Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Tư liệu: Criticism of Selected Passages From ”Analects” — A Confucian ”Classic” (Phê phán một số đoạn trích từ Luận ngữ - một tác phẩm "kinh điển" của Khổng tử)

Đây là bài phê phán Khổng tử dưới quan điểm Marxist, được viết vào thập niên 1970 của thế kỷ trước. Đã đăng trên Bejing Review, được trang marxists.org đăng lại.
--------------
Nguồn: https://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1975/PR1975-16b.htm

Criticism of Selected Passages From ”Analects” — A Confucian ”Classic”

by the workers’ theoretical study group of the No. 2 workshop of the Shanghai No. 5 Steel Plant

[This article is reprinted from Peking Review, #16, April 18, 1975, pp. 6-10, 14.]
The Shanghai No. 5 Steel Plant was built in 1958, the year of China’s big leap forward in socialist construction, and the No. 2 workshop was completed the following year. Since the beginning of the Great Proletarian Cultural Revolution in 1966, the plant’s cadres and workers have vastly raised their political consciousness and further understood the importance of grasping theory by the working people. Since the Second Plenary Session of the Ninth Central Committee of the Chinese Communist Party in August 1970, they have been, more consciously than ever, studying works by Marx, Engels, Lenin and Stalin and by Chairman Mao, studying the Party’s basic line in the historical period of socialism, and criticizing the bourgeoisie and revisionism. In the movement to criticize Lin Piao and Confucius, they have set up workers’ theoretical study groups.
While criticizing Lin Piao in 1972, workers in the No. 2 workshop looked through the four ”classics” of the Confucian school—”Analects,” ”The Doctrine of the Mean,” ”Great Learning” and ”Mencius”—and selected 258 sayings of Confucius and Mencius and, by comparing them with similar sayings by Lin Piao, they found that Lin Piao was a faithful disciple of Confucius. After the Tenth Party Congress in 1973, they selected and edited ”One Hundred Fallacious Sayings by Confucius and Mencius” and criticized them. Since 1974 they not only have repeatedly criticized the ”Analects,” a record of the reactionary sayings and activities of Confucius, but selected and annotated works written in the classical language by such Legatists as Wang An-shih and Liu Tsung-yuan. Thus they have played the working class’ role of being the main force in broadening, deepening and persevering in the movement to criticize Lin Piao and Confucius.
We publish here 17 items from the criticism of selected passages from the ”Analects” edited and written by them. —Ed.

I

Original text. Confucius said: ”Benevolence means to restrain oneself and return to the rites. Once self-restraint and return to the rites are achieved, all under heaven will submit to the benevolent ruler.”
Criticism. Here the ”rites” refer to the hierarchy and its related rites and ceremonies under the slave system of the Western Chou Dynasty (11th century-770 B.C.). ”Restraining oneself and returning to the rites” was the reactionary programme of Confucius for restoring the Western Chou slave system.
Towards the end of the Spring and Autumn Period (770-476 B.C.), the revolutionary flames of peasant uprisings were spreading everywhere and the newly rising landlord class was struggling to take over power from the slave-owning aristocracy. Faced with the situation of ”the rites being lost and music ruined” and big turmoil under heaven, Confucius, a reactionary who stubbornly upheld the interests of the slave-owning aristocrats, waved the sinister banner of ”restraining oneself and returning to the rites.” What he wanted was to ”revive states that were extinct, restore families that had lost their positions, and call to office those who had fallen into obscurity.” He aimed at reviving the extinct states of the slave system, resuming the hereditary privileges of the slave-owning aristocrats and letting the overthrown slave-owning aristocrats return to power so as to restore the dictatorship of the slave-owning class.
The bourgeois careerist and conspirator Lin Piao more than once wrote reactionary scrolls bearing these words: ”Of all things, this is the most important: to restrain oneself and return to the rites,” and he regarded ”to restrain oneself and return to the rites” as the most important thing of all. ”Restraining oneself” was his way of having his gang cover up its counter-revolutionary ambition and engage in intrigues and conspiracies, and he also wanted the masses to put themselves at his and his son’s ”command” and ”disposal.” ”Returning to the rites” was his goal, which is to change fundamentally the Party’s basic line and policies in the historical period of socialism, subvert the dictatorship of the proletariat, restore capitalism and turn China into a colony of Soviet revisionist social-imperialism. Facts have proved that both Lin Piao and Confucius were diehards trying to turn back the clock.
As for ”returning to the rites,” it reminds us Shanghai workers of Chiang Kai-shek’s big slaughter on April 12, 1927. In collusion with imperialism, that national traitor staged a counter-revolutionary coup d’etat and sent troops to carry out large-scale murder of unarmed demonstrating workers. In a few moments corpses piled up and blood drenched Shanghai’s Paoshan Road. We will never forget this historical lesson paid in blood! Now, under the dictatorship of the proletariat, Lin Piao dished up the reactionary programme of ”restraining oneself and returning to the rites” in an attempt to restore capitalism, dispose of millions of revolutionaries and plunge the working people once again into the abyss of suffering. But this is only a daydream! Chairman Mao has pointed out: “Retrogression eventually produces the reverse of what its promoters intend.” Like all other reactionaries, Lin Piao went against the historical tide and finally met his ignominious end and total ruin.

II

Original text. Confucius said: ”What must be done is to rectify titles…. If the titles are not correct, words will not carry weight; if words do not carry weight, affairs will not succeed.”
Criticism. Towards the end of the Spring and Autumn Period, insurbordinations and rebellions were frequent and thus destroyed the rank and titles of ”king, minister, father and son” stipulated in the rites of the Western Chou Dynasty. Under these circumstances Confucius sprang to the fore clamouring for ”rectifying titles.” His aim was to drag back the changed objective reality and make it suit the old rank and titles and uphold and restore the ruling order of slave society. His idea of ”rectifying titles” completely served the reactionary programme ”restrain oneself and return to the rites.”
Lin Piao picked up the garbage of ”rectifying titles” from Confucius and dished up his anti-Party political programme in open opposition to Chairman Mao’s repeated instructions that the state would not have a chairman. Lin Piao babbled that when ”the state has no head,” the result would be: ”If the titles are not correct, words will not carry weight.” In ”rectifying titles” Lin Piao wanted to usurp supreme Party and state power so that he could restore capitalism with ”a correct title and weighty words.” But the wheel of history cannot be turned back. In spite of his big efforts to advocate ”title-rectifying,” Confucius could not save the slave system from collapsing. Neither could Lin Piao’s ”rectifying titles” stem the triumphant advance of our socialist cause.

III

Original text. Confucius said: ”When the common people are ruled by administrative order and restricted by punishment, they might not commit crimes even though they do not know crimes are shameful. When ruled by virtue and restricted by rites, the common people know what shame is and behave well.”
Criticism. When the slave system was collapsing and the feudal system was rising in the last years of the Spring and Autumn Period, the Legalists put forward the line of rule of ”law”—to rule the country by law—and advocated development of feudal ownership of land, the use of revolutionary violence to strike at the slave-owning aristocrats and the establishment of political power of the rising landlord class. Confucius did his utmost to prettify ”virtue” and ”rites” and used the reactionary idea of rule of ”rites”* to oppose the Legalist thinking of rule of ”law.” This reflected the sharp opposition between the Confucian and Legalist lines at that time.
In eulogizing the rule of ”rites,” Confucius was simply using the hypocritical preachings of benevolence, righteousness and Virtue to covet up the barbaric and cruel dictatorship of the slave-owners. When the rulers of Chi and Lu (two ducal states in the Spring and Autumn Period, Lu being in the southern part of present-day Shantung Province and Chi in the northern part) attended a meeting of friendship in Chiaku, the slaves were ordered to entertain them with music and dancing. Confucius said that their music and dancing violated the rites of the Western Chou Dynasty and befuddled the rulers, and therefore the slaves should be put to death. So the slaves were executed there and then. Less than three months after he became acting prime minister of the State of Lu, Confucius killed the reformer Shaocheng Mou in 498 B.C. In murdering the representatives of the Legalists, the restorationist forces of the slave-owners killed Wu Chi with a volley of arrows in 381 B.C., killed Shang Yang (c. 390-338 B.C.) by tying his limbs to chariots driven in different directions, and killed Li Ssu by cutting him in half at the waist in 208 B.C. Countless numbers of working people also were killed. These sanguinary facts fully revealed the reactionary essence of Confucius’ rule of ”rites.”
Harping on the same string used by the Confucianists to attack the Legalists, Lin Piao slandered the latter as ”punishers” and clamoured that ”he who relies on virtue will thrive and he who relies on force will perish.” In doing this, his aim was opposing revolutionary violence, social change and the dictatorship of the proletariat. Both Lin-Piao and Confucius were insidious reactionaries. While saying ”he who relies on virtue will thrive,” he was plotting to kill the revolutionary people. But the working class, armed with Marxism-Leninism-Mao Tsetung Thought, could neither be deceived by Lin Piao’s hypocritical preachings about the rule of ”virtue” and ”benevolence and righteousness” nor frightened by his counter-revolutionary ferocious features. Since the struggle to smash the Lin Piao anti-Party clique, we have heightened, our ability to distinguish between genuine and false Marxism and understood still better the importance of strengthening the dictatorship of the proletariat.

IV

Original text: Confucius said: ”I pass on what is ancient and do not create anything new. I have firm confidence in and love the ancient things.”
Criticism. As Confucius saw it, all the old things were perfect and even the slightest changes should be prohibited. He advocated that people should follow the calendar of the Hsia Dynasty (c. 21st century-17th century B.C.), ride in carts built in the style of the Yin Dynasty (17th century-11th century B.C.), wear hats in the fashion of Chou Dynasty times and play music dating back to the times of Yu Shun (legendary leader of a tribal alliance in Chinese primitive times more than 4,000 years ago). What a vivid self-portrait of a ”back to the ancients” maniac!
The diehard Confucius was the deadly enemy of all new-born things. He ardently trumpeted the reactionary idea of ”having firm confidence in and loving the ancient things,” attacked a series of social changes such as casting tripods bearing articles of punishment** and collecting the land tax***, and was dissatisfied even with the changed form of a wine cup. What he had ”confidence” in was the declining system and what he ”loved” were rotten things.
Tit for tat, the Legalists in the Spring and Autumn Period and the Warring States Period advocated that ”when the situation changes things will change too”; they maintained that the old rules and old systems should not be followed and criticized the moribund ”way of former kings” and the ”rites of Duke Chou.”**** The Legalist line of reform and corresponding measures conformed to the historical development of society at that time and thus played a progressive role.
Following in the footsteps of Confucius, Lin Piao energetically spread the fallacy that ”the present is worse than the past,” slandered the excellent situation since the start of the Great Proletarian Cultural Revolution, venomously attacked and vilified socialist new things and frantically opposed the continued revolution under the dictatorship of the proletariat. But historical dialectics is irresistible. “With the support of the proletarian state power, the young shoots of Communism will not wither; they will grow and blossom into complete Communism.” (Lenin: A Great Beginning.)
The growth of any new-born thing has to go through difficulties and twists and turns. In trying for a restoration, the class enemy will naturally attack and sabotage socialist new things by every means. Influenced by the force of habit, some people in our revolutionary ranks often follow the conventional way and get into a rut. To consolidate and develop the successful results of the Great Proletarian Cultural Revolution, we must deeply criticize the reactionary saying of ”having firm confidence in and loving the ancient things,” wipe out its influence, give tremendous support to socialist new things and be promoters of revolution.

V

Original text. Tzu-hsia (a disciple of Confucius) said: ”I heard from my teacher that life and death are preordained; wealth and honour come from heaven.”
Criticism. Confucius spared no efforts to blare the idealist theory of the ”will of heaven.” According to this theory, people should believe that the ruling position of the slave-owning class was decided by ”heaven” and could not be changed, and that the bloody rule of the slave-owners over the slaves was ”preordained” and irresistible. By preaching the theory of the ”will of heaven,” he attempted to stamp out the conflagration of slave uprisings and prevent any revolutionary change by the emerging landlord class.
The reactionary ruling classes of the past in China all used Confucius’ theory of the ”will of heaven” as their magic weapon for ruling the people. They fabricated many proverbs propagating this theory such as ”everything is preordained, nothing is disposed by man,” and ”what is preordained will be given you, what is not preordained will be out of your reach.” They cursed the working people, calling them born ”cheap bones” and ”ill-fated devils.” Sayings like these are extremely absurd and reactionary!
An old worker in our workshop who was an apprentice in the old society in Shanghai at 12 led a life worse than that of a beast of burden. He has been emancipated politically and economically since liberation and his family now lives a happy life. With profound understanding, he said: ”We working people suffered match in the past. It was entirely the result of ruthless oppression and exploitation by the landlords and capitalists and had nothing to do with any so-called bitter fate. Our living is getting better and better. Is this because our fate has changed? Certainly not. It is because of the good leadership of Chairman Mao and the Communist Party and the good socialist system under the dictatorship of the proletariat. We do not rely on and believe in the will of heaven, but we rely on and believe in revolution.”
The bourgois careerist Lin Piao also desperately peddled the ”will of heaven” theory. Styling himself a ”heavenly horse” and a ”genius,” he wanted others to believe he was ”endowed by heaven” and to accept his rule willingly. But his dream of restoration could never be realized. He finally died in a plane crash at Undur Khan in the People’s Republic of Mongolia and met his shameless end.

VI

Original text. Confucius said: ”The superior man stands in awe of three things: the will of heaven, great men and the words of the sages. As the inferior man does not know the will of heaven, he does not stand in awe of it. He shows no respect for the great men and looks down on the words of the sages.”
Criticism. The ”will of heaven,” ”great men” and ”words of the sages” mentioned by Confucius are in fact the religious authority, political authority and reactionary ruling ideology of slave society. He tried to scare people with these three monstrous things and compel them to submit to the rule of the slave-owners for ever. He attacked the ”inferior man” for not fearing these three things. He was correct on this point. The slaves and Legalists had no fear of the so-called will of heaven, the political power of the slave-owning class was precisely what they wanted to overthrow, and the words of the sages were exactly what they wanted to criticize. What they did was to rise in revolution and rebellion.
“Standing in awe of the three things” or not was an important content in the class struggle and the two-line struggle for more than 2,000 years. Liuhsia Chih, outstanding leader of a slave uprising, refuted Confucius to his face and exposed that Confucius’ so-called ”great men” and ”sages” were merely ”turmoil creators” and ”the strong bullying the weak.” Speechless before this criticism, Confucius fled helter-skelter. Chen Sheng, the leader of the first great peasant uprising in Chinese history which took place in 209 B.C., said: ”Are the kings, dukes, generals and prime ministers destined to be so?” He led the peasants in an uprising, negating the Confucian theory of the ”will of heaven” by his revolutionary action. The Legalist Hsun Kuang (see ”Contention Between Hsun Kuang and Mencius Is a Two-Line Struggle,” Peking Review, No. 44, 1974) put forward the concept of ”making use of heaven by mastering its law of change,” a concept which affirmed that man would surely triumph over nature. The Legalist Wang An-shih in the Northern Sung Dynasty (960-1127) set forth the concept that ”natural changes need not be feared, ancestral ways need not be followed and other people’s slanders need not be heeded.” Directly opposed to Confucius’ idea of ”standing in awe of the three things,” this concept strongly refuted the attacks of the diehards and spread the idea of reform and change.
An agent of the landlord and capitalist classes, Lin Piao copied Confucius’ ”standing in awe of the three things” and used this as his counter-revolutionary ideological weapon. He wanted people to believe the ”will of heaven,” obey his counter-revolutionary statements and activities, and regard the doctrines of Confucius and Mencius he propagated as ”truths.” In this way he energetically endeavoured to create public opinion for founding a fascist Lin dynasty. But, like Confucius who failed to save the slave system from destruction by trumpeting ”standing in awe of the three things,” Lin Piao also could not avert failure by peddling this stuff.

