Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II từ ngày 25-8 đến ngày 5-10-1956
|
08:12 | 06/09/2006 |
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng)
Ban Chấp hành Trung ương khoá II họp từ ngày 25-8 đến 5-10-1956, tại Hà
Nội gồm có hai đợt. Hội nghị đã thảo luận các văn kiện Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị; Báo cáo về công tác tư tưởng; Báo cáo về dân chủ hóa... Tiến hành điều chỉnh nhân sự cấp cao của Đảng và thông qua Nghị quyết của Hội nghị với những nội dung cơ bản sau: Một là: Về sự lãnh đạo đối với vấn đề đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, Hội nghị đồng ý với những nhận định của Bộ Chính trị: Trước hết "cần phải tiến hành một sự giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, làm cho toàn Đảng nhận rõ bản chất của cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất là một cuộc đấu tranh cách mạng"1, một sự nghiệp cách mạng. "Đó là sự nghiệp tiếp tục và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước"2. Công cuộc đấu tranh đó là "lâu dài gian khổ, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi. Lực lượng đoàn kết và đấu tranh của toàn dân ta từ Nam chí Bắc là lực lượng quyết định trong sự nghiệp thống nhất nước nhà"3. Hiệp định Giơnevơ là một cơ sở pháp lý quốc tế rất quan trọng, cho nên chúng ta phải tích cực đấu tranh đòi thi hành Hiệp định đó để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất. Để thực hiện thống nhất nước nhà, Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ sau: - Ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt, làm cho miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. - Ra sức giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam. - Ra sức khôi phục và phát triển quan hệ Bắc - Nam. - Tăng cường cuộc đấu tranh ngoại giao đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Hội nghị Trung ương cũng đã giao cho Bộ Chính trị nghiên cứu đường lối đấu tranh thống nhất một cách toàn diện hơn, để đưa ra thảo luận trong kỳ hội nghị trung ương tới. Hai là: Đối với các công tác lớn ở miền Bắc, đặc biệt là công tác cải cách ruộng đất, Hội nghị nhất trí với đánh giá, nhận định của Bộ Chính trị: Hiện nay ở miền Bắc, giai cấp địa chủ căn bản đã bị đánh đổ. Ruộng đất đã về tay nông dân. Hơn 10 triệu nông dân lao động đã vươn mình và làm chủ nông thôn, hàng vạn cốt cán được đào tạo; chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất đã vĩnh viễn bị xoá bỏ. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, chúng ta đã phạm một số sai lầm. "Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của một đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân. Những sai lầm đó không những đã hạn chế những thắng lợi đã thu được, mà lại gây ra những tổn thất rất lớn cho cơ sở của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách mặt trận của Đảng ở nông thôn cũng như ở thành thị, ảnh hưởng nhiều đến tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân ta, làm cho tình hình nông thôn căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và phấn khởi trong Đảng và trong nhân dân, đến công cuộc củng cố miền Bắc, đến sự nghiệp đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà"1. Những sai lầm nói trên đã xuất hiện từ lúc đầu, nhưng càng về sau thì càng thêm nặng, nhất là từ khi hoà bình lập lại, trong giảm tô đợt 7, đợt 8, trong cải cách ruộng đất đợt 4 và đợt 5. Các nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong cải cách ruộng đất là: - Trong khi chỉ đạo thực hiện, việc lãnh đạo tư tưởng đã có nhiều lệch lạc. - Trong khi chỉ đạo thực hiện, nhiều chính sách của Trung ương đã không được quán triệt và phổ biến đúng đắn, phần nhiều bị hiểu sai, do đó mà không được chấp hành đầy đủ, thậm chí không được chấp hành hoặc làm trái ngược nhau. - Việc tổ chức thực hiện đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Các cơ quan cải cách ruộng đất tổ chức thành một hệ thống riêng từ trên xuống dưới với những quyền hạn quá rộng, đã dần dần lấn hết quyền của cấp uỷ và chính quyền. Từ cấp khu trở xuống, nhiều nơi đã đặt mình lên trên cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. - Việc bố trí lực lượng cán bộ đã không theo một nguyên tắc nào cả, thậm chí đã để cho những cán bộ còn non nớt chỉ đạo những cán bộ có nhiều kinh nghiệm ... - Hiện tượng độc đoán chuyên quyền đã trở nên trầm trọng. Ba là: Về công tác chỉnh đốn tổ chức, Hội nghị nhận định: "Nhìn chung, công tác chỉnh đốn tổ chức ở cấp xã và ở các cấp huyện và tỉnh, với những mức độ khác nhau tùy theo đợt và tùy theo địa phương, đã gây ra nhiều thiệt hại cho Đảng ta. Nó đã làm cho lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng, làm cho đảng viên và cán bộ hoang mang và hoài nghi chính sách của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống và chí khí đấu tranh của các đảng bộ, đến tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong chính quyền, trong mặt trận, khiến cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần chúng, quan hệ giữa Đảng và quần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều"1. Sau khi chỉ rõ nguyên nhân gây ra những sai lầm trong công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, xuất phát từ tình hình thực tế ở nông thôn, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành của Trung ương khóa II đã đề ra nhiệm vụ và chính sách cụ thể nhằm sửa chữa sai lầm, phát huy thắng lợi. Hội nghị tin chắc rằng, Nghị quyết của Hội nghị là cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ trong Đảng và trong nhân dân. Hội nghị kêu gọi toàn thể đảng viên và cán bộ của Đảng xiết chặt hàng ngũ, tăng cường đoàn kết, đem tinh thần phấn đấu vì Đảng, vì nhân dân của mỗi đảng viên mà chấp hành Nghị quyết của Hội nghị. Hội nghị còn thông qua các Nghị quyết về những vấn đề quan trọng khác như: mở rộng dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Hội nghị vạch rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải ra sức vượt mọi khó khăn trước mắt, giành những thắng lợi mới. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) đồng ý để đồng chí Trường Chinh thôi giữ chức Tổng Bí thư, đồng chí vẫn là Uỷ viên Bộ Chính trị và Uỷ viên Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng kiêm Tổng Bí thư của Đảng. Về Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) đã bổ sung thêm bốn uỷ viên: Hoàng Văn Hoan, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị. Ban Bí thư gồm các đồng chí: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh. Hội nghị đã quyết định kỷ luật: đưa đồng chí Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, đồng ý để đồng chí Lê Văn Lương rút ra khỏi Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đưa xuống làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương1. Hội nghị đã ra Nghị quyết kiện toàn tổ chức, cải tiến lề lối làm việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và một số nghị quyết quan trọng khác. |
Các từ khóa theo tin:
|
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
Tư liệu: Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng) Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II từ ngày 25-8 đến ngày 5-10-1956
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nữ sĩ VTPA tìm ra tài liệu tuyệt mật, chắc nhà có người làm to.
Trả lờiXóaNữ sĩ nghiên cứu lịch sử Đảng còn nghiêm túc hơn nhiều người chuyên nghiệp khoa Lịch sử Đảng nữa.