ruộng đất ở đồn điền của thực dân Pháp và của những người bị kết án về các tội có phương hại đến nền độc lập quốc gia, thành Hội đồng tạm cấp ruộng đất tỉnh và Ban tạm cấp ruộng đất xã hay đồn điền.
- Sắc lệnh số 121-SL ngày 11-7-1950, ấn định các cơ quan chức nǎng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam; tổ chức và nhiệm vụ của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp.
- Sắc lệnh số 122-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Bộ Tổng tư lệnh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh.
- Sắc lệnh số 123-SL ngày 11-7-1950, bổ nhiệm các Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chánh vǎn phòng, Phó vǎn phòng... của Bộ Tổng tham mưu Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, các binh chủng và Vǎn phòng Bộ Tổng tư lệnh.
- Sắc lệnh số 124-SL ngày 11-7-1950, bãi bỏ Sắc lệnh số 33-SL (25-4-1949) và Sắc lệnh số 34-SL (25-4-1949). Thủ tướng Chính phủ sẽ ra một nghị định ấn định một tổ chức tạm thời để theo dõi công việc thống kê.
- Sắc lệnh số 125-SL ngày 11-7-1950, quy định trách nhiệm của các cấp Uỷ ban kháng chiến hành chính và chuyên môn, các đơn vị bộ đội và nhân dân ở địa phương khi có bệnh truyền nhiễm gia súc phát sinh.
- Sắc lệnh số 126-SL ngày 11-7-1950, sửa đổi Điều 3 của Sắc lệnh số 82-SL (22-5-1950) về phụ cấp gia đình các vị trong Chính phủ.
- Sắc lệnh số 127-SL ngày 11-7-1950, sửa đổi Điều 3 của Sắc lệnh số 83-SL (22-5-1950) về phụ cấp gia đình các vị trong Ban Thường trực Quốc hội.
- Sắc lệnh số 128-SL ngày 14-7-1950, quy định các hình phạt truy tố đối với người phạm tội bóc trộm, ǎn cắp, thủ tiêu công vǎn của Chính phủ và thư từ của tư nhân.
- Sắc lệnh số 130-SL ngày 2-8-1950, quy định lại những trường hợp Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh được phép bắt giữ can phạm chính trị; trình tự và thời hạn điều tra sự vụ của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh và liên khu.
- Sắc lệnh số 131-SL ngày 9-8-1950, chuyển trả huyện Mai Đà hiện thuộc Liên khu Việt Bắc cho tỉnh Hoà Bình thuộc Liên khu III.
- Sắc lệnh số 132-SL ngày 19-8-1950, chỉ định ông Ngô Duy Cảo làm Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội.
- Sắc lệnh số 133-SL ngày 20-8-1950, bãi bỏ Nha Hoa kiều vụ được thành lập trước đây theo Sắc lệnh số 137-SL (15-2-1948) và giao cho Bộ Nội vụ, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu và tỉnh phụ trách công việc hành chính của ngành Hoa kiều vụ.
- Sắc lệnh số 134-SL ngày 20-8-1950, cử thiếu tướng Trần Tử Bình, Nguyên Phó Tổng thanh tra Quân đội quốc gia Việt Nam, làm Chính uỷ Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Sắc lệnh số 134b-SL ngày 2-9-1950, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Liên hiệp công đoàn thành Chợ Lớn, Liên đoàn cao su Nam Bộ và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho Công đoàn Đà Nẵng.
- Sắc lệnh số 135-SL ngày 15-9-1950, chỉ định người vào Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 136-SL ngày 15-9-1950, chỉ định ông Hoàng Anh làm Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 137-SL ngày 19-9-1950, sửa đổi Điều 6 của Sắc lệnh số 49-SL (18-6-1949) và Điều 6 sửa đổi của Sắc lệnh số 79-SL (22-5-1950) về cách tính thuế điền thổ của Bộ luật thuế trực thu.
- Sắc lệnh số 138-SL ngày 19-9-1950, sửa đổi Điều 7 Bộ luật thuế trực thu ban hành ngày 18-6-1949 theo Sắc lệnh số 49-SL.