VII

Original text. Confucius said: ”Those born with knowledge rank highest. Those who acquire knowledge through learning rank lower. Those who have difficulty but learn rank still lower. Those who have difficulty and refuse to learn are the lowest—the common people.”
Criticism. Here Confucius shamelessly praised the slave-owners and viciously attacked the working people. This is out-and-out idealist apriorism.
Confucius talked about different ranks, actually he put people into only two ranks. One was the slave-owning aristocrats together with the so-called ”sages” who were the natural rulers; the other embraced those born ”stupid,” or slaves, who could only be ruled. In disseminating the idea that there were people ”born with knowledge,” he was simply trying to defend and restore the slave system. In fact there is no such thing in the world—a ”sage” ”born with knowledge.” “The lowly are most intelligent; the elite are most ignorant.” The masses are the real motive force in creating history. Confucius, the ”sage,” was an outright fool without learning and knowledge and a homeless dog chased everywhere. Liuhsia Chih derided him: ”Haven’t you boasted that you are a genius and sage born with knowledge? But you were twice chased out of the State of Lu, you could not remain in the State of Wei (a ducal state in the northern part of present-day Honan Province), you failed to find a way out in the State of Chi, and were besieged and hungry for days in Chen and Tsai (two ducal states in what is now the eastern part of Honan Province and a part of Anhwei Province). There is no place for you to stay in this vast world…. After all, what is your preaching worth?” These words stripped Confucius of his mask of ”sage.”
Taking over from Confucius, Lin Piao used the idealist theory of ”genius” as his theoretical programme for usurping Party and state power and restoring capitalism. He boasted about the ”particularly brilliant” head he was given by his ”parents,” and dressed himself up as a ”genius” ”born with knowledge.” But the fact was he was a big Party tyrant and big warlord without any learning.
According to Marxist epistemology, correct ideas “come from social practice, and from it alone; they come from three kinds of social practice, the struggle for production, the class struggle and scientific experiment.” (Mao Tsetung: Where Do Correct Ideas Come From?) We workers have a deep understanding of this point. When our No. 2 workshop was first built in 1959, most of its workers and staff members came from other trades and did not know how to make steel. Learning while doing, we gradually learnt the art of it and are now turning out several hundred kinds of steel as against a dozen at the beginning. Many experienced veteran workers can judge the temperature of the molten steel by its colour and the carbon content by its sparks. It has been proved by facts that true knowledge comes from practice and ability grows out of struggle. Great numbers of creations and inventions by us, the working people, constitute a powerful rebuttal to the theory of ”genius” that some are ”born with knowledge” as peddled by Confucius and Lin Piao.

VIII

Original text. Tseng Shen (a disciple of Confucius) said: ”Every day I repeatedly examine myself from my innermost part and cultivate myself.”
Criticism. This is the idealist method of self-cultivation.
Since Confucius and his later generations of disciples politically turned their faces backward and wanted to put back the clock, philosophically they had to stand the relation between knowledge and practice upside down. According to the Confucianists, the benevolence, righteousness, loyalty and sincerity they touted were all inherent in people’s minds, and only by examining one’s words and acts by such moral standards and digging out one’s mistakes behind a closed door could one cultivate oneself to be a defender of the old system.
Lin Piao also made big efforts to peddle this Confucian ”self-examination” method of cultivation and advocated that ”if you want to solve problems, you should let revolution break out in the innermost part of your soul.” According to this absurd remark, one’s knowledge can be acquired and world outlook remoulded without taking part in the practice of the three great revolutionary movements and without studying Marxisn-Leninism-Mao Tsetung Thought, and these can be achieved simply by ”outbreaks in the innermost part of the soul.” Here Lin Piao sang the same refrain as Liu Shao-chi did in his sinister book Self-Cultivation. By spreading this reactionary philosophy, Lin Piao tried to lead the masses astray on to the road of ”self-cultivation behind a closed door” so they would forget the Party’s basic line and become docile tools of the bourgeoisie.
“The standpoint of life, of practice, should be first and fundamental in the theory of knowledge.” (Lenin: Materialism and Empirio-Criticism.) It is impossible to have correct knowledge or a scientific world outlook if one departs from social practice and does not study revolutionary theory. Take for example the old workers in our workshop who lived in the old society. Does their consciousness of class struggle and the two-line struggle come out of ”outbreaks in the innermost part of the soul” touched off by ”repeated examination and self-cultivation”? Certainly not. Enslaved and persecuted at every turn in the old society by the landlords and capitalists, they know that the reactionary ruling classes will never change their nature, just like ”tigers in the eastern or western mountains all devour people.” Through repeated struggle, failure and renewed struggle, they have come to understand that they can liberate themselves and become masters of the country only by following the Communist Party to make revolution and overthrow the reactionaries. Led by the Party after liberation, they have studied Marxism-Leninism-Mao Tsetung Thought. Through many political movements which defeated successive attacks by monsters and ghosts, they have seen through the class enemies, who are just like ”onions under the eaves whose hearts are still alive despite the scorched outer skin,” and deepened their understanding of the Party’s basic line. We members of the working class deeply understand that in order to continuously raise our consciousness of class struggle and the two-line struggle, we must diligently study works by Marx, Engels, Lenin and Stalin and by Chairman Mao, activety take part in the practice of the three great revolutionary movements of class struggle, the struggle for production and scientific experiment, and persevere in the continued revolution under the dictatorship of the proletariat.
(To be continued.)
_______________
* The rule of ”rites” was a political idea of the Confucian school. It stressed absolute observance of the hierarchy, rituals and ceremonies under the slave system of the Western Chou Dynasty, strict distinction between the social position of the slave-owner and the slave and absolute obedience by the slave to the slave-owner. The slave-owning aristocrats at all levels had to be content with their rank and title and not overstep the limits set by them. ** This refers to casting iron tripods bearing articles of punishment. There was punishment in slave society but no proclaimed articles. The will of slave-owners was law and they were immune from punishment. Some representatives of the emerging landlord class in the Spring and Autumn Period wanted to work out some articles of punishment and proclaim them by casting them on tripods, so as to restrict and strike at the privileged status of the slave-owning aristocrats. *** This means collecting a military tax according to the area of land held by each household. At the time of slavery in China, all land belonged to the supreme ruler and was called ”public domain.” The supreme ruler distributed the ”public domain” to the slave owners for their use according to their rank. With the development of the productive forces in the Spring and Autumn Period, a section of the slave-owners used the labour of their slaves to open up more land which became the ”private land” of the slaveowners. At first, the rulers of the ducal states refused to recognize the legality of ”private land.” In 594 B.C. the ducal State of Lu in what is now Shantung Province began collecting tax according to the land area, irrespective of ”public domain” and ”private land.” This measure objectively recognized the legality of feudal land ownership. **** Duke Chou worked out for the Western Chou Dynasty the institutions and systems which upheld the dictatorship of the slave-owning aristocrats. They were later known as the ”rites of Duke Chou.”

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Tư liệu: Báo cáo Tình hình kinh tế 2014 và triển vọng 2015 của VN (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia)

http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/tinh-hinh-kinh-te-nam-2014-trien-vong-2015-cua-viet-nam

http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2014_12.pdf
-------------

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Tư liệu: Công khai thông tin quản lý đất đai tại Việt Nam (Ngân hàng thế giới 2014)

Đọc ở đây: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/12/11/000456286_20141211093139/Rendered/PDF/931010VIETNAME0ransparency00PUBLIC0.pdf

Nếu xem hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia là một cơ thể con người, việc tiếp cận thông tin sẽ là hệ thần kinh. Cũng giống như việc hệ thần kinh cho bộ não biết chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang đi đâu, chúng ta có mệt mỏi, bị đau đớn, đói khát không, các dòng chảy thông tin sẽ giúp để bảo đảm rằng các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả, và các nguồn lực được sử dụng một cách năng suất và công bằng. Thông tin giúp các tổ chức của nhà nước hoạt động theo đúng chức năng, các quyết định phản ánh đúng khó khăn và thuận lợi của người dân mà nhà nước phục vụ.

Cùng với những thành tựu về kinh tế, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khai thông các dòng chảy thông tin trong vài thập kỷ qua. Internet đã thâm nhập nhanh chóng. Người dân được tiếp cận tin tức trong nước và toàn cầu nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đó. Việc minh bạch quy trình ra quyết định của nhà nước cũng được rộng mở. Từ việc công khai thông tin ngân sách và tài khóa, tới các dự thảo luật, hay truyền hình trực tiếp các phiên họp Quốc hội, không còn nghi ngờ gì, Việt Nam ngày nay minh bạch hơn nhiều so với vài thập kỷ trước đây. Điều này cũng đúng trong quản lý đất đai, với nhiều thay đổi luật pháp thành công từng bước đã mở rộng phạm vi thông tin được công bố là “thông tin công khai.”

Mặc dù vậy, người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục cho rằng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin mình cần, và những vấn đề như tham nhũng, sử dụng sai và lãng phí nguồn lực vẫn tiếp tục kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, các khảo sát về nhận thức của người dân và doanh nghiệp đều cho thấy tình trạng thực thi không đầy đủ các quy định về minh bạch thông tin đất đai vẫn đang tồn tại. Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ Việt Nam cần tăng cường thật mạnh mẽ tính minh bạch trong giai đoạn tiếp theo tập trung vào hiện đại hóa thể chế.

Báo cáo này trình bày kết quả của một nghiên cứu theo phương pháp mới về minh bạch trong quản lý đất đai ở Việt Nam. Báo cáo tập trung vào thực trạng cung cấp thông tin liên quan tới đất đai.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Tư liệu: Bản chất của xã hội dân sự là đối thoại, hòa giải (Một thế giới)

Bản chất của xã hội dân sự là đối thoại, hòa giải

-
PGS.TS Ðang Ngoc Dinh
PGS.TS Ðặng Ngọc Dinh

LTS: Tại diễn đàn Kinh tế mùa xuân do uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, ông Trương Ðình Tuyển, nguyên bộ trưởng bộ Thương mại, cho rằng “đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”. Ông Tuyển đưa ra nhận định “thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự” trong bối cảnh các diễn giả đang bàn thảo về cải cách thể chế, mở đường tiếp tục phát triển.

Phóng viên trò chuyện với PGS.TS Ðặng Ngọc Dinh, giám đốc trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), nhằm tìm hiểu rõ hơn tính chất và vai trò của xã hội dân sự (XHDS) trong bối cảnh hiện nay. 

Năm 2006, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông nói “Ðừng sợ xã hội dân sự”. Tám năm qua, xã hội dân sự của chúng ta đã phát triển hay thụt lùi và tác động của nó đối với sự phát triển chung hiện ra sao, thưa ông?

Trước hết, ta cần nhắc lại một vài khái niệm: XHDS là các tổ chức xã hội nằm ở khu vực ngoài nhà nước, ngoài gia đình và ngoài doanh nghiệp, ở đó người dân tự nguyện kết nối với nhau vì những quyền lợi chung. Một thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội, các tổ chức tự nguyện trong dân chúng, từ làng xóm đến đô thị, mang tính chất liên kết cộng đồng.

Một xã hội muốn phát triển bền vững, cần được vận hành theo một thể chế dựa trên “chiếc kiềng” ba chân: nhà nước, thị trường và XHDS. Nhà nước vận hành theo luật pháp; thị trường theo lợi nhuận; còn XHDS vận hành theo sự liên kết tự nguyện và dựa trên đạo lý, nhân văn.

Ở Việt Nam đã và đang tồn tại XHDS, mà điển hình là các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức dựa trên cộng đồng (CBOs). Tuy nhiên, có câu hỏi thường đặt ra là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng (hội Nông dân, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh…) ở Việt Nam có thuộc XHDS không?

Theo định nghĩa trên đây thì câu trả lời có thể là các tổ chức này có tính chất đặc biệt: vừa mang tính XHDS (tính xã hội: liên kết người dân, phản ánh nguyện vọng người dân), vừa mang tính chính trị (đặt nặng chức năng “vận động” người dân thực thi các chính sách của nhà nước).

Với cách hiểu như trên, XHDS ở Việt Nam đã có những bước phát triển trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn và có tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội. Ngoài những hoạt động thường xuyên và tích cực của các tổ chức NGO, đặc biệt là các NGO thuộc liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), một vài dự án phát triển như “Thúc đẩy sự tương tác hiệu quả giữa Quốc hội và tổ chức xã hội” nhằm góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của các cơ chế tương tác giữa tổ chức xã hội và Quốc hội, hoặc dự án “Con đường tham gia” (2011) nhằm nâng cao năng lực và vị trí của XHDS trong cung cấp các dịch vụ chống căn bệnh HIV tại cộng đồng…

Tuy nhiên, có một hiện trạng là trong những năm gần đây, nếu hoạt động của XHDS ở nước ta có phong phú, tích cực hơn, thì ở khía cạnh “thể chế” lại chưa đạt được những tiến bộ tương ứng. Luật về hội (một thành phần cơ bản của XHDS) vẫn chưa được ban hành.

Khi ông đặt vấn đề “đừng sợ”, nghĩa là đã có những lo sợ, mà sự phát triển của xã hội dân sự thì có tính quy luật. Vì sao chúng ta lại sợ một “quy luật”? Làm thế nào để hoá giải nỗi sợ này?

Đến nay, ở Việt Nam, trên các văn bản chính thống (của các cơ quan nhà nước và truyền thông quốc gia) XHDS hình như vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, chưa được bàn luận một cách cởi mở. Đó là do còn nghi ngại về vai trò và mối quan hệ giữa XHDS và nhà nước. XHDS có thể hoạt động với vai trò thể hiện trong một “dãy” các vị trí từ (1) đến (6) (theo nhà nghiên cứu Hannah 2003).

Trong đó: (1) là vị trí mà XHDS gần như là một tổ chức nhà nước, vận động người dân thực thi các chính sách của nhà nước” (vì vậy ở vị trí này XHDS được gọi là “cánh tay nối dài” hoặc “cái bóng” của nhà nước); (2) Vận động chính sách: XHDS hoạt động để chính sách được hoàn thiện và thực thi hiệu quả; (3) Vận động “hành lang” (lobby), XHDS cố gắng hoạt động nhằm thay đổi chính sách theo chiều hướng có lợi cho người dân; (4) Giám sát, ở vị trí này XHDS tiến hành những hoạt động giám sát việc thực thi chính sách, phản biện chính sách, chống tham nhũng trong xã hội.

Đây là vị trí thể hiện vai trò XHDS một cách tích cực nhất, tác động hiệu quả nhất của XHDS đến xã hội. Tiếp theo (5) và (6) là hai vị trí mà nhà nước coi là XHDS mang tính tiêu cực, và không khuyến khích, trong đó (5): vai trò của XHDS trong chức năng đối lập (ngôn luận trái chiều, những chỉ trích của công chúng về chính sách); và (6): vai trò của XHDS thể hiện trong việc vận động công chúng kháng cự lại chế độ (bất tuân chính quyền).

Người dân không bao giờ muốn “chỉ trích”, “bất tuân chính quyền” vì bản chất của xã hội dân sự là đối thoại, hoà giải, mang tính nhân văn, đạo đức. Qua dãy các vị trí của XHDS và mối quan hệ với nhà nước nêu trên đây, hoàn toàn hiểu được tại sao chính quyền chưa vượt qua được “nỗi sợ” XHDS, lo rằng XHDS chỉ là hoạt động ở vị trí (5) và (6)! Tuy nhiên, nên thấy rằng, người dân không bao giờ muốn “chỉ trích”, “bất tuân chính quyền” vì bản chất của XHDS là đối thoại, hoá giải, mang tính nhân văn, đạo đức.

Dù có “thừa nhận” hay không thì XHDS vẫn đang tồn tại dưới dạng này hay dạng khác. Có lẽ vấn đề “thừa nhận” mà ông Tuyển đặt ra liên quan đến khuôn khổ pháp luật, làm nhiều người nghĩ đến dự án luật về hội dang dở mười mấy năm qua hay nhu cầu bức thiết về một luật biểu tình chưa được đáp ứng. Theo ông, vấn đề “thừa nhận” nên được hiểu và hành động như thế nào? Tác động đối với xã hội nói chung và với bản thân XHDS nói riêng nếu chúng ta thừa nhận hay không thừa nhận?

Tất nhiên, sự “thừa nhận” tốt nhất, tối ưu là thông qua thể chế (ban hành luật về hội), khi đó sẽ rất thuận lợi và “song phẳng” cho hoạt động của XHDS; trong đó, nhà nước quy định pháp luật rõ ràng để XHDS tuân thủ; XHDS giám sát để nhà nước không bị mua chuộc bởi thị trường, và khuyến khích thị trường mang tính xã hội, nhân bản.

Một khi hoạt động của XHDS được thể chế hoá, nhà nước và xã hội sẽ khai thác được những mặt tích cực của XHDS (vị trí 1, 2, 3, 4 đã trình bày) và khắc phục, hạn chế hoặc loại bỏ những mặt tiêu cực của XHDS (vị trí 5 và 6).

Để thúc đẩy quá trình “thừa nhận” XHDS bằng thể chế, những hoạt động từ nghiên cứu, đào tạo đến thực tiễn cần xúc tiến nhiều hơn, nhằm phân tích những măt tích cực/tiêu cực của XHDS (đặc biệt những mặt tích cực trong bối cảnh Việt Nam, một quốc gia có truyền thống liên kết, hỗ trợ, “đùm bọc” trong người dân, từ làng quê đến đô thị); tiến hành nhiều hơn những hoạt động của XHDS theo các vị trí (1) đến (4), từ góp phần xoá nghèo, hoàn thiện chính sách, đến giám sát, phản biện xã hội.
Mỹ Lệ thực hiện /Người Đô Thị

Xã hội công dân là tất yếu
… Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất những khuyến nghị sau:
“Thứ nhất là, cần phải thiết lập đồng bộ ba yếu tố kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân ở nước ta. Hiện nay chúng ta đang xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; và tất yếu cũng phải xây dựng xã hội công dân của nhân dân… Trong di sản lý luận của C.Mác: xã hội công dân là trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử.

Xã hội công dân là lĩnh vực đời sống xã hội được tổ chức một cách tự nguyên, tự chủ và tự quyết, độc lập với nhà nước và được ràng buộc bởi những quy định hoặc hệ thống luật lệ chung. Xã hội công dân là môi trường thực hiện dân chủ, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia vào đời sống xã hội và củng cố, bảo vệ lợi ích cộng đồng. Xã hội công dân được hình thành và phát triển còn hỗ trợ, phối hợp với nhà nước thực hiện những chức năng xã hội mà nhà nước không làm được hoặc thực hiện không có hiệu quả. Mặt khác, nó lại phản biện, giám sát nhà nước, hạn chế sự lạm quyền, chuyên quyền của nhà nước.

Để hình thành xã hội công dân, trước hết cần xác định rõ phạm vi quyền lực, chức năng của nhà nước, phạm vi các quyền tự do cá nhân, còn khoảng trống giữa cá nhân và nhà nước chính là phạm vi của xã hội công dân. Những năm trước đây chúng ta đã thiết lập hệ thống chính trị mà quyền lực của Đảng và Nhà nước dường như bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, ngay cả trong lĩnh vực đoàn thể nhân dân (phi nhà nước) cũng mang tính chất hành chính nhà nước, còn cá nhân thì mờ nhạt đi, gần như hoà tan trong cộng đồng xã hội…

Để hình thành xã hội công dân, cần khuyến khích phát triển các hội, các đoàn thể tự nguyện, tự chủ, tự quản, đảm nhận những chức năng xã hội như: từ thiện, nhân đạo; giúp nhau xoá đói giảm nghèo, nâng cao nghề nghiệp; đảm bảo môi sinh, môi trường, an ninh xã hội…; khôi phục những mặt tích cực của các thiết chế tự quản truyền thống như thiết chế làng xã, phường hội… Nhưng quan trọng là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân… Khắc phục tính chất hành chính nhà nước của các tổ chức này và nhằm nâng cao tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự quyết trong tổ chức và hoạt động…”.

 (Trích khuyến nghị trong đề tài nghiên cứu “Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới”,  do TS. Tô Huy Rứa làm chủ biên, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia 2008)
 

Tư liệu: Những điểm mới của Hiến pháp trong chế định Quyền con người


Những điểm mới của Hiến pháp trong chế định Quyền con người


Chế định Quyền con người năm 2013
Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Quyền con người được quy định trong Chương II của Hiến pháp 2013  được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều này được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu như:

Một là, đưa vị trí Chương "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân"  từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp 2013. Việc thay đổi vị trí nói trên không đơn thuần là sự thay đổi về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hai là, Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.

Nếu như Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận thuật ngữ "quyền con người" thông qua quy định “quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong quyền công dân” tại Điều 50. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 lại chưa phân biệt rạnh ròi được quyền con người với quyền cơ bản của công dân.  Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân”. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra (kể cả đối với người quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam đã bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân); còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.

Bên cạnh đó, nhằm khắc phục sự tùy tiện ra các quy định trong việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định. Điều này xác lập nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế bằng Luật chứ không phải các văn bản dưới luật.

Ba là, trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy đủ trong Hiến pháp. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”(Điều 14); ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”… và ở nhiều điều khác.

Bốn là, Hiến pháp mới bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước. Đó là Quyền sống (Điều 19), Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 20), Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (Điều 21), Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), Quyền kết hôn và ly hôn (Điều 36), Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), Quyền xác định dân tộc (Điều 42), Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)... Việc ghi nhận các quyền mới này hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, thể hiện nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực hiện quyền con người. 

Ngoài ra, Quyền con người không chỉ đề cập ở Chương II mà ở nhiều chương khác như chương về Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Cụ thể, Chính phủ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân (Khoản 6 Điều 96); Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 107); Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Khoản 3 Điều 102). Như vậy, bộ máy Nhà nước được lập ra để bảo vệ quyền con người. Cách tiếp cận quyền con người này thể hiện sự kế thừa và tiếp thu quan điểm tiến bộ của các nước trên thế giới.

Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự kết tinh của tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp sửa đổi là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời, chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện, đáp ứng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.
 (theo nguồn TS. Nguyễn Văn Thái
Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng)

Tư liệu (free download): Yukichi Fukuzawa and the modern world

Dài 97 trang, tác giả Alan MacFarlane, không có thông tin về xuất bản. Ở đây: http://www.alanmacfarlane.com/TEXTS/FUKUZAWA_final.pdf


Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Tư liệu: Hội Nhà báo VN không phải là tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp duy nhất (VNTB)


 Nguồn: http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-hoi-nha-bao-vn-khong-phai-to-chuc.html

(VNTB)-Hội Nhà báo VN không phải tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp duy nhất

Minh Tâm
(VNTB) - Trên trang http://www.bienphong.com.vn/baobienphong/news/khong-can-cai-goi-la-hoi-nha-bao-doc-lap/26733.bbp, có bài viết tựa đề: “Không cần cái gọi là “Hội nhà báo độc lập”.
Tác giả bài báo khẳng định: “Hội nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) do một nhóm, gồm đa số là những người chống đối Đảng, Nhà nước, từng vi phạm pháp luật khởi xướng”.



Ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN), Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo, trong bài phỏng vấn này, cũng đã đồng ý quan điểm đó của tác giả bài báo.

Xin được tuần tự trao đổi với ông Phạm Quốc Toàn.

Ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam



Bộ Chính trị là tổ chức hợp pháp?

Nhà báo Phạm Quốc Toàn: “Tôi cho rằng, cái gọi là HNBĐLVN đã ra đời bất hợp pháp, bởi dù họ có là gì đi chăng nữa thì cũng phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Họ hoàn toàn không đăng ký, xin phép hoạt động. Đây là một điều không thể chấp nhận không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới - các tổ chức xã hội ra đời đều phải đăng ký, được pháp luật thừa nhận”. (Trích, nguồn đã dẫn ở trên).

Ông Toàn nói đúng một nửa. Cho đến nay, pháp luật chưa có điều cấm nào về giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, biểu tình.

Pháp luật mới chỉ có quy định về “lập hội”. Như vậy, việc thành lập những tổ chức hội, đoàn chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng như lời ông Toàn, là điều ghi nhận.

Tuy nhiên, theo nội dung Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội, tại Điều 3: “Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”, thì việc thành lập các hội, đoàn này cần thiết có sự chủ động tạo điều kiện pháp lý từ phía chính quyền, thay vì tiếp tục cấm đoán bằng những mệnh lệnh hành chính.

Với vai trò là người cầm trịch cho HNBVN, ông Toàn cần tích cực cho việc thực thi Nghị quyết số 64/2013/QH13, chứ không phải tiếp tục bảo thủ và chỉ trích những tiến trình thay đổi phù hợp hiến định.

Ở đây, theo hiến định, ngay cả Bộ Chính trị cũng cần phải đăng ký là một tổ chức hoạt động theo luật. Điều 4, Hiến pháp đã xác lập các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Là đảng viên, chắc ông Toàn tường tận về quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại Điều lệ ĐCSVN. Với những phát biểu quy chụp ở bài báo, dấu hiệu đã vi phạm vào Điều 2.3, khi đảng viên Phạm Quốc Toàn đã không “liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. (Trích Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).

“Tuyên truyền, vận động”, chứ không phải là “khủng bố, đe dọa” như những răn đe” mà đảng viên Phạm Quốc Toàn nói về HNNĐLVN.

HNBVN không phải tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp duy nhất

Nhà báo Phạm Quốc Toàn: “Ở Việt Nam, chỉ có HNBVN là tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp duy nhất, mái nhà chung của những người làm báo Việt Nam. HNBVN có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng và góp phần thực hiện chính sách thông tin - báo chí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo”.

Tại Quyết định số 124/QĐ-BNV ngày 09-02-2011 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Điều lệ sửa đổi của HNBVN, tại Điều 2 ghi: “1. HNBVN là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam. 2. HNBVN đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Ðiều lệ Hội”.

Không có bất kỳ điều nào trong Quyết định 124/QĐ-BNV, xác lập HNBVN là tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp duy nhất, như lời khẳng định của ông Toàn.

Ông Phạm Quốc Toàn: “HNBVN đã ra đời, hoạt động từ năm 1950, cách đây gần 65 năm, đã qua 9 lần Đại hội. Hội là tổ chức chính thức đại diện cho những người làm báo Việt Nam được quốc tế ghi nhận, có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức báo chí quốc tế. Cả về mặt pháp lý và thực tiễn, cái gọi là HNBĐLVN hoàn toàn không có giá trị, không cần thiết đối với những người làm báo Việt Nam”.

Có ít nhất hai việc xin được trao đổi. Thứ nhất, HNBVN thành lập năm 1950 với mục đích phục vụ tuyên truyền cho cuộc chiến, phù hợp với “Ngày báo chí cách mạng Việt Nam”. Tôn chỉ được coi là tối thượng, luôn xác định trong Điều lệ HNBVN từ năm 1950 đến nay là “đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN”.

Hiến pháp 2013, và sau đó là Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội, cho thấy vai trò của ĐCSVN là gián tiếp lãnh đạo đời sống xã hội bằng các chủ trương đường lối thông qua luật pháp nhà nước. Xã hội dân sự giờ đây chỉ phải tuân thủ luật pháp mà không còn phải “đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN”.

Tổ chức HNBĐLVN chính là một tổ chức xã hội dân sự như hiến định. Pháp luật mặc nhiên bảo vệ HNBĐLVN.

Thứ hai, khái niệm báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn. Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm do tác động của các điều kiện lịch sử, xã hội. HNBVN thành lập năm 1950 chỉ là một tổ chức của những người làm báo theo tiêu chí “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, áp dụng công thức của Lê-Nin: “báo chí không những là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”.

Mô hình báo chí chủ yếu vẫn là hệ thống báo đảng và các tổ chức quần chúng “dưới sự lãnh đạo của Đảng”, có mở rộng ra báo của một số ngành nghề, báo của địa phương.

Điều đó cho thấy trong một xã hội dân sự như hiến định, người dân đang rất cần nhiều tổ chức có tiếng nói phản biện độc lập, không chịu sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái, hội đoàn nào. Tổ chức đó chỉ phải tuân thủ luật pháp, chứ không phải là Điều lệ Đảng.

Mới chỉ có một HNBĐLVN là quá ít.

Đủ cơ sở khởi tố ông Toàn về hành vi vu khống

Nhà báo Phạm Quốc Toàn: “HNBĐLVN là một tổ chức bất hợp pháp, được một vài cá nhân không phải là nhà báo đứng ra thành lập, thu nạp những đối tượng chống đối trong và ngoài nước, công khai tuyên bố theo đuổi mục tiêu đa nguyên chính trị, tư nhân hóa báo chí nhằm chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý xã hội và báo chí”.

“Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. (Điều 14, Hiến pháp 2013)

Điều 107, Hiến pháp 2013: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.

Từ hai căn cứ trên, cần thiết xem xét trách nhiệm hình sự của ông Phạm Quốc Toàn, như các nội dung ở Điều 122, Bộ luật Hình sự (trích): “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với nhiều người”.

Với những chứng cứ vi phạm pháp luật công khai và thách thức của ông Phạm Quốc Toàn trong bài báo như nói ở trên, cần phải xem xét đầy đủ các trách nhiệm dân sự lẫn hình sự của ông Toàn.

Về phương diện đảng viên, nhất thiết làm rõ những phát ngôn cho thấy ông Phạm Quốc Toàn đang góp phần vào lo sợ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là vì sao dân không còn tin Đảng nữa.

Các trao đổi ở đây với ông Phạm Quốc Toàn, là tư cách của một người viết độc lập và vẫn có Thẻ Nhà báo còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Tuy nhiên, gần 25 năm theo nghề, qua nhiều đợt “đổi thẻ”, chưa bao giờ người viết “làm đơn” xin gia nhập vào HNBVN. Một lý do rất đơn giản: cùng là người trong nghề, lẽ nào không hiểu “chân tóc” của những chức sắc đang ngồi làm “quan báo”?

Có điều đây là một câu chuyện khác, xin được kể vào dịp thích hợp.