- Sắc lệnh số 139-SL ngày 19-9-1950, cho phép phát hành trong toàn quốc loại công trái gọi là CÔNG TRáI QUốC GIA ghi bằng thóc và thu bằng tiền hoặc thóc. Tổng số công trái phát hành ấn định là 100.000 tấn thóc. Công trái được hưởng lãi nǎm 3% và sẽ hoàn lại vốn sau 5 nǎm kể từ ngày mua.
- Sắc lệnh số 142-SL ngày 6-10-1950, bổ nhiệm Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Nội vụ.
- Sắc lệnh số 143-SL ngày 6-10-1950, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Bộ Tổng tư lệnh.
- Sắc lệnh số 144-SL ngày 6-10-1950, thành lập trong Bộ Canh nông một Vụ hợp tác xã nông nghiệp chuyên trách về các tổ chức hợp tác xã nông nghiệp trong toàn quốc.
- Sắc lệnh số 145-SL ngày 6-10-1950, bổ nhiệm Giám đốc Vụ hợp tác xã nông nghiệp Bộ Canh nông.
- Sắc lệnh số 146-SL ngày 10-10-1950, chỉ định ông Trần Sâm, Tư lệnh Bộ Tư lệnh địa phương Liên khu IV làm Uỷ viên quân sự Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 147-SL ngày 10-10-1950, quy định "các Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp xã, tỉnh, từ nay trở đi lại bầu theo thể lệ cũ như đã định trong Sắc lệnh số 63-SL (22-11-1945) và thủ tục giải quyết trong những trường hợp đặc biệt.
- Sắc lệnh số 149-SL ngày 6-11-1950, bổ nhiệm Phó vǎn phòng Phủ Thủ tướng.
- Sắc lệnh số 150-SL ngày 7-11-1950, về việc giam giữ phạm nhân và trách nhiệm của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp đối với việc tổ chức và kiểm soát các trại giam trong phạm vi toàn quốc.
- Sắc lệnh số 151-SL ngày 17-11-1950, bổ sung quyền hạn và lề lối làm việc của Hội thẩm nhân dân các cấp huyện và tỉnh.
- Sắc lệnh số 152-SL ngày 17-11-1950, quy định việc truy tố những công chức làm việc tại các cơ quan trung ương và các ngành thuộc phạm vi liên khu bị phạm pháp.
- Sắc lệnh số 153-SL ngày 17-11-1950, quy định Hội đồng nhân dân tỉnh họp thường kỳ 3 tháng một lần.
- Sắc lệnh số 154-SL ngày 17-11-1950, quy định những kỷ luật đối với công chức, quân nhân, dân thường làm lộ bí mật cơ quan hay công việc của Chính phủ.
- Sắc lệnh số 155-SL ngày 17-11-1950, về việc thành lập Toà án Quân sự liên khu.
- Sắc lệnh số 156-SL ngày 17-11-1950, về việc thiết lập Toà án nhân dân liên khu.
- Sắc lệnh số 157-SL ngày 17-11-1950, về việc thiết lập Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm.
- Sắc lệnh số 158-SL ngày 17-11-1950, về việc đưa những cán bộ công nông có thành tích kinh nghiệm vào các ngạch thẩm phán theo đề nghị của một Hội đồng tuyển chọn.
- Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11-1950, ấn định những trường hợp được ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn.
- Sắc lệnh số 160-SL ngày 17-11-1950, về việc thành lập Vụ hình - hộ trong Bộ Tư pháp.
- Sắc lệnh số 161-SL ngày 17-11-1950, bổ nhiệm Đổng lý vǎn phòng Bộ Tư pháp.
- Sắc lệnh số 162-SL ngày 17-11-1950, về việc thành lập Nha công chính trực thuộc Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 163-SL ngày 17-11-1950, về việc hạn chế giết trâu bò trong toàn quốc nhằm phát triển chǎn nuôi, lợi cho tǎng gia sản xuất và hợp với chính sách tiết kiệm chung.
- Sắc lệnh số 164-SL ngày 17-11-1950, về việc cải tổ Nha khẩn hoang di dân thành Sở doanh điền thuộc Bộ Canh nông.
- Sắc lệnh số 165-SL ngày 17-11-1950, bổ nhiệm ông Lê Duy Thước, Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Canh nông, kiêm chức Giám đốc Sở doanh điền thuộc Bộ Canh nông.