Minh Tâm

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Tư liệu: Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3307&rb=0102

Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987
 
Phong trào Đổi Mới trong văn hoá văn nghệ Việt Nam không phải là một phong trào tự phát từ dưới lên. Nó nằm trong không khí chính trị của GlasnostPerestroika và được dẫn dắt, chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo văn hoá văn nghệ Việt Nam. Sau cuộc gặp giữa ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư ĐCSVN, với gần 100 văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa trong hai ngày 6 và 7.10.1987 tại Hà Nội, khẩu hiệu „cởi trói trong văn hoá văn nghệ“ đã chính thức vang lên. Tiếp theo đó, Hội nghị Bộ chính trị trung ương Đảng khóa VI - với sự có mặt của các thành viên Bộ Chính trị và các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, cố vấn của Bộ Chính trị - đã họp để thông qua dự thảo Nghị quyết về Văn hóa Văn nghệ do Ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương, đứng đầu là ông Trần Độ, soạn thảo. Ngày 28.11.1987, ông Nguyễn Văn Linh, TBT ĐCSVN đã kí Nghị quyết này.
Nhân kỉ niệm 17 năm sau ngày kí văn bản quan trọng này, chúng tôi xin giới thiệu lại Nghị quyết 05, mong cung cấp một cái nhìn đối chiếu với đường lối chỉ đạo văn hoá văn nghệ hiện nay tại Việt Nam.
talawas
I.

Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất từ sau cách mạng tháng Tám thành công, văn hóa, văn nghệ Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Văn hóa văn nghệ đã phát triển mạnh mẽ. Các văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa trở thành những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, sáng tạo được nhiều tác phẩm có giá trị, có sức động viên cổ vũ to lớn đối với nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay.

Sau thắng lợi vĩ đại năm 1975, cách mạng nước ta bước vào một thời kỳ mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, giành độc lập và thống nhất đất nước, nhân dân ta phải tập trung sức khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trong lúc phải tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ để bảo vệ Tổ quốc.

Trong hoàn cảnh mới, có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thử thách, hoạt động văn hóa, văn nghệ mười hai năm qua đã thu được nhiều thành tựu và những kinh nghiệm quý, đồng thời cũng bộc lộ không ít nhược điểm, khuyết điểm.

Chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ các tổ chức, thể chế phản động của chế độ cũ trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại của địch, chống những quan điểm, khuynh hướng, tàn dư của văn hóa, văn nghệ phản động và đồi trụy, xây dựng và phát triển rộng khắp nền văn hóa, văn nghệ cách mạng thảo đường lối, quan điểm của Đảng.

Chúng ta đã triển khai một cách đồng bộ và cân đối hơn công tác văn hóa, văn nghệ (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, cả ở Trung ương và địa phương), từng bước mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa, văn nghệ ngày càng cao và phong phú của các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi. Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng.

Đáng lưu ý là trong tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định, có nhiều khó khăn, phức tạp, những nhà hoạt động văn hóa văn nghệ có tâm huyết, mẫn cảm đã cùng với Đảng và nhân dân kiên trì tháo gỡ khó khăn, cố gắng nhận thức ngày càng sâu hơn nội dung và ý nghĩa những chuyển động lớn đang diễn ra ở nước ta cả về chính trị và kinh tế, xã hội và văn hóa, đạo đức và tâm lý, tư duy và sinh hoạt, gắn với những vấn đề chung của chủ nghĩa xã hội và của thế giới trong thời đại ngày nay, không ngừng tìm tòi, phát hiện những khả năng mới trong sự nghiệp cách mạng để tiến lên, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của nhân dân ta.

Chúng ta chưa thể bằng lòng với những việc đã làm được. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng. Nhiều hiện tượng tiêu cực như chạy theo tiền và tình trạng hỗn loạn kéo dài về dùng băng ghi hình có nội dung xấu chưa được ngăn chập kịp thời. Cuộc đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa phản động, đồi trụy chưa tốt. Những thành tựu và những thiếu sót nói trên gắn liền với những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, công tác quản lý, công tác xây dựng đội ngũ và cả những nhận thức lý luận trong điều kiện mới.

Đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ nước ta sau năm 1975 được bổ sung thêm nhiều lực lượng trẻ có triển vọng là một đội ngũ đáng tin cậy, phần lớn được rèn luyện và thử thách trong đấu tranh cách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trước những khó khăn gay gắt về đời sống, đại bộ phận anh chị em cố gắng giữ gìn phẩm chất, kiên định quan điếm sáng tạo và hoạt động phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Tuy nhiên, một bộ phận chưa tích cực phấn đấu tu dưỡng, nâng cao trình dộ chính trị, nghệ thuật, chưa đi sâu vào thực tế, chưa đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn, ràng buộc để sáng tác tốt hơn; một số người giảm sút ý chí chiến đấu, sống buông thả, chạy theo các khuynh hướng không lành mạnh trong hoạt động văn học, nghệ thuật.

Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa, văn nghệ đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác này. Nghị quyết các đại hội lần thứ IV, V, VI của Đảng đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ đúng đắn để chỉ đạo hoạt động văn hóa, văn nghệ. Dựa vào các nghị quyết đó Bộ chính trị và Ban bí thư thường xuyên chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ, nhưng có khuyết điểm là trong nhiều năm, chưa có lần nào bàn kỹ và ra nghị quyết về văn hóa, văn nghệ, chưa chú ý cải tiến phương thức lãnh đạo văn hóa, văn nghệ cho phù hợp với tình hình mới. Nhiều cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo và ít được bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực quan trọng nhưng phức tạp này. Công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa, văn nghệ có nhiều biểu hiện giản đơn, thô thiển, thiếu dân chủ. Cơ chế và chính sách quản lý, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý sự nghiệp văn hóa văn nghệ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ chưa được coi trọng cũng là nguyên nhân quan trọng hạn chế việc phát huy tiềm năng sáng tạo trong văn hóa, văn nghệ.
II.
Văn hóa là nhu cầu cần thiết trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa, những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người.

Văn hóa Việt Nam kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta, là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước.

Hiện nay, văn hóa là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa và văn học, nghệ thuật có tác dụng to lớn trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân. Giai đoạn mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện hiện nay đòi hỏi văn hóa, văn nghệ nước ta phải vươn lên đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn học ngày càng mở rộng, văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm.

Với tinh thần cách mạng và khoa học, cần nhận thức rõ sự đa dạng, phức tạp và xu thế phát triển của tình hình trong thế giới ngày nay để giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, tư tưởng và học thuật, trước mắt và lâu dài trong công tác văn hóa, văn nghệ. Chú trọng phát huy bản sắc của nền văn hóa dân tộc và xây dựng bản lĩnh của con người mới Việt Nam để có thể tiếp thu những yếu tố văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài vào và chủ động, vững vàng trước mọi thử thách.

Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Nó kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời có ý thức tự bồi đắp thêm những phẩm chất đã có tiền đề trong lịch sử và đang hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta như ý thức dân chủ, tinh thần quốc tế và tinh thần khoa học. Cần kết hợp hài hòa và nâng cao tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước ta, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Có như thế văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới phát triển rực rỡ và đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa chung của nhân loại.

Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Văn học, nghệ thuật góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để mở rộng và làm sâu sắc thêm quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống đất nước, cổ vũ nhiệt tình cho công cuộc đổi mới, tích cực tham gia giải quyết việc giải phóng những tiềm năng của đất nước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra.

Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dương cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhượng những hiện tượng tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con người mới trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sĩ của công cuộc đổi mới, xây dựng được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần làm cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng lành mạnh và phong phú. Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh được nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi.

Để văn hóa, văn nghệ có thể làm tròn được chức năng cao cả của mình, các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin và nhân sinh quan cách mạng, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với nhau chân thành, sâu sắc, tôn trọng tài năng và sự cống hiến của nhau, lên án và khắc phục những biểu hiện cơ hội, bè phái, lối sống buông thả, đi sâu vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp, mạnh dạn đổi mới trong tư duy và hoạt động sáng tạo.
III.

Khai thác mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo là tư tưởng chỉ đạo bao trùm để phát triển văn hóa, văn nghệ hiện nay. Đây là công việc của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, của công chúng và của bản thân văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa, liên quan đến cả quan điểm, lý luận và công tác tổ chức thực hiện được thể hiện trong các chính sách, biện pháp lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa. Tinh thần chung của các chính sách, biện pháp là phải bảo đảm những điều kiện để văn hóa, văn nghệ làm tốt vai trò xã hội với chức năng cao cả của nó. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản của Đảng là coi trọng con người, coi con người là động lực quan trọng nhất và là mục tiêu phục vụ và xây dựng cao nhất của mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

Phải xem việc đầu tư cho sự nghiệp văn hóa để phục vụ con người, xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa - theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một sự đầu tư không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu cấp bách, trước mắt, mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài nhằm thỏa mãn một cách hợp lý nhu cầu văn hóa của nhân dân mang lại niềm vui và hạnh phúc cho từng người, và để tích lũy vốn quý nhất cho xã hội. Cần quan niệm lại cấu kết kế hoạch Nhà nước và ngân sách "thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội" (Báo cáo chính trị Đại hội VI của Đảng).

Sớm ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức văn hóa, văn nghệ khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo được những vốn tự có để có thêm điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ. Tiến tới thành lập quỹ văn hóa Việt Nam theo hướng huy động mọi lực lượng, mọi khả năng cả ở trong và ngoài nước. Các tổ chức văn hóa, văn nghệ được quyền tự chủ xây dựng quỹ, vốn và sử dụng quỹ, vốn đó trong hoạt động của mình. Ngoài sự tài trợ thích đáng của Nhà nước về vật tư, kinh phí, các hội ở trung ương cũng như các hội ở địa phương có quyền lập quỹ, phát triển quỹ bằng những hoạt động nghề nghiệp, được hưởng chính sách ưu đãi về kinh tế tài chính để tự trang trải các kinh phí hoạt động, bảo đảm và cải thiện điều kiện sáng tạo và đời sống của các hội viên, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước. Các chính sách kinh tế, tài chính này phải phù hợp với từng ngành, từng loại hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc. "Cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đáng lao động nghệ thuật, động viên sáng tạo khuyến khích tài năng" (Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng).

Thực hiện đầy đủ quyền tác giả, khẩn trương nghiên cứu để sớm ban hành các chế độ thù lao nghệ thuật, bảo đảm cho nghệ sĩ chuyên nghiệp có thể sống và tiếp tục sáng tạo chủ yếu bằng nhuận bút. Chế độ thù lao phải đặc biệt tính đến giá trị chất lượng các tác phẩm.

Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng. Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ. Bản chất quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.

Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (chống lại dân tộc, chống lại chủ nghĩa xã hội, phá hoại hòa bình), và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình. Đảng và Nhà nước khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai để tìm ra chân lý. Cần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khêu gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao đẹp trong các văn nghệ sĩ.

Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện. Tự do sáng tác đi đôi với tự do phê bình. Người sáng tác và người phê bình phải làm chủ ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân về công việc của mình.

Nâng cao tính lý luận, trình độ khoa học, trình độ thẩm mỹ, hiểu biết thực tế sáng tác và thực tế cuộc sống sâu sắc hơn nữa trong công tác phê bình văn học nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình cần lắng nghe và coi trọng dư luận của quần chúng rộng rãi. Phê bình phải khách quan, trong sáng, nghiêm túc và có tính chiến đấu cao, khắc phục thói nể nang hoặc thô bạo, lối phê bình một chiều, hời hợt, hình thức, sách vở.

Đảng và Nhà nước coi trọng cả hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng và hoạt động văn nghệ nghiệp dư. Các cơ quan văn hóa, văn nghệ cần nhận thức rõ vị trí, mục tiêu phương thức hoạt động thích hợp của mỗi loại hình, tránh tình trạng chuyên nghiệp hóa văn nghệ quần chúng và văn nghệ nghiệp dư, cũng như hạ thấp yêu cầu đối với văn nghệ chuyên nghiệp; hết sức tạo điều kiện để văn nghệ chuyên nghiệp đạt được những đỉnh cao về nghệ thuật.

Phải coi các di tích lịch sử, các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, các tài năng và danh nhân là tài sản quý của quốc gia; có những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa để giáo dục nhân dân về lòng yêu nước và tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hóa, tạo điều kiện cho nhiều thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên cứu các giá trị văn hóa cổ truyền, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống, vừa dân tộc, vừa hiện đại. Đấu tranh chống xu hướng nệ cổ, bảo thủ và cả xu hướng mất gốc, hư vô chủ nghĩa.

Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa Văn hóa Văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi, hẻo lánh, quan tâm các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi khác nhau. Xây dựng và củng cố các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà bảo tàng, công viên văn hóa... nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa quần chúng, đưa việc xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới thành công việc của toàn xã hội, tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc khoa học và căn cứ thực tiễn được nghiên cứu và tổng kết chu đáo.

Kiên quyết đấu tranh chống những tàn dư văn hóa phong kiến, thực dân, tư sản. Ngăn chặn khuynh hướng thương mại trong hoạt động văn hóa văn nghệ, đấu tranh với các loại văn nghệ dâm ô, khích động tội ác. Làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch và phản động hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa. Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục.

Phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa, văn nghệ nước ta có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ với Liên Xô, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, mở rộng sự giao lưu văn hóa mật thiết với Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, mở rộng sự giao lưu văn hóa với các nước đang phát triển và các nước phương Tây, làm cho nhân dân ta được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa của Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, thông qua các mối quan hệ nhà nước, các tổ chức văn hóa, văn nghệ nước ta cần quan tâm hơn nữa đến sinh hoạt quốc tế, tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lao động và cuộc sống của loài người.
IV.

Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ là yếu tố có ý nghĩa quyết định để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ một cách thuận lợi.

Thông qua nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn, cần khẩn trương nâng cao nhận thức lý luận về văn hóa, văn nghệ, hoàn thiện và cụ thể đường lối xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng một cơ chế lãnh đạo và quản lý phù hợp. Lập các hội đồng nghệ thuật quốc gia, hội đồng nghệ thuật địa phương và hội đồng nghệ thuật cơ sở theo kiểu các hội đồng khoa học ở các ngành khoa học. Các hội đồng nghệ thuật do cấp ủy đảng và cấp chính quyền thành lập bao gồm những người có uy tín và am hiểu nhất về một ngành nghệ thuật hoặc một số ngành nghệ thuật gần nhau. Các hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn đầy đủ để quyết định những vấn đề nghệ thuật thuộc phạm vi xem xét của mình, và chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập các hội đồng tư vấn hội đồng lâm thời để giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý xử lý các vấn đề văn hóa, văn nghệ trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và những hiểu biết khoa học đáng tin cậy. Tổ chức tốt và tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các hội đồng nghệ thuật là phương thức lãnh đạo rất quan trọng để nâng cao sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với văn hóa nghệ thuật, khắc phục và ngăn ngừa những hiện tượng cấp ủy đảng và chính quyền can thiệp thô bạo vào các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, và từng cá nhân tùy tiện quyết định số phận một tác phẩm hoặc một tiết mục, trừ trường hợp những vấn đề nghệ thuật trở thành vấn đề chính trị có phương hại chung đến quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân.

Cải tiến phương thức lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ phải quán triệt quan điểm của Đảng đối với trí thức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ. "Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đảm bảo quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân" (Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng).