- Sắc lệnh số 166-SL ngày 17-11-1950, về việc tách Nha kỹ nghệ thuộc Bộ Kinh tế thành hai Nha: Nha công nghệ và Nha tiểu công nghệ. Mỗi Nha do một Giám đốc và một Phó Giám đốc điều khiển.
- Sắc lệnh số 167-SL ngày 17-11-1950, bãi bỏ Sắc lệnh số 221-SL (20-8-1948) cho phép Bộ trưởng Bộ Kinh tế, trong thời kỳ kháng chiến, có thể ban hành bằng nghị định những thể lệ đặc biệt để ngǎn ngừa những luồng thương mại có hại cho dân sinh.
- Sắc lệnh số 168-SL ngày 17-11-1950, về việc thành lập Sở nội thương trực thuộc Bộ Kinh tế.
- Sắc lệnh số 169-SL ngày 17-11-1950, sửa đổi Điều 2 và Điều 3 của Sắc lệnh số 8-SL (23-2-1949) về việc hoá giá và thủ tục định giá tối đa.
- Sắc lệnh số 170-SL ngày 17-11-1950, giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, tuỳ mức độ nghiêm trọng của các hạng phạm pháp, có thể tịch thu, xử phạt hoặc truy tố bị can sau khi hỏi ý kiến Ty kinh tế.
- Sắc lệnh số 171-SL ngày 17-11-1950, ân giảm cho một phạm nhân từ tội tử hình xuống khổ sai chung thân.
- Sắc lệnh số 172-SL ngày 17-11-1950, về việc thành lập trong Bộ Giáo dục một Vụ vǎn học nghệ thuật gồm các ngành vǎn hoá (vǎn, sử, địa, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ, vǎn tự) và các ngành nghệ thuật (âm nhạc, ca kịch, hội hoạ, kiến trúc).
- Sắc lệnh số 173-SL ngày 17-11-1950, bổ nhiệm ông Hoài Thanh giữ chức Giám đốc Vụ vǎn học nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục.
- Sắc lệnh số 174-SL ngày 17-11-1950, bổ nhiệm Phó Giám đốc Nha bình dân học vụ.
- Sắc lệnh số 176-SL ngày 1-12-1950, bổ nhiệm Giám đốc Vụ hình - hộ Bộ Tư pháp.
- Sắc lệnh số 177-SL ngày 1-12-1950, chuẩn y cho ông Dương Ngà, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội, được từ chức.
- Sắc lệnh số 477-SL ngày 19-12-1950, tặng thưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam, Huân chương Hồ Chí Minh hạng Ba về thành tích: "Đã chỉ huy quân đội và dân quân chiến thắng giặc trong 5 nǎm kháng chiến trên các chiến trường, đặc biệt trong trận bảo vệ Việt Bắc - Thu Đông 1947 và trong chiến dịch giải phóng Biên giới mùa thu 1950".
- Sắc lệnh số 180-SL ngày 20-12-1950, về việc truy tố trước Toà án Quân sự những người đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả, lưu hành giấy bạc giả, tàng trữ hay lưu hành những giấy bạc của địch đã có lệnh cấm, những người có những hoạt động có tính cách phá hoại nền tài chính quốc gia.
- Sắc lệnh số 181-SL ngày 20-12-1950, duyệt y và cho phép thi hành kể từ ngày 1-1-1951, ngân sách toàn quốc tài khoá 1951.
- Sắc lệnh số 182-SL ngày 20-12-1950, ấn định mức thuế suất các loại thuốc lào, thuốc lá là 15% giá bán buôn.
- Sắc lệnh số 183-SL ngày 20-12-1950, bổ nhiệm Giám đốc Nha công nghệ, Giám đốc và Phó Giám đốc Nha tiểu công nghệ.
- Sắc lệnh số 184-SL ngày 20-12-1950, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Bộ Tổng tư lệnh.
- Sắc lệnh số 185-SL ngày 20-12-1950, chỉ định Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III.
- Sắc lệnh số 186-SL ngày 20-12-1950, cho phép Bộ Giao thông Công chính phát hành một loại tem thư có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
NǍM 1951
- Sắc lệnh số 01-SL ngày 1-1-1951, bổ nhiệm ông Trần Minh Tước làm Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc.
- Sắc lệnh số 02-SL ngày 25-1-1951, bổ nhiệm ông Lê Quang Đạo giữ chức Cục trưởng Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam.
- Sắc lệnh số 03-SL ngày 6-2-1951, bãi bỏ khoản quân lương tính bằng 10% thu hoạch trong thể lệ tạm cấp ruộng đất các loại, để giúp dân nghèo tǎng gia sản xuất.
- Sắc lệnh số 04-SL ngày 16-2-1951, bổ nhiệm Giám đốc Nha bưu điện Việt Nam.
- Sắc lệnh số 05-SL ngày 21-2-1951, đồng ý để ông Trần Đǎng Ninh thôi giữ chức Tổng thanh tra quân đội, Phó trưởng ban thanh tra Chính phủ theo đơn đề nghị của ông.
- Sắc lệnh số 11B-SL ngày 10-4-1951, bổ nhiệm Đổng lý vǎn phòng và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Giáo dục.
- Sắc lệnh số 13-SL ngày 1-5-1951, bãi bỏ các thứ đóng góp về nông nghiệp cho ngân sách toàn quốc và quỹ địa phương như: thuế điền thổ, thóc công lương, thóc nộp cho quỹ xã, thóc đắp đường... Bãi bỏ việc mua thóc định giá; đặt chế độ thu thuế nông nghiệp bằng thóc tính theo hoa lợi.
- Sắc lệnh số 14-SL ngày 1-5-1951, thành lập cơ quan Sở kho thóc trong bộ Tài chính và nhập Cục tiếp tế vận tải thuộc Bộ Kinh tế vào Sở kho thóc.
- Sắc lệnh số 15-SL ngày 6-5-1951, thành lập và quy định nhiệm vụ cho tổ chức Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
- Sắc lệnh số 16-SL ngày 6-5-1951, bổ nhiệm các ông Nguyễn Lương Bằng và Lê Viết Lượng làm Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
- Sắc lệnh số 17-SL ngày 6-5-1951, bãi bỏ Nha ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính và giao mọi công việc của Nha ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất cho Ngân hàng quốc gia phụ trách.
- Sắc lệnh số 19-SL ngày 12-5-1951, cho phép Ngân hàng quốc gia Việt Nam được phát hành hai loại giấy bạc hai mươi đồng (20đ) và nǎm mươi đồng (50đ).
- Sắc lệnh số 20-SL ngày 12-5-1951, ấn định một đồng Việt Nam do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành có giá trị bằng mười đồng do Bộ Tài chính phát hành.
- Sắc lệnh số 21-SL ngày 14-5-1951, về việc đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương.
- Sắc lệnh số 22-SL ngày 14-5-1951, về việc thành lập Sở mậu dịch, một cơ quan kinh doanh trong Bộ Công thương; bãi bỏ Cục ngoại thương và Sở nội thương được thành lập nǎm 1947 và nǎm 1950.
- Sắc lệnh số 23-SL ngày 14-5-1951, cho phép Bộ Giao thông Công chính phát hành hai loại tem: Loại 20 đồng (gồm 2 triệu cái), loại 100 đồng (gồm 3 triệu cái).
- Sắc lệnh số 24-SL ngày 16-5-1951, chỉ định ông Trần Vỹ, Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội làm Uỷ viên quân sự Uỷ ban kháng chiến hành chính Hà Nội thay ông Phùng Thế Tài.
- Sắc lệnh số 27-SL ngày 6-6-1951, bổ nhiệm Đổng lý vǎn phòng và Phó Đổng lý vǎn phòng Bộ Y tế.
- Sắc lệnh số 28-SL ngày 9-6-1951, bổ nhiệm các cán bộ giữ chức vụ Chánh vǎn phòng, Trưởng vụ kế toán, Trưởng vụ phát hành, và Trưởng vụ nghiệp vụ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
- Sắc lệnh số 29-SL ngày 12-6-1951, tạm thời hợp nhất Nha công chính và Nha hoả xa thuộc Bộ Giao thông Công chính thành một Nha gọi là Nha công chính - hoả xa.