Trân trọng nhân cách, tài năng và sự độc đáo của văn nghệ sĩ, chu đáo, tế nhị, chân tình trong quan hệ, đối xử, có cách làm việc thích hợp với từng cá tính sáng tạo. Các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật có tài năng, được nhân dân quý trọng và có uy tín quốc tế là vốn quý của đất nước, của nhân dân, là lực lượng chủ yếu để xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ xứng đáng của dân tộc. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ văn hóa, văn nghệ, chú ý cán bộ lãnh đạo và quản lý, văn nghệ sĩ, cán bộ chuyên trách quan hệ quốc tế và văn hóa. Kết hợp nghiên cứu cơ bản và tổng kết thực tiễn, kết hợp nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng.

Các trường đảng xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa và có chương trình giảng dạy cơ bản về văn hóa, văn nghệ. Các trường đại học và cao đẳng, các trường quản lý cần có môn văn hóa xã hội chủ nghĩa với chương trình phù hợp. Ban văn hóa văn nghệ Trung ương phối hợp với Học viện Nguyễn Ái Quốc cùng các cơ quan, đơn vị nghiên cứu văn hóa, văn nghệ xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình môn học này, có kế hoạch bồi dưỡng lý luận và đường lối văn hóa, văn nghệ cho cán bộ lãnh đạo chủ chết và cán bộ phụ trách văn hóa, văn nghệ các cấp.

Các ngành văn hóa, văn nghệ, giáo dục, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hóa, nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và học sinh trong các trường học.

Củng cố tổ chức đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, xây dựng và kiện toàn các cơ quan chuyên môn làm tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo văn hóa, văn nghệ từ Trung ương đến địa phương.

Bộ Văn hóa cần đổi mới tổ chức và cán bộ, phong cách công tác cho phù hợp với yêu cầu phát triển của văn hóa, văn nghệ, làm tròn chức năng một cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Đảng và Nhà nước coi trọng vai trò và vị trí chính trị, xã hội của các hội sáng tác, bảo đảm cho các hội sáng tác, với tính chất là những tổ chức xã hội nghề nghiệp độc lập hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam, Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, Hội kiến trúc sư Việt Nam, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và các hội văn nghệ ở địa phương. Xác định hệ thống, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các hội sáng tác chuyên ngành và các hội văn nghệ ở địa phương. Nói chung, ở địa phương nên tổ chức hội văn nghệ có tính chất tổng hợp, tùy trình độ phát triển của từng nơi mà có sự phân ngành hợp lý. Chi hội là đơn vị cơ sở có đông hội viên, có quan hệ tốt về tổ chức và hoạt động với hội ở Trung ương và Hội văn nghệ địa phương, bảo đảm tính thống nhất chung cả nước và bảo đảm điều kiện hoạt động thuận lợi ở các địa phương.

Tư liệu: Xây dựng và phát triển Công nghiệp - Thương mại sau ngày Giải phóng miền Nam giai đoạn 1975-1985 (Bộ Công thương VN)

http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/540/giai-doan-1975---1985.aspx