- Sắc lệnh số 30-SL ngày 12-6-1951, bổ nhiệm ông Bùi Vǎn Các, kỹ sư công chính giữ chức Giám đốc Nha công chính - hoả xa, Bộ Giao thông vận tải.
- Sắc lệnh số 31-SL ngày 12-6-1951, đổi tên Nha bưu điện thuộc Bộ Giao thông Công chính thành Nha bưu điện - vô tuyến điện.
- Sắc lệnh số 32-SL ngày 12-6-1951, bổ nhiệm ông Trần Quang Bình làm Giám đốc Nha bưu điện - vô tuyến điện.
- Sắc lệnh số 33-SL ngày 12-6-1951, bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Thịnh làm quyền Giám đốc Sở mậu dịch thuộc Bộ Công thương.
- Sắc lệnh số 34-SL ngày 16-6-1951, chỉ định một số vị vào Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III.
- Sắc lệnh số 35-SL ngày 16-6-1951, bổ nhiệm một số vị vào Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Sắc lệnh số 37-SL ngày 28-6-1951, bãi bỏ Vụ hợp tác xã nông nghiệp thuộc Bộ Canh nông.
- Sắc lệnh số 38-SL ngày 10-7-1951, sáp nhập Nha thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ tướng phủ.
- Sắc lệnh số 39-SL ngày 10-7-1951, bổ nhiệm ông Tố Hữu giữ chức Giám đốc Nha thông tin thuộc Thủ tướng phủ thay ông Trần Vǎn Giàu nhận công tác khác.
- Sắc lệnh số 40-SL ngày 15-7-1951, ban hành bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp.
- Sắc lệnh số 41-SL ngày 15-7-1951, bổ nhiệm ông Nguyễn Vǎn Trân làm Phó Tổng thanh tra trong Ban Thanh tra Chính phủ.
- Sắc lệnh số 42-SL ngày 15-7-1951, thành lập tại Thủ tướng phủ một Nha liên lạc có nhiệm vụ nghiên cứu và đặt các đường giao thông trong nước để bảo đảm việc chuyển vận các công vǎn và tài liệu.
- Sắc lệnh số 43-SL ngày 15-7-1951, bổ nhiệm Giám đốc Nha liên lạc thuộc Thủ tướng phủ.
- Sắc lệnh số 44-SL ngày 22-7-1951, bãi bỏ thuế môn bài, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp và các thứ thuế gián thu hiện hành và đặt ra hai thứ thuế: Thuế công nghiệp và thương nghiệp, thuế hàng hoá.
- Sắc lệnh số 45-SL ngày 22-7-1951, cách chức ông Lê Thanh An, Đổng lý vǎn phòng Bộ Thương binh, Cựu binh đã phạm một số sai lầm trong công tác phải đưa ra truy tố trước toà án.
- Sắc lệnh số 48-SL ngày 12-8-1951, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc.
- Sắc lệnh số 49-SL ngày 13-8-1951, quy định nguyên tắc các thể lệ và tổ chức về việc đấu tranh kinh tế với địch.
- Sắc lệnh số 50-SL ngày 27-8-1951, truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh hạng Ba cho cụ Hồ Tùng Mậu, Tổng Thanh tra Chính phủ, một nhà cách mạng lão thành trọn đời tranh đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân.
- Sắc lệnh số 51-SL ngày 20-9-1951, cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được phát hành giấy bạc 100 đồng.
- Sắc lệnh số 52-SL ngày 22-9-1951, chỉ định ông Nguyễn Đức Dương làm Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ thay ông Tôn Thất Vỹ đi nhận công tác khác.
- Sắc lệnh số 53-SL ngày 25-9-1951, bổ nhiệm ông Ngô Vǎn Dương giữ chức Phó giám đốc Nha công chính - hoả xa thuộc Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 54-SL ngày 30-9-1951, bổ nhiệm ông Trịnh Vǎn Bích, kiêm Giám đốc Sở thuế trung ương kể từ ngày 1-7-1951, ông Nguyễn Lam, ông Trịnh Hồ Thi giữ chức Phó Giám đốc Sở thuế trung ương thuộc Bộ Tài chính.
- Sắc lệnh số 55-SL ngày 30-9-1951, bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Vụ thuế nông nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
- Sắc lệnh số 56-SL ngày 30-9-1951, bổ nhiệm ông Đào Thiện Thi làm Giám đốc Vụ ngân sách thuộc Bộ Tài chính kể từ ngày 1-7-1951.
- Sắc lệnh số 57-SL ngày 30-9-1951, bổ nhiệm Giám đốc Vụ kế toán thuộc Bộ Tài chính kể từ ngày 1-7-1951.
- Sắc lệnh số 60-SL ngày 30-9-1951, cho phép ông Chaphuis Jean Claude, kiều dân Pháp, nhân viên Ty công an Hà Nội, được nhập quốc tịch Việt Nam và lấy tên là Nguyễn Đức Sỹ.
- Sắc lệnh số 61-SL ngày 1-10-1951, tặng Huân chương Quân công hạng Nhì cho nhân dân và bộ đội Liên khu Việt Bắc, Bình - Trị - Thiên và Đại đoàn 308 nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9-1951.
- Sắc lệnh số 65-SL ngày 24-11-1951, cho phép ông Bournet Pierre, người Pháp, được nhập quốc tịch Việt Nam, lấy tên là Đỗ ích.
- Sắc lệnh số 68-SL ngày 5-12-1951, bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở mậu dịch thuộc Bộ Công thương.
- Sắc lệnh số 69-SL ngày 10-12-1951, bổ khuyết Sắc lệnh số 154-SL (17-11-1950) về việc giữ bí mật quốc gia.
- Sắc lệnh số 70-SL ngày 10-12-1951, về việc các Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu được uỷ quyền quyết định miễn thuế hoặc giảm thuế khi vùng được miễn thuế không quá phạm vi một huyện (vụ thuế nông nghiệp nǎm 1951).
- Sắc lệnh số 72-SL ngày 25-12-1951, thành lập Sở vận tải thuộc Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 73-SL ngày 25-12-1951, bổ nhiệm Giám đốc Sở vận tải thuộc Bộ Giao thông Công chính.
NǍM 1952
- Sắc lệnh số 74-SL ngày 10-1-1952, chỉ định Phó Tư lệnh Liên khu V làm Uỷ viên quân sự trong Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.
- Sắc lệnh số 76-SL ngày 15-1-1952, cho phép phát hành loại tem thư 100 đồng có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sắc lệnh số 77-SL ngày 15-1-1952, truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho chị Bùi Thị Cúc, cán bộ phụ nữ xã Quang Trung (Hưng Yên) có tinh thần chiến đấu dũng cảm và đã hy sinh anh dũng.
- Sắc lệnh số 78-SL ngày 15-1-1952, sửa đổi Điều 3 của chương 1 Sắc lệnh số 77-SL (22-5-1950) về việc xếp ngạch bậc cho công nhân trong biên chế.
- Sắc lệnh số 79-SL ngày 15-1-1952, bổ nhiệm Phó Giám đốc Nha công an.
- Sắc lệnh số 83-SL ngày 24-2-1952, hợp nhất Nha thông tin và Vụ vǎn học nghệ thuật thành Nha tuyên truyền và vǎn nghệ, trực thuộc Thủ tướng phủ.
- Sắc lệnh số 84-SL ngày 24-2-1952, truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Trung tướng Nguyễn Bình.
- Sắc lệnh số 85-SL ngày 29-2-1952, ban hành thể lệ thuế trước bạ về các việc mua bán, cho và đổi nhà cửa, ruộng đất.
- Sắc lệnh số 87-SL ngày 5-3-1952, ban hành bản Điều lệ tạm thời sử dụng công điền, công thổ.
- Sắc lệnh số 92-SL ngày 25-5-1952, quy định việc phát hành các loại giấy bạc Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Giấy bạc Ngân hàng quốc gia Việt Nam gồm 7 loại: Loại 10 đồng, loại 20 đồng, loại 50 đồng, loại 100 đồng, loại 200 đồng, loại 500 đồng, loại 1000 đồng.
- Sắc lệnh số 93-SL ngày 8-6-1952, quy định mức thuế nông nghiệp các nương rẫy.