----------

Xây dựng và phát triển Công nghiệp - Thương mại sau ngày Giải phóng miền Nam
A. Trong lĩnh vực công nghiệp
I. Đặc điểm tình hình và chủ trương phát triển công nghiệp
    Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hoà bình xây dựng, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn lịch sử mới, ngành Công nghiệp Việt Nam đứng trước những thuận lợi, khó khăn cũng như những nhiệm vụ nặng nề và đã đạt được những thành tựu nhất định.
    1.1. Thực trạng và những khó khăn
    1.1.1. Tình hình chung cả nước
    Đến năm 1976, toàn ngành công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh với khoảng 52 vạn cán bộ, công nhân viên. Trong đó, miền Bắc có 1.279 xí nghiệp, miền Nam có 634 xí nghiệp, Trung ương quản lý 540 xí nghiệp, địa phương quản lý 1.373 xí nghiệp. Về tiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc có 3.000 cơ sở chuyên nghiệp với trên 60 vạn lao động. Ở miền Nam có tới hàng chục vạn cơ sở tư nhân với 80 – 90 vạn lao động, nhưng phần lớn chưa được khôi phục lại. Kết quả sản xuất công nghiệp năm 1976 đạt giá trị tổng sản lượng tương đương 48 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1982). Trong đó, công nghiệp nhóm A chiếm 34,1% và nhóm B chiếm 65,9%; quốc doanh chiếm 62,7%, tiểu thủ công nghiệp 37,3% và công nghiệp trung ương 44,2%, công nghiệp địa phương 55,8%. Những ngành then chốt của công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng không lớn: năng lượng: 5,6%, luyện kim: 3,3%, cơ khí: 12,3%, hoá chất phân bón: 9,4%, vật liệu xây dựng: 6%. Công nghiệp nhóm B chỉ có lương thực và thực phẩm là ngành lớn nhất: 33,6%, dệt da may nhuộm: 14,5%. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, công nghiệp chiếm tỷ trọng 10,6% lao động xã hội, 37% giá trị tài sản cố định, làm ra 38,4% tổng sản phẩm xã hội, 25,3% GDP và 53% giá trị sản lượng công nông nghiêp. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hoá chất, dệt… Thiết bị nhập từ nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản, chiếm 41%, của Liên Xô và Đông Âu 20%, trong nước chế tạo chỉ khoảng 13%. Về hiệu quả sản xuất, mức tích luỹ trên 1 đồng vốn tài sản cố định của công nghiệp trung ương là 0,25 đồng, hệ số tích luỹ của 100 đồng vốn sản xuất là 33%, song chưa đạt mức ổn định của thời kỳ 1964-1965 của miền Bắc và năm 1970 của miền Nam. Tình trạng không sử dụng hết công suất phổ biến, công nghiệp quốc doanh chỉ đạt 62%.
    1.1.2. Ở miền Bắc
    Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm 1975, đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể. Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ…; công nghiệp hoá chất đã sản xuất được xút, phân bón, thuốc trừ sâu…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp… Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B.
    Nếu xét về phát triển giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1955 = 1 lần thì năm 1975 = 16,2 lần, trong đó quốc doanh = 44,8 lần và tiểu thủ công nghiệp = 5,6 lần, nhóm A = 27,1 lần và nhóm B = 12,3 lần, công nghiệp trung ương = 76 lần và công nghiệp địa phương = 9,2 lần. Tuy vậy, nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó.
    1.1.3. Ở miền Nam
    Có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng. Công nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ nên có những hạn chế: chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8 - 10% tổng sản phẩm xã hội; phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố định, khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới 10 công nhân; công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may… Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị thay thế và nguyên liệu, khoảng 70 - 100% nguyên liệu là nhập khẩu. Từ sau 1970, hàng năm, công nghiệp miền Nam phải nhập 300 triệu USD nguyên liệu và 65 triệu USD thiết bị. Tuy nhiên, có một số cơ sở qui mô lớn, trang thiết bị khá hiện đại và năng suất cao, thiết bị có xuất xứ của Pháp, Mỹ, Đài Loan, Tây Đức… ví dụ như trong các ngành công nghiệp điện tử và cơ khí chính xác.
    1.2. Chủ trương phát triển công nghiệp
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới như sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng”. Đại hội cũng thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980). Đây là kế hoạch triển khai xây dựng chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
    Nhiệm vụ của công nghiệp trong kế hoạch 5 năm là: (1) tiếp tục thực hiện đường lối công nghiệp hoá và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp; (2) khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị và các hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân; (3) thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống nhất quản lý và tổ chức công nghiệp trong cả nước. Đồng thời phấn đấu thực hiện 10 mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra cho các ngành công nghiệp đến năm 1980 phải đạt: 1 triệu tấn cá biển, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kWh điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 250 - 300 nghìn tấn thép, 3,5 triệu m3 gỗ, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, sản lượng cơ khí tăng 2,5 lần so với năm 1975.
    Nhưng, sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lối công nghiệp hoá trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, thậm chí vào cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II những năm 1979-1980, sản xuất công nghiệp lâm vào trì trệ, suy thoái. Trước tình hình đó, Hội nghị trung ương 6 khoá IV năm 1979 đã chỉ ra những sai lầm trong lãnh đạo kinh tế, chủ yếu là quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chưa kết hợp kế hoạch với thị trường, chưa khai thác sử dụng các thành phần kinh tế tư sản dân tộc và cá thể ở miền Nam, chậm khắc phục trì trệ, bảo thủ trong xây dựng các chính sách cụ thể, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp, có biểu hiện giản đơn trong cải tạo hội chủ nghĩa ở miền Nam.
    Những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công nghiệp hoá trong giai đoạn 1981-1985 là: điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp đã chú ý hơn tới các hình thức thích hợp; trong cải tiến quản lý công nghiệp đã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp và các hợp tác xã. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là chưa thấy được sự cần thiết xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Nói cách khác, mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối và chính sách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh tế và công nghiệp hoá của nước ta vẫn chưa thay đổi. Đường lối, chính sách kinh tế và công nghiệp hoá đã có tác động mạnh mẽ đến phát triển công nghiệp trong thời kỳ này.
    II. Tiếp quản và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp miền Nam
    2.1. Cải tạo công nghiệp
    Ở miền Bắc, sau khi chiến tranh kết thúc chúng ta phải tiếp tục khôi phục và nhanh chóng ổn định sản xuất cho các xí nghiệp bị đánh phá trong chiến tranh. Trong khi đó lại phải chia sẻ một lực lượng lớn về người, vật tư kỹ thuật cho việc tiếp quản và khôi phục sản xuất công nghiệp ở miền Nam mới giải phóng. Việc thống nhất tổ chức, quản lý công nghiệp cả nước cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy các năng lực công nghiệp, góp phần thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam. Trong đó, vấn đề thành lập bộ máy nhà nước quản lý ngành công nghiệp miền Nam đã được tiến hành khẩn trương, ở các tỉnh thành miền Nam đã thành lập các Sở Công nghiệp với sự giúp đỡ về vật lực, người và chia sẻ kinh nghiệm của các Sở, ngành công nghiệp miền Bắc.
    Ở miền Nam, tuy có những năng lực sản xuất công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm khá quan trọng, nhưng việc khôi phục sản xuất không phải dễ dàng, vì công nghiệp miền Nam hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật và nguyên, vật liệu nhập khẩu. Sau ngày giải phóng, sản xuất công nghiệp miền Nam bị đình đốn, một phần vì thiếu nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, một phần do thái độ bất hợp tác của giai cấp tư sản đối với cải tạo. Do đó, chúng ta đề ra nhiệm vụ khẩn trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa công nghiệp miền Nam. Tuy nhiên, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam có khó khăn phức tạp hơn ở miền Bắc, vì giai cấp tư sản miền Nam có thực lực kinh tế và kinh nghiệm hoạt động. Miền Nam có khoảng 2 vạn nhà tư sản, gấp 10 lần ở miền Bắc trước đây và vốn liếng, tài sản của họ cũng lớn hơn nhiều.
    Ngày 04/9/1975 tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I. Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12/1976, chúng ta tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Tiếp theo, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 3/1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978. Thực hiện chủ trương này, công cuộc cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam được tiến hành thông qua các hình thức sau:
- Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư sản mại bản, tư bản bỏ chạy ra nước ngoài. Có 1.354 cơ sở với 13 vạn công nhân được quốc hữu hoá, bằng 34% số cơ sở và 55% số công nhân;
- Thành lập xí nghiệp công tư hợp doanh: 498 cơ sở với 13.000 công nhân, chiếm 14,5% số cơ sở và 5,5% số công nhân;
- Thành lập xí nghiệp hợp tác xã, gia công, đặt hàng: 1.600 cơ sở với trên 7 vạn công nhân, chiếm 45% về cơ sở và khoảng 30% về công nhân. Số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh còn lại chiếm khoảng 6% về cơ sở và 5% về công nhân, trong tổng số xí nghiệp công nghiệp tư doanh.
    Trong năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn trong công nghiệp miền Nam bị xoá bỏ. Năm 1978, chúng ta tuyên bố hoàn thành căn bản cải tạo tư sản công nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam, trong đó có việc xoá bỏ sự lũng đoạn của tư sản người Hoa. Đến thág 5/1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Nhưng theo đánh giá, ta mới chỉ xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ trong công nghiệp mà chưa xác lập được quan hệ sản xuất mới trên thực tế. Thực chất, việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp miền Nam chỉ diễn ra hình thức.
    2.2. Cải tạo tiểu, thủ công nghiệp
    Ở miền Nam có hàng triệu thợ thủ công sống rộng khắp trong nông thôn và thành thị. Trong việc cải tạo tiểu thủ công nghiệp, Đảng ta chủ trương: “Đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành dịch vụ cần thiết cho xã hội, phải xắp xếp lại theo ngành dưới sự quản lý của Nhà nước. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề mà áp dụng những hình thức tổ chức và cải tạo thích hợp. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phải đưa đến kết quả phát triển sản xuất, giữ gìn và nâng cao kỹ thuật sản xuất làm phong phú mặt hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm”.
    Trong những năm 1977-1978, việc cải tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã được thực hiện. Tiểu thủ công nghiệp tại những vùng tập trung và trong những ngành quan trọng đã được tổ chức lại và có bộ phận được đưa vào hợp tác xã. Đã thành lập trên 500 hợp tác xã và 5.000 tổ hợp tác với trên 250 nghìn lao động. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 144 hợp tác xã với 27.634 lao động và 1.964 tổ hợp tác với 75.284 lao động, chiếm 71% tổng số lao động thủ công nghiệp của Thành phố. Các tỉnh khác có số thợ thủ công được tổ chức lại chiếm khoảng 40%. Tới cuối năm 1985, số cơ sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã có 2.937 hợp tác xã chuyên nghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác xã kiêm và 920 hộ tư nhân cá thể.
    III. Cải tiến quản lý và tổ chức sản xuất trong công nghiệp
    Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đang áp dụng trong công nghiệp đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Các xí nghiệp quốc doanh không có quyền chủ động trong sản xuất vì phụ thuộc vào kế hoạch Nhà nước về vật tư, tài chính. Trong khi đó, nguồn lực bao cấp của Nhà nước ngày càng hạn chế do các nguồn viện trợ bị cắt giảm. Nếu chúng ta biết rằng, hàng năm trước đây, mỗi miền Nam - Bắc tiếp nhận viện trợ từ hai phe khoảng 1 tỷ rup - USD. Ngày 12/5/1975, trước tình hình khó khăn, ngay khi vừa chấm dứt chiến tranh, ta và Liên Xô ký hiệp định về việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp không hoàn lại cho Việt Nam gồm xăng dầu, phân bón, lương thực, xe vận tải và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng khác.
    Điều chủ yếu là Đảng phải có những biện pháp tháo gỡ và tìm lối thoát khỏi cơ chế cũ. Hội nghị trung ương lần thứ 6 khoá IV Ngày 26/9/1979 đề cập sự cần thiết quan tâm tới lợi ích vật chất của người lao động, tạo bước chuyển động trong sản xuất và đời sống, để cho sản xuất “bung ra”. Sau đó, ngày 21/1/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 25/CP về “Một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh”. Tiếp sau chính sách “khoán sản phẩm” nổi tiếng trong nông nghiệp, có thể coi Quyết định 25/CP là đánh dấu bước chuẩn bị, khởi đầu đổi mới chính sách và cơ chế quản lý nói chung và chính sách và cơ chế quản lý công nghiệp nói riêng. Nội dung của Quyết định này là tiến hành cải tiến công tác kế hoạch hoá của xí nghiệp quốc doanh. Theo tinh thần đổi mới, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, khuyến khích xí nghiệp chủ động tiếp cận thị trường, đa dạng hoá sản xuất, phát triển thêm sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ công nghiệp. Kế hoạch mới sẽ gồm ba phần hay còn gọi “kế hoạch 3 phần”. Kế hoạch A: là kế hoạch với các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước quyết định và được Nhà nước đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, sản phẩn làm ra phải bán cho Nhà nước theo giá quy định. Kế hoạch B: là kế hoạch do xí nghiệp tự lo vật tư để tận dụng khai thác các năng lực sản xuất của mình (như máy móc, nhà xưởng và lao động), sản phẩm làm ra phải bán cho Nhà nước, nhưng giá thành được tính theo giá mua vật tư, nên lợi nhuận định mức được tăng lên gấp 2 - 4 lần so với định mức lợi nhuận của kế hoạch A. Kế hoạch C: là kế hoạch sản xuất phụ, do xí nghiệp tự tổ chức làm thêm để tận dụng lao động và cải thiện thu nhập cho công nhân, không nằm trong nhiệm vụ sản xuất được giao, sản phẩm làm ra được quyền tiêu thụ trên thị trường. Cùng với Quyết định 25/CP, Hội đồng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 26/CP ngày 21/1/1981 về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị kinh doanh của Nhà nước.
    Trên cơ sở phân tích và kết luận về tình hình thực hiện Quyết định 25/CP, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 146/HĐBT ngày 25/8/1982, nhằm sửa đổi và bổ sung Quyết định 25/CP, để phát huy mặt tích cực và kịp thời uốn nắn những lệch lạc phát sinh hay sự “bung ra” không đúng hướng trong quá trình thực hiện nghị quyết này. Các quyết định trên đã góp phần làm giảm bớt sự tập trung quan liêu bao cấp trong cơ chế quản lý nhà nước đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện cho sự “bung ra” mạnh mẽ của sản xuất. Điều quan trọng là từ đây đã gợi mở ra hướng đổi mới không chỉ trong công tác kế hoạch hoá, mà cả trong các lĩnh vực giá cả, lợi nhuận, các biện pháp khuyến khích vật chất trong cơ chế quản lý kinh kinh tế công nghiệp quốc doanh giai đoạn tiếp theo.
    Thời kỳ này, chúng ta đã tiến hành tổ chức lại sản xuất công nghiệp, thành lập nhiều công ty và liên hiệp xí nghiệp trong công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng. Việc ban hành Điều lệ Xí nghiệp mới có tác dụng mở rộng trách nhiệm, quyền hạn tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở. Nhiều địa phương cũng đã giới thiệu mặt hàng mới và nơi giao dịch để các xí nghiệp có thể trao đổi vật tư, thiết bị thừa không dùng đến và biết được các khả năng hợp tác sản xuất của nhau.
    IV. Phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ II và III (1976- 1980 và 1981-1985)
    Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề phát triển công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm 1975-1986, Nhà nước đã đầu tư vào ngành công nghiệp 65 tỷ đồng (tính theo giá 1982), chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, tốc độ tăng đầu tư cho công nghiệp cao hơn mức tăng đầu tư bình quân của toàn bộ khu vực sản xuất vật chất. Trong đó, đầu tư cho nhóm A là trên 70% và nhóm B gần 30%.
    Trong thời kỳ này, nhiều công trình tương đối lớn được xây dựng như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An; khu dầu khí Vũng Tầu; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên; nhà máy phân lân Lâm Thao; các nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha Trang; các nhà máy đường Lam Sơn, La Ngà; các nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân Mai... Giá trị tài sản ngành công nghiệp được tăng lên đáng kể: giai đoạn 1976 - 1980 tăng thêm 13 tỷ đồng, bằng 35% giá trị tài sản cố định mới tăng thêm thuộc khu vực sản xuất vật chất; giai đoạn 1981 - 1985 tăng 18,6 tỷ đồng, bằng 440 % tổng giá trị tài sản cố định thuộc khu vực này. Đồng thời, năng lực sản xuất mới của nhiều ngành công nghiệp cũng được nâng lên. Riêng thời kỳ 1981 - 1986, tăng thêm 456.000 kWh điện, 2,5 triệu tấn than, 2,1 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi, giấy 58.000 tấn, đặc biệt, dầu mỏ cũng bắt đầu được khai thác.
    Do kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam và đầu tư xây dựng mới của Nhà nước, số lượng cơ sở công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh trong cả nước đã tăng thêm đáng kể, khoảng 1.000 cơ sở trong vòng 10 năm, từ 2.021 xí nghiệp năm 1976 lên 2.538 xí nghiệp năm 1980 và 3.220 xí nghiệp năm 1985. Trong đó, chủ yếu là các xí nghiệp nhóm A đã từ 1.076 năm 1976 tăng lên 1.458 năm 1980 và 1.851 cái năm 1985, xí nghiệp nhóm B đã từ 945 tăng lên 1.080 và 1.369 cái; năm 1985 số xí nghiệp do trung ương quản lý là 748 cái và địa phương quản lý là 2.472 cái. Ngành nhiều xí nghiệp nhất là lương thực, thực phẩm có 634 cái, địa phương nhiều xí nghiệp nhất là Hậu Giang có 164 cái.
    Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả nước năm 1985 là 36.630 cái, tăng 18% so với năm 1980. Trong đó, hợp tác xã chuyên nghiệp là 5.641 cái, tổ sản xuất chuyên nghiệp là 12.622 cái, hợp tác xã nông nghiệp kiêm là 16.510 cái, hợp tác xã khác kiêm 937 cái, tư nhân, cá thể là 920 cơ sở. Số lao động công nghiệp đã từ 2,033 triệu người năm 1976 tăng lên 2,653 triệu người năm 1985. Trong đó, lao động quốc doanh và công tư hợp doanh là 774 ngàn người (trung ương 405 ngàn người, địa phương 369 ngàn người); lao động tiểu thủ công nghiệp là 1,88 triệu người (tập thể 1,2 triệu người, cá thể 680 ngàn người). Số cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ trong toàn ngành Công nghiệp năm 1982 là 70.000 người.
    Về sản xuất, tính chung cả thời kỳ 10 năm 1976-1985 thì sản xuất công nghiệp vẫn tăng lên, nhưng chia làm hai giai đoạn rõ rệt:
- Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980), sản xuất công nghiệp phát triển đều trong 3 năm đầu, năm 1978 tăng cao nhất là 18% so với năm 1976. Sau đó tụt xuống và năm 1980 chỉ tăng 2,5% so với năm 1976. Tính cả thời kỳ, tốc độ tăng bình quân chỉ có 0,6%/năm. Do đó, tất cả các mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra đều không đạt. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu công nghiệp của kế hoạch 5 lần II (1976-1980): giá trị sản lượng cơ khí đạt 80%; sản lượng điện là 3.680 triệu kWh, đạt 73,6%; than đạt 52%; khai thác gỗ tròn là 1,577 triệu m3, đạt 45%; vải mặc là 182 triệu mét, đạt 40,4%; đánh bắt cá biển là 399 ngàn tấn, đạt 39,9%; giấy, bìa là 48,3 ngàn tấn, đạt 37%; xi măng đạt 641 ngàn tấn, đạt 32%; phân bón hoá học 367 ngàn tấn, đạt 28%; sản lượng thép là 62,5 ngàn tấn, đạt 25%.
    Đặc biệt, sản xuất công nghiệp có những năm giảm sút tuyệt đối (năm 1977 tăng 10,8%, 1978 tăng 8,2%, 1979 giảm 4,7%, năm 1980 giảm 10,3%). Trong đó, công nghiệp trung ương giảm sút nhiều nhất, hàng năm giảm 4%, do thiếu nguyên, vật liệu. Trong khi đó, công nghiệp địa phương, nhất là tiểu thủ công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, hàng năm tăng 6,7%, nhờ có cơ chế linh hoạt và khai thác được các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ.
    Tình trạng trên có nguyên nhân như: nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, năng suất thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, trong khi nguồn lực viện trợ giảm dần, gặp khó khăn về cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng như chuyển đổi cơ chế hành chính quân liêu bao cấp, lại thêm chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và sự cấm vận bên ngoài.
- Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985): Sản xuất công nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu có bước phát triển đều đặn, rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1983 đã vượt năm 1977 (năm cao nhất của thời kỳ kế hoạch 5 năm trước), năm 1984 đã vượt 20% so năm 1977. Đến năm 1985, toàn ngành Công nghiệp đã sản xuất được 105 tỷ đồng giá trị sản lượng, tăng trên 61,3% so với năm 1976 và 57,4% so với năm 1980. Trong thời kỳ 1981-1985, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9,5%, trong đó nhóm A tăng 6,4% và nhóm B tăng 11,2%, công nghiệp trung ương tăng 7,8% và địa phương tăng 10,4%, tiểu thủ công nghiệp tăng 11,4%. Cơ cấu công nghiệp thay đổi như sau: nhóm A/B năm 1980 là 37,8%/62,2% và năm 1985 là 31,4%/68,6%; công nghiệp quốc doanh/ngoài quốc doanh năm 1980 là 60,2%/39,8% và năm 1985 là 56,3%/43,7%9. Cơ cấu ngành công nghiệp cũng có những biến đổi nhất định (xem bảng dưới đây).
    Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch 5 lần thứ III đã khá hơn, một phần do các chỉ tiêu này đã được điều chỉnh thấp hơn.
    Vào năm 1985, một số chỉ tiêu sản phẩm công nghiệp chủ yếu tính bình quân đầu người đạt như sau: điện phát ra 87,2 kWh, so với 62,7 kWh (1976); than sạch đạt 93,9 kg, so với 115 kg (1976); xi măng đạt 25,1 kg, so với 15,1 kg (1976); gạch đạt 49 viên, so với 75 viên (1976); gỗ tròn đạt 0,024 m3, so với 0,031 m3 (1976); giấy đạt 1,31 kg, so với 1,53 kg (1976); muối ăn đạt 11,2 kg, so với 11,9 kg (1976); cá biển đạt 10,5 kg, so với 12,3 kg (1976); đường mật đạt 6,7 kg, so với 1,5 kg (1976); vải lụa đạt 6,2 mét, so với 4,5 mét (1976).
    Có thể coi đây là kết quả của những cải tiến quản lý trong khu vực công nghiệp quốc doanh theo tinh thần Quyết định 25/CP, và Quyết định 146/HĐBT làm cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất công nghiệp được “bung ra”, cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơn các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng. Mặt khác, do một số công trình xây dựng qui mô trong giai đoạn 1976 - 1980 đã đi vào sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho nền kinh tế.
    Như vậy, trong thời gian 10 năm sau khi nước nhà thống nhất, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn về thiên tai địch họa và hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, ngành Công nghiệp nước ta đã được tăng cường lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất. Đến năm 1985, toàn ngành Công nghiệp có 3.220 xí nghiệp quốc doanh, 36.630 cơ sở tiểu thủ công nghiệp với 2,653 triệu lao động, đã sản xuất được 105 tỷ đồng giá trị tổng sản lượng, làm ra 30% thu nhập quốc dân, 40% tổng sản phẩm xã hội và trên 50% giá trị sản lượng công - nông nghiệp, góp phần nhất định vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.
    V. Khôi phục và phát triển các ngành công nghiệp
    Ngành Cơ khí: Đã tiến hành một bước việc tổ chức và sắp xếp lại và phân công sản xuất trong toàn quốc theo hướng chuyên môn hoá, kết hợp năng lực cơ khí của quốc doanh trung ương với cơ khí địa phương, cơ khí quốc phòng, cơ khí hợp tác xã và lực lượng cơ khí tư nhân. Nhiều sản phẩm cơ khí đã giảm được chi phí sản xuất và có chất lượng tốt hơn, vì các chi tiết và bộ phận được chế tạo hàng loạt ở các xí nghiệp khác nhau theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản xuất.
    Việc bổ sung thiết bị, cải tạo mở rộng nhiều nhà máy cơ khí của các ngành, việc xây dựng mới các cơ sở cơ khí phục vụ nông nghiệp ở các tỉnh và huyện miền Nam, các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, tầu, thuyền đánh cá, đã tăng thêm năng lực cơ khí ngành và cơ khí địa phương. Chúng ta cũng hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất toàn bộ hoặc từng phần Nhà máy Cơ khí Hà Nội mở rộng, cụm cơ khí Gò Đầm, Nhà máy Cơ khí trung tâm Cẩm Phả, Nhà máy Khí cụ điện, Nhà máy Xe đạp Xuân Hoà, các nhà máy sửa chữa xe máy, thiết bị dụng cụ, 4 nhà máy cơ khí tỉnh...
    Các sản phẩm chủ yếu của ngành Cơ khí được sản xuất hàng loạt để phục vụ nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm này là thiết bị toàn bộ cho xưởng cơ khí huyện, máy kéo bông sen, máy công tác theo sau máy kéo, máy bơm thuỷ lợi, tàu hút bùn, bơm thuốc trừ sâu, xe cải tiến, công cụ cầm tay trong nông, lâm, ngư nghiệp, tầu đánh cá, trong đó có loại tầu 400 sức ngựa, xà lan, rơ moóc, toa xe lửa, phụ tùng ô tô, máy kéo... cũng tăng lên với tốc độ cao.
    Để phục vụ cho xây dựng cơ bản và sản xuất vật liệu xây dựng, ta đã sản xuất được thiết bị toàn bộ cho các nhà máy xi măng công suất 5.000 - 10.000 - 20.000 tấn/năm, các nhà máy gạch 7 - 20 triệu viên/năm, sản xuất hàng loạt máy trộn bê tông, máy trộn vữa... Việc sản xuất máy móc, công cụ cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm cũng được đẩy mạnh với việc sản xuất hàng loạt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo, nhà máy chế biến màu, nhà máy giấy, nhà máy dệt, xưởng thuỷ tinh... của công nghiệp địa phương. Các máy móc thông dụng như động cơ đieden, động cơ điện, máy biến thế, máy cắt gọt kim loại... hàng năm đều tăng với nhịp độ cao từ 30 - 60%. Chúng ta đã bắt đầu sản xuất được một số linh kiện điện tử để lắp ráp và sửa chữa các thiết bị điện tử.
    Công nghiệp năng lượng cũng phát triển với tốc độ cao. Ngành điện đã tăng thêm công suất nhờ huy động thêm các máy phát của các ngành và địa phương, thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật. Việc xây dựng các cụm phát điện mới và hệ thống truyền tải điện phục vụ thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long được hoàn thành và phát huy tác dụng. Ta bắt đầu xây dựng các nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, Nhiệt điện Phả Lại.
    Ngành Than đã khôi phục xong các mỏ bị đánh phá, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị khai thác, vận chuyển và chế biến than hiện đại. Do nhu cầu về than rất lớn nên ta đã xây dựng thêm nhiều mỏ nhỏ để đưa nhanh vào sản xuất ở các địa phương. Việc xây dựng các mỏ than lớn có công suất 1-3 triệu tấn/năm cũng được tiến hành khẩn trương, để có thể đưa vào sản xuất từng phần bắt đầu từ cuối của kế hoạch 5 năm lần II (1976 - 1980).
    Công nghiệp vật liệu, nguyên liệu, trước hết là sản xuất thép, hoá chất và vật liệu xây dựng cũng được chú ý phát triển. Các lò cao của khu Gang thép Thái Nguyên đã khôi phục xong, các xưởng cán thép Lưu Xá, Gia Sàng đã lắp đặt xong thiết bị và đi vào sản xuất, các xưởng cán thép miền Nam đã được khôi phục và đi vào sản xuất. Nhiều nhà máy cơ khí được trang bị thêm để sản xuất thép đúc và thép hợp kim. Sản xuất thiếc, crôm đều tăng hơn trước.
    Trong công nghiệp hoá chất, sản lượng các loại phân bón hoá học được tăng lên nhiều nhờ mở rộng Nhà máy Supe Lâm Thao, hoàn thiện dây chuyền sản xuất nhà máy phân lân ở các tỉnh. Nhiều huyện đã mở rộng sản xuất vôi để cải tạo đất. Ngành chế biến cao su cũng được tăng thêm năng lực sản xuất để mở rộng chế tạo săm lốp ô tô, xe đạp, các mặt hàng cao su. Công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp nhiều nơi đã sản xuất được xà phòng, keo dán, phèn chua, mực in, thuốc bảo quản gỗ và các hoá chất thông thường.
    Trong công nghiệp vật liệu xây dựng đã hoàn thành việc mở rộng Nhà máy Xi măng Hải Phòng, khôi phục Nhà máy Xi măng Hà Tiên, xây dựng và đưa vào sản xuất nhiều nhà máy xi măng địa phương. Việc xây dựng các nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn cũng được xúc tiến và dự kiến đưa vào sản xuất 1-2 năm tới; sản xuất gạch ngói được phát triển mạnh với việc xây dựng và đưa vào sản xuất nhiều nhà máy gạch công suất 7 triệu viên/năm, 20 triệu viên/năm. Nhà máy gạch chịu lửa 10.000 tấn/năm đã đi vào sản xuất. Nhiều nhà máy bê tông đúc sẵn, nhà máy ván ép cũng đã xây dựng xong. Trong công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp cũng phát triển việc sản xuất vôi, gạch ngói và các loại vật liệu khác...
    Việc sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển theo hướng chuyển mạnh sang sử dụng các sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp và các loại nguyên liệu, vật liệu trong nước kể cả tận dụng phế liệu, phế phẩm, giảm bớt nhập khẩu. Đồng thời, chúng ta cũng phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp, thực hiện khai thác nguồn nguyên liệu địa phương và xuất khẩu. Trong công nghiệp thực phẩm, nhiều tỉnh và huyện đã xây dựng các nhà máy xay xát gạo công suất 15 - 30 tấn bằng thiết bị trong nước. Nhiều xưởng chế biến hoa màu được xây dựng ở các địa phương có nhiều ngô, khoai, sắn... Các thành phố và trung tâm công nghiệp đựợc tăng thêm năng lực sản xuất mì sợi, bánh mì. Công nghiệp đường cũng phát triển hơn trước, nhờ đưa vào sản xuất nhiều cơ sở đường địa phương công suất 50 - 100 tấn mía/ngày. Để tận đụng nguyên liệu, các nhà máy đang bổ sung thiết bị để trở thành những xí nghiệp liên hợp đường - rượu - giấy. Công nghiệp chè, thuốc lá, dầu thực vật, mì chính, đồ hộp, đông lạnh... đều phát triển với tốc độ cao, đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu như chè, thuốc lá, tôm cá đóng hộp đông lạnh, có nhiều mặt hàng tăng gấp 2 - 3 lần. Công nghiệp thực phẩm được bổ sung nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Trong khu vực tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển chế biến thực phẩm theo kỹ thuật truyền thống bằng các nguyên liệu nông sản địa phương nhằm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân.
    Ngành Dệt đã tăng thêm công suất nhờ việc đưa vào sản xuất liên hợp dệt Vĩnh Phú, cải tạo và tổ chức lại lực lượng dệt của tư nhân ở miền Nam và khôi phục nghề dệt thủ công truyền thống, đưa công suất dệt vải lên tới 400 triệu mét/năm. Các cơ sở dệt kim, dệt lụa, thảm len, dệt đay và thảm đay... cũng được mở rộng. Các nghề cói, may mặc, thêu ren... đều phát triển. Chúng ta đã khẩn trương xây dựng thêm các nhà máy kéo sợi bông, sợi đay và đổi mới trang thiết bị máy móc ở nhiều nhà máy dệt và các cơ sở dệt thủ công. Công nghiệp giấy và chế biến gỗ đã được tăng thêm năng lực sản xuất nhờ khôi phục lại nhiều cơ sở sản xuất ở miền Nam, xúc tiến việc xây lắp Nhà máy Giấy Bãi Bằng ở Vĩnh Phú, phát triển nhiều cơ sở nhỏ ở địa phương để sản xuất giấy từ bã mía, đay, rơm rạ... Các nhà máy gia công gỗ xẻ, gỗ ván sàn, gỗ dán và ván ép được trang bị thêm; đã đưa thêm được 3 nhà máy mới vào sản xuất. Công nghiệp đồ sứ và thuỷ tinh đã phát triển theo hướng mở rộng cơ sở nguyên liệu và xây dựng thêm các cơ sở vừa và nhỏ ở các tỉnh và huyện, các cơ sở sản xuất đồ thuỷ tinh cỡ vừa ở các tỉnh ven biển. Đã đưa vào sản xuất xí nghiệp men sứ Hải Dương, xí nghiệp khai thác cao lanh Vĩnh Phú, Lào Cai, Lâm Đồng; hoàn thành xây dựng nhà máy thuỷ tinh Hải Hưng, mở rộng các nhà máy Rạng Đông, nhà máy phích nước thành phố Hồ Chí Minh.
    Trong công nghiệp nhẹ, đã chú ý đẩy mạnh việc sản xuất hàng tiêu dùng có nhu cầu phổ thông. Đã tăng thêm năng lực sản xuất xe đạp và phụ tùng xe đạp, quạt điện và bóng đèn điện, máy may, đồng hồ, máy thu thanh và thu hình, đồ dùng học tập và đồ chơi trẻ em…
B. Trong lĩnh vực thương mại
    I. Thương mại thời kỳ thống nhất đất nước đến đầu công cuộc đổi mới (1975- 1979)
    1.1. Cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam
    Thị trường miền Nam trước giải phóng mang tính chất thị trường tư bản chủ nghĩa và tương đối phát triển, có quan hệ gắn bó với nhiều nước tư bản thế giới và khu vực. Tư sản mại bản là thế lực phản động nhất trong giai cấp tư sản ở miền Nam, có lợi ích gắn bó với chủ nghĩa đế quốc, hoạt động kinh doanh làm giàu, lũng đoạn thị trường và phục vụ cho guồng máy chiến tranh của Mỹ - Ngụy. Hệ thống độc quyền lũng đoạn thị trường của tư sản mại bản được tổ chức tinh vi và chặt chẽ trong các khâu trọng yếu: Từ xuất, nhập khẩu, thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến, vận chuyển đến nắm quyền bán buôn, khống chế bán lẻ hoặc ít nhất cũng nắm độc quyền làm tổng đại lý tiêu thụ hàng hoá, chi phối tư sản thương nghiệp và lực lượng tiểu thương làm mạng lưới tiêu thụ bán lẻ cho chúng. Giai cấp tư sản mại bản do nắm giữ một khối lượng lớn tài sản và hàng hoá trong tay nên vẫn tiếp tục thao túng thị trường miền Nam sau ngày giải phóng, gây ra những vụ đầu cơ, làm ăn phi pháp, làm mất ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình đó đòi hỏi phải nhanh chóng xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản. Chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn và đã được Nhà nước ta thi hành ở các thành phố lớn miền Nam vào những tháng cuối năm 1975 và năm 1976.
    Thời gian đầu sau giải phóng, thị trường miền Nam lưu hành 3 loại tiền khác nhau: tiền của chế độ Sài Gòn cũ, tiền của Chính phủ cách mạng lâm thời và tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lúc đầu, Nhà nước chủ trương tạm thời hạn chế việc buôn bán giữa hai miền. Đến năm 1976, nhu cầu giao lưu hàng hoá giữa 2 miền Nam - Bắc ngày càng tăng lên, quan hệ đó đòi hỏi phải được mở rộng. Vì vậy, những hạn chế buôn bán ban đầu đã được Nhà nước xoá bỏ dần trong thời gian sau đó.
    Từ hoàn cảnh chiến tranh chuyển sang hoà bình, nhu cầu về tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng khác trước về cơ bản. Điều đó đòi hỏi hoạt động của thương mại phải có sự thích ứng nhanh chóng với điều kiện mới của thị trường, mở rộng kinh doanh với những phương thức tiến bộ, hàng hoá phong phú với chất lượng bảo đảm.
    Ngay sau giải phóng, hàng vạn cán bộ ngành Thương mại, bao gồm Nội thương, Ngoại thương và Vật tư đã được điều động cho miền Nam. Trong đó có nhiều cán bộ cốt cán đã được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng khung các cơ quan quản lý cấp Sở, Ty để vào tiếp quản và xây dựng mạng lưới thương mại ở các thành phố, các tỉnh phía Nam. Tháng 5/1975, Tổng Nha Nội thương ra đời và ngày 26/5/1975 thành lập Sở Thương nghiệp thành phố Sài Gòn mới giải phóng. Tiếp sau đó là các Sở Thương nghiệp của các tỉnh, thành phố khác cũng được thành lập. Đến cuối năm 1976, đã thành lập được 2 tổng công ty và 10 công ty thương nghiệp bán buôn toàn miền Nam, gần 60 công ty thương nghiệp tỉnh với trên 500 cửa hàng. Giao lưu hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc dần được khai thông và không ngừng phát triển.
    1.2. Nội thương và ngoại thương từng bước phát triển
    Lực lượng thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng và lực lượng hợp tác xã tuy mới thời kỳ đầu xây dựng, nhưng đã từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó đã hạn chế được ở mức độ nhất định nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn giá cả thị trường.
    Cũng cần nhớ lại rằng, những năm đầu sau giải phóng, công tác phân phối lưu thông gặp rất nhiều khó khăn. Thương nghiệp quốc doanh tuy phát triển nhanh, nhưng còn yếu. Chưa có nhiều hàng hoá, kể cả hàng nông sản - thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng. Phương thức mua vào, bán ra còn lúng túng, gò bó. Các tổ chức thương nghiệp hợp tác xã đang thời kỳ đầu xây dựng, chưa đủ sức hỗ trợ cho thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng, phân phối bán lẻ và chi phối thị trường. Việc tổ chức quản lý thương nghiệp tư nhân còn bị buông lỏng. Việc theo dõi nắm tình hình thị trường chưa cụ thể và sát sao, do đó chưa kịp thời đối phó và ngăn chặn được các thủ đoạn phi pháp của bọn gian thương.
    Đầu năm 1978, Nhà nước thực hiện việc đổi tiền lần thứ 2 để thống nhất tiền tệ trong cả nước, tạo tiền đề thống nhất thị trường hai miền và công tác lãnh đạo hoạt động thương mại trong cả nước cùng có điều kiện tập trung thống nhất từ Trung ương. Thương nghiệp quốc doanh đã từng bước vươn lên dành lấy vị trí chủ đạo. Giao lưu hàng hoá giữa hai miền không ngừng được tăng cường và bổ sung cho nhau, mỗi năm càng thêm phát triển.
    Hoạt động buôn bán đối ngoại trong bối cảnh đất nước thống nhất cũng có những thuận lợi mới. Từ đó, chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác tiềm năng của cả nước về thiên nhiên cũng như lao động để đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
    Những năm 1976-1978, tình hình kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, từ cuối năm 1978 trở về sau, tình hình diễn biến có nhiều khó khăn phức tạp. Mỹ và một số nước khác đã có thái độ thù địch với nhân dân ta, thực hiện chính sách cấm vận, phân biệt đối xử. Họ ngừng viện trợ và đầu tư vào Việt Nam, ngừng các khoản tín dụng đã cam kết, thậm chí có nước có hành vi phá hoại nền kinh tế của nước ta. Trong lúc đó lại xảy ra cuộc chiến tranh ở biên giới Tây - Nam và phía Bắc, làm cho đất nước ở trong tình trạng vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, gây khó khăn và mất cân đối nhiều mặt cho nền kinh tế. Thị trường biến động, giá cả hàng hoá tăng nhanh. Bên cạnh đó, quản lý kinh tế cũng như quản lý thương mại vẫn giữ cung cách của thời kỳ chiến tranh, mang nặng tính chất quan liêu bao cấp, tỏ ra kém hiệu quả.
    Mặc dù gặp nhiều khó khăn to lớn từ phía khách quan cũng như chủ quan, song điều đó cũng không hoàn toàn cản trở nền kinh tế của ta phát triển.
    Năm 1977-1978, hai năm liền nông nghiệp cả 2 miền gặp thiên tai nặng nề, công tác thu mua nắm nguồn hàng của thương mại không đạt yêu cầu. Công nghiệp thiếu nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976- 1980) đạt mức thấp, quỹ hàng hoá của Nhà nước không đáp ứng nhu cầu, nhiều mặt hàng thiết yếu chỉ bảo đảm cung cấp được khoảng 50% tiêu chuẩn định lượng được phân phối bằng tem phiếu. Trong điều kiện thiếu hàng như vậy, ngành Thương mại đã cố gắng tập trung được một lượng hàng cần thiết để ưu tiên cung cấp cho khu vực trực tiếp sản xuất, phục vụ lực lượng chiến đấu, một phần cho cán bộ công nhân viên.
    Ở miền Nam, số người làm nghề bán buôn và dịch vụ tăng nhanh. Tư thương nắm quyền chi phối nhiều loại hàng hoá tiêu dùng. Nhìn chung, vào thời điểm đó, thương nghiệp quốc doanh đã không làm chủ được thị trường hàng nông sản – thực phẩm.
    Đối với hàng tiêu dùng bán lẻ cung cấp, thương nghiệp quốc doanh đã trở thành kho hàng phân phối theo định lượng, ngân sách phải bù lỗ nặng nề. Giá hàng công nghiệp cũng để bất động kéo dài, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất. Mức giá trong nước đối với hàng nhập khẩu không bù được giá vốn. Cơ chế thu bù chênh lệch ngoại thương đã làm cho ngân sách Nhà nước bù lỗ xuất khẩu ngày một tăng lên.
    Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng nề kéo dài. Hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế kế hoạch tập trung, Nhà nước độc quyền ngoại thương, thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế nghị định thư. Cả nước chỉ có khoảng 30 đơn vị, công ty nhà nước hoạt động xuất, nhập khẩu, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu rất thấp (bình quân xuất khẩu theo đầu người chỉ ở mức dưới 10 Rúp/USD, trong đó 70% kim ngạch xuất khẩu thuộc khu vực đồng Rúp). Vì vậy luôn gây sức ép phải hạn chế các nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, mà ở thời kỳ này, hầu hết các mặt hàng cung ứng cho thị trường trong nước phải thông qua nhập khẩu. Cân đối tiền – hàng và cung – cầu một số mặt hàng thiết yếu bị mất cân đối nghiêm trọng.
    Trong hệ thống kế hoạch pháp lệnh, cơ chế kết hối ngoại tệ được thực hiện theo giá kết toán nội bộ với giá trị của đồng Việt Nam cao gấp nhiều lần so với giá trị thực; sự xơ cứng trong việc định giá vật tư, nguyên liệu, hàng hoá xuất, nhập khẩu; các tổng công ty xuất nhập khẩu được phân công theo ngành hàng không gắn nhập khẩu với xuất khẩu; ngân sách hàng năm phải chi ra một khoản tiền lớn để bù lỗ cho hoạt động xuất, nhập khẩu.
    Trên bình diện quốc tế, từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới diễn ra những biến đổi to lớn. Trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, chạy đua về kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp. Điều đó đã đặt hệ thống xã hội chủ nghĩa trước những thách thức mới. Việc vượt qua thách thức đó lại diễn ra trong bối cảnh hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong khi đó, các nước tư bản chủ nghĩa, tuy cũng phải đối phó với những nguy cơ mới, nhưng do có sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là đã sử dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên đã vượt qua được khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể.
    Với bối cảnh trong nước và quốc tế như trên, đòi hỏi tất yếu muốn tồn tại và phát triển thì phải có một cuộc cải cách thật sự trên tất cả các lĩnh vực của đất nước. Đó chính là đường lối Đổi mới mà Đảng ta khởi xướng tại Đại hội lần thứ VI tháng 12/1986.
    II. Thương mại Việt Nam trong thời kỳ tiền đổi mới (1979-1986)
    Có thể coi Hội nghị trung ương 6 khoá IV (tháng 8/1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta. Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế; phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển; ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao, hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại hệ thống phân phối trong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, bỏ phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động… Trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, điều chỉnh một số chính sách không còn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối (giá, lương, tiền, tài chính, ngân hàng); đổi mới công tác kế hoạch hoá, kết hợp với thị trường; kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động.
    Những chủ trương đó nhanh chóng được nhân dân trong cả nước đón nhận và biến thành hành động thực tế trong thực tiễn cuộc sống. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, có địa phương đã thực hiện thí điểm mô hình theo cơ chế: “mua cao, bán cao” thay cho “mua cung, bán cấp”; bù giá vào lương; được phép thí điểm hình thức khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời.
    Trên lĩnh vực công nghiệp, bước đầu xác định quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất, kinh doanh, với chủ trương “ba phần kế hoạch” (phần Nhà nước giao có vật tư bảo đảm, phần Xí nghiệp tự làm, phần sản phẩm phụ) theo Quyết định 25/CP, ngày 21/01/1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh được áp dụng.
    Trên lĩnh vực cải tạo xã hội chủ nghĩa, vấn đề sử dụng các thành phần kinh tế đã được đặt ra; từ hiệu quả kinh tế mà vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp; chính sách đối với kinh tế cá thể từng bước được điều chỉnh cho đúng thực tế hơn; nhấn mạnh chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, mệnh lệnh, làm ồ ạt, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.
    Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam xảy ra, do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa đủ thời gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, trong khi đó, nhiều chỉ tiêu cơ bản do Đại hội IV đưa ra lại quá cao so với thực tế, nên không thực hiện được. Nền kinh tế tiếp tục ở trạng thái trì trệ, sa sút; đời sống nhân dân có nhiều khó khăn.    
    Trước những khó khăn về kinh tế và đời sống, cũng vẫn có khuynh hướng muốn quay lại với quan niệm và cách làm cũ. Hội nghị Trung ương 5 khoá V (12/1983) vẫn xem sự chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân của tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội, và chủ trương phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải tạo xã hội chủ nghĩa; Nhà nước phải nắm hàng, nắm tiền, xoá bỏ thị trường tự do về lương thực và các nông, hải sản quan trọng; thống nhất quản lý giá; bảo đảm cung cấp đủ 9 mặt hàng theo đúng định lượng cho người ăn lương; lập các cửa hàng cung cấp… Điều này cho thấy, sự đổi mới tư duy là không đơn giản; quan niệm cũ về cải tạo xã hội chủ nghĩa còn ăn sâu, bám rễ vào nhiều người. Trên thực tế, khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày một nghiêm trọng, đời sống nhân dân, nhất là người làm công ăn lương ngày càng khó khăn.
    Hội nghị trung ương 8 khoá V (6/1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
    Tháng 9/1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền được thực hiện. Do vẫn còn tư tưởng chủ quan duy ý chí, cuộc tổng điều chỉnh này đã làm cho “giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội”. Lạm phát bị đẩy lên tốc độ phi mã. Sự chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương danh nghĩa và lương thực tế quá lớn. Chính vì vậy, đầu năm 1986, lại phải lùi một bước: thực hiện chính sách 2 giá. Trên mặt trận phân phối, lưu thông, lạm phát vẫn ở mức 3 con số trong nhiều năm, đỉnh cao là 774,7% năm 1986. Lưu thông tiền tệ cuối năm 1984 bằng 8,4 lần cuối năm 1980.
    Tháng 8/1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế. Trong đó xác định: trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Đây là bước đột phá thứ ba, có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội.
    Có thể nói, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là Đại hội mang tính lịch sử, tạo ra bước ngoặt cực kỳ quan trọng cho đất nước. Tại Đại hội này, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, bao gồm đổi mới tư duy, đối mới tổ chức - cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác. Đại hội đã đề ra ba Chương trình kinh tế lớn là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới; đồng thời chủ trương kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hoá, xoá bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt thị trường; lập lại trật tự kỷ cương; giữ ổn định chính trị, xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
C. Đánh giá những hạn chế, khó khăn của công nghiệp và thương mại trong thời ký 1976 - 1985
I. Về công nghiệp
    Mặc dù có những tiến bộ, nhất là trong thời kỳ 1980-1985, nhưng nhìn chung, công nghiệp Việt Nam hãy còn nhỏ bé. Năm 1985, ngành công nghiệp mới chiếm 10,7% tổng số lao động xã hội, và chủ yếu là lao động thủ công với năng suất thấp. Tuy chiếm khoảng 40% giá trị tài sản cố định của cả nền kinh tế quốc dân, nhưng công nghiệp chỉ tạo ra chưa tới 30% thu nhập quốc dân, hiệu quả trên đồng vốn đầu tư còn rất thấp. Công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu trong nước về trang thiết bị hiện đại hoá cho nền kinh tế và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tuy đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp rất lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, số lượng xí nghiệp công nghiệp cũng tăng nhanh, nhưng sản xuất công nghiệp và giá trị sản lượng lại tăng chậm.
    Tình hình trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhưng nghiêm túc mà nói, thì nguyên nhân chủ quan là có tính quyết định:
    Thứ nhất: Sau khi thống nhất đất nước và hoà bình lập lại, trong những năm 1976 –1980, do nhận định và đánh giá không sát tình hình, chỉ nhấn mạnh mặt thuận lợi mà không thấy hết khó khăn như xuất phát điểm còn quá thấp, lại bị chiến tranh và phong toả từ bên ngoài. Do đó, chúng ta đã duy ý chí đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp quá cao. Kết quả là nhiều nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển công nghiệp đã không hoàn thành. Điều này gây nên bị động và lúng túng, đồng thời làm trầm trọng thêm những mất cân đối và căng thẳng trong nền kinh tế.
    Thứ hai: Quan điểm xây dựng cơ cấu kinh tế lại thiên về phát triển công nghiệp nặng, những công trình quy mô lớn, cần nhiều vốn và chậm thu hồi. Kết quả là các nguồn vốn đầu tư của xã hội bị dàn trải, chôn trong các công trình dở dang, chậm đưa vào sản xuất. Trong khi đó, lại không tập trung đúng mức cho phát triển lương thực – thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nên kết quả đầu tư mang lại hiệu quả thấp, xã hội lại thiếu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
    Thứ ba: Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, chưa quán triệt chính sách kinh tế nhiều thành phần, có tư tưởng nóng vội muốn xoá bỏ ngay kinh tế tư nhân, gắn liền với nó là nguồn vốn, vật tư và thị trường mà các xí nghiệp này vốn có mối liên hệ quen thuộc, kể cả mối quan hệ với nước ngoài, muốn nhanh chóng tập thể hoá những người kinh doanh nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Điều này càng đẩy chúng ta vào một tình thế khó khăn, khốn đốn.
    Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp còn hết sức yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát. Trình độ kỹ thuật lạc hậu, phổ biến là của những năm 60 về trước, lại chỉ phát huy được 50% công suất là phổ biến. Công nghiệp nặng còn xa mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu trang bị cho nền kinh tế quốc dân, công nghiệp nhẹ bị lệ thuộc từ 70-80% nguyên liệu nhập. Đại bộ phận lao động xã hội hãy còn là lao động thủ công. Nền kinh tế vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội chưa phát triển, năng suất lao động xã hội thấp. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với chi phí và đầu tư. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn và phải dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn. Sản xuất chưa có tích luỹ từ nội bộ; quỹ tích luỹ nhỏ bé, quỹ tiêu dùng phải dựa một phần vào nước ngoài. Sự yếu kém của công nghiệp góp phần làm tăng khoản nợ nước ngoài tới 8,5 tỷ Rúp/USD trong thời kỳ 1985; đời sống nhân dân và cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang thêm khó khăn; mức lương thực tế bình quân năm 1980/1975 bằng 51,1%, năm 1984/1975 chỉ bằng 32,7%. Tiêu cực xã hội và khủng khoảng kinh tế - xã hội nẩy sinh.
    Thứ năm: Chậm đổi mới quản lý kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của thời kỳ chiến tranh. Quản lý nhà nước chồng chéo và chưa tách khỏi quản lý kinh doanh. Điều đó làm cho các đơn vị kinh tế cơ sở, nhất là các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, trở nên lệ thuộc và trông chờ ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo. Trong công nghiệp, chỉ sử dụng 50% công suất, chất lượng sản phẩm kém, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng. Nhiều xí nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, ngân sách phải trợ cấp và bù lỗ. Các nguồn bao cấp của Nhà nước cũng ngày càng hạn chế. Nhiều ngành công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng như điện, than, xi măng thời kỳ đầu có tăng trưởng nhờ còn vật tư, nguyên liệu dự trữ, nhưng sau đó giảm sút dần; đặc biệt, công nghiệp nhẹ thiếu nguyên liệu trầm trọng, công suất huy động chỉ đạt khoảng 30 - 50%. Tình hình ngày càng bộc lộ khuyết tật của cơ chế cũ và có nhu cầu đòi hỏi phải cải cách. Ở nhiều cơ sở và địa phương xuất hiện các nhân tố mới. Nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất phát triển, đã có những tìm tòi, thử nghiệm sáng tạo cách làm ăn vượt ra khỏi cơ chế cũ, khi đó gọi là hiện tượng “xé rào”.
    II. Về thương mại
    Hội nghị Trung ương 3 khoá V được tổ chức vào đầu tháng 12 năm 1983. Một trong ba nội dung chính của Hội nghị là bàn về “mấy vấn đề cấp bách” trong công tác phân phối lưu thông. Sau hội nghị, phân phối – lưu thông được chấn chỉnh theo hướng trở lại cơ chế phân phối lưu thông trước Nghị quyết số 26 – NQ/TW năm 1980. Các công ty xuất nhập khẩu địa phương được sáp nhập lại theo hướng mỗi tỉnh, thành chỉ còn một công ty xuất nhập khẩu.
    Ngày 29 tháng 01 năm 1983, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08 – NQ/TW để uốn nắn lại những biểu hiện bị coi là buông lỏng quản lý ở Hà Nội.
    Tháng 6 năm 1983, Hội nghị trung ương 4 được tổ chức. Bài phát biểu kết thúc hội nghị của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận định: “Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có sai lầm là không làm chủ thị trường, không làm chủ phân phối lưu thông…, đã buông lỏng cải tạo công thương nghiệp tư nhân, cải tạo tiểu, thủ công nghiệp và tiểu thương, để cho bọn tư sản cũ và mới phục hồi và phát triển, có thêm thế lực chống chủ nghĩa xã hội. Việc hợp tác hoá nông nghiệp ở Nam bộ so với nhu cầu tiến hành có phần chậm”.
    Tháng 12 năm 1983, Hội nghị Trung ương 5 được tổ chức. Hội nghị này, như Báo cáo tóm tắt tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới trình Hội nghị Trung ương 11 khoá IX đánh giá, đã: “...xem sự chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân của tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội và chủ trương đẩy mạnh hơn nữa về cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải nắm hàng, nắm tiền, xoá bỏ thị trường tự do về lương thực và nông – hải sản quan trọng, thống nhất quản lý giá, bảo đảm cung cấp đủ 9 mặt hàng theo đúng định lượng cho người ăn lương… Trong hợp tác xã nông nghiệp thì quản lý, điều hành chặt chẽ tất cả các khâu trong kế hoạch…”.
    Các bộ và các tỉnh (nhất là các tỉnh ở miền Nam) cho rằng, mức tăng lương 20% là quá ít. Một số đề nghị nâng mức tăng lương lên 100%. Chính phủ cũng chấp nhận tăng lương 100%. Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban chỉ đạo đề nghị. Để cứu ngân sách, lượng tiền được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch. Lạm phát bùng nổ. Những vòng xoáy điều chỉnh giá - lương - tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong năm 1986. Tiền phát hành nhiều và vẫn không đủ. Lương công nhân không có. Vật tư, hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong công nghiệp giảm.
    Đặc biệt, kết quả sản xuất trong 5 năm 1976-1980 chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân dân lao động còn khó khăn. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Do cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu và bao cấp nên hiệu quả đầu tư cho công nghiệp thời kỳ này vẫn thấp. Đầu tư nhiều nhưng tăng trưởng sản xuất vẫn chậm và không ổn định. Nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người năm 1985 vẫn thấp hơn năm 1976: than chỉ bằng 81%, gạch 65,3%, giấy bìa 86,7%, cá biển 85,4%. Tình trạng làm không đủ ăn, thu chi ngân sách phải dựa vào vay và viện trợ nước ngoài. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ R và 1,9 tỷ USD. Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6% phải bù đắp bằng phát hành giấy bạc. Và hậu quả tất yếu là tình trạng siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ tăng giá 774,7%. Khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ nét trên phạm vi cả nước.
    Ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1985), nhiều Nghị quyết và Quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ được ban hành, nhằm từng bước sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tư nhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp. Trước đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), bước đầu có cách nhìn mới về nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 3 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân và cá thể. Đó là bước khởi đầu thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường.
    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khoá V (6/1986) đã đánh giá tình hình sau cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền (9/1985) và khẳng định chính thức đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
    Với những bước đi đổi mới từng phần theo những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng tạo của nhân dân, của các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã làm cho nền kinh tế Việt Nam những năm 1981-1985 có bước phát triển khá. Sản lượng lương thực bình quân mỗi năm đạt 17 triệu tấn, sản lượng công nghiệp tăng bình quân 9,5%/năm. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4%. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng đáng kể với hàng trăm công trình được cơ khí hoá và tự động hóa, và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, giao thông. Về năng lực sản xuất, đã tăng thêm 456.000 kW điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi, 58.000 tấn giấy, thêm 309.000 ha được tưới nước, 186.000 ha được tiêu úng. Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng mà biểu hiện là: (1) kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất là không phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình quân hàng năm chỉ tăng 3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%; (2) không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng; (3) siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19-92%. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% và (4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
    Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hoá. Tuy kế hoạch cải cách giá - lương - tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp vá giữa cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thời gian cuối năm 1985 và năm 1986, song, chính sự khủng hoảng này đã làm cho các cấp các ngành nhận ra rằng, đã cải cách là phải cải cách triệt để. Mô hình cũ phải bị đoạn tuyệt hoàn toàn. Trên cơ sở đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới lịch sử.