- Sắc lệnh số 94-SL ngày 8-6-1952, cho phép Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành một số tiền là: 50.000.400.000 đồng (nǎm mươi nghìn triệu bốn mươi vạn đồng).
- Sắc lệnh số 95-SL ngày 14-6-1952, sửa đổi quy định về số lượng các Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính xã; xác định cấp có thẩm quyền duyệt y danh sách các thành viên trong Uỷ ban kháng chiến hành chính xã.
- Sắc lệnh số 96-SL ngày 14-6-1952, sửa đổi bản Điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp, quy định những gia đình có thu nhập bình quân hàng nǎm dưới 71 kg thóc một người thì được miễn thuế. Những vùng bị thiên tai, địch hoạ thì tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ được giảm hoặc miễn thuế.
- Sắc lệnh số 99-SL ngày 5-7-1952, cho phép phát hành hai loại tem "sản xuất và tiết kiệm".
- Sắc lệnh số 100-SL ngày 5-7-1952, cấm buôn bán, chuyên chở và tàng trữ những hàng ngoại hoá thuộc loại xa xỉ và loại cấm nhập khẩu.
- Sắc lệnh số 107-SL ngày 10-8-1952, tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc cho 7 chiến sĩ thi đua 1 .
- Sắc lệnh số 108-SL ngày 10-8-1952, tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho 24 chiến sĩ thi đua.
- Sắc lệnh số 110-SL ngày 6-9-1952, chuẩn y cho bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyễn từ chức Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III để nhận công tác khác.
- Sắc lệnh số 111-SL ngày 6-9-1952, chỉ định các vị có tên dưới đây vào Uỷ ban kháng chiến hành chính Khu Tả ngạn Hồng Hà:
- Đỗ Mười: Chủ tịch;
- Nguyễn Nǎng Hách: Phó Chủ tịch;
- Đặng Tính: Uỷ viên;
- Bùi Hướng Chất: Uỷ viên.
- Sắc lệnh số 112-SL ngày 6-9-1952, chỉ định ông Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc.
- Sắc lệnh số 113-SL ngày 6-9-1952, bổ nhiệm ông Trần Quốc Hoàn giữ chức Giám đốc Nha công an.
- Sắc lệnh số 114-SL ngày 9-9-1952, truy tặng ông Nguyễn Ngọc Nhựt, kỹ sư, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
- Sắc lệnh số 115-SL ngày 9-9-1952, bổ nhiệm ông Nguyễn Vǎn Trân, giữ chức Tổng thanh tra trong Ban Thanh tra Chính phủ thay ông Hồ Tùng Mậu tạ thế.
- Sắc lệnh số 116-SL ngày 9-9-1952, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.
- Sắc lệnh số 117-SL ngày 9-9-1952, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV.
- Lệnh công bố "Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam đối với các vùng mới giải phóng".
- Sắc lệnh số 118-SL ngày 22-9-1952, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.
- Sắc lệnh số 119-SL ngày 22-9-1952, truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho đại đội trưởng Trần Cừ và đồng chí Nguyễn Vǎn Thân, giao thông viên Ty bưu điện Hải phòng.
- Sắc lệnh số 122-SL ngày 10-10-1952, đặt bộ phận nhà in và phát hành trong Nha tuyên truyền và vǎn nghệ thành một doanh nghiệp quốc gia lấy tên là Nhà in quốc gia.
- Sắc lệnh số 123-SL ngày 4-11-1952, bổ nhiệm Phó Giám đốc Nha công chính hoả xa, Bộ Giao thông Công chính.
- Sắc lệnh số 126-SL ngày 4-11-1952, cho phép ban hành bản Điều lệ về doanh nghiệp quốc gia.
- Sắc lệnh số 128-SL ngày 4-11-1952, về việc thành lập các Uỷ ban quản lý xí nghiệp quốc gia.
- Sắc lệnh số 129-SL ngày 16-12-1952, đặt các "Bảng vàng danh dự" và "Bảng gia đình vẻ vang" để thưởng các gia đình có người tòng quân.
- Sắc lệnh số 130-SL ngày 16-12-1952, chỉ định Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét