http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/540/giai-doan-1975---1985.aspx
----------
----------
Xây dựng và phát triển Công nghiệp - Thương mại sau ngày Giải phóng miền Nam
A. Trong lĩnh vực công nghiệp
I. Đặc điểm tình hình và chủ trương phát triển công nghiệp
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên hoà bình xây dựng, cả nước
cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn lịch sử mới, ngành Công
nghiệp Việt Nam đứng trước những thuận lợi, khó khăn cũng như những
nhiệm vụ nặng nề và đã đạt được những thành tựu nhất định.
1.1. Thực trạng và những khó khăn
1.1.1. Tình hình chung cả nước
Đến năm 1976, toàn ngành công nghiệp quốc doanh và công tư hợp
doanh với khoảng 52 vạn cán bộ, công nhân viên. Trong đó, miền Bắc có
1.279 xí nghiệp, miền Nam có 634 xí nghiệp, Trung ương quản lý 540 xí
nghiệp, địa phương quản lý 1.373 xí nghiệp. Về tiểu thủ công nghiệp ở
miền Bắc có 3.000 cơ sở chuyên nghiệp với trên 60 vạn lao động. Ở miền
Nam có tới hàng chục vạn cơ sở tư nhân với 80 – 90 vạn lao động, nhưng
phần lớn chưa được khôi phục lại. Kết quả sản xuất công nghiệp năm 1976
đạt giá trị tổng sản lượng tương đương 48 tỷ đồng (theo giá cố định năm
1982). Trong đó, công nghiệp nhóm A chiếm 34,1% và nhóm B chiếm 65,9%;
quốc doanh chiếm 62,7%, tiểu thủ công nghiệp 37,3% và công nghiệp trung
ương 44,2%, công nghiệp địa phương 55,8%. Những ngành then chốt của công
nghiệp nặng chiếm tỷ trọng không lớn: năng lượng: 5,6%, luyện kim:
3,3%, cơ khí: 12,3%, hoá chất phân bón: 9,4%, vật liệu xây dựng: 6%.
Công nghiệp nhóm B chỉ có lương thực và thực phẩm là ngành lớn nhất:
33,6%, dệt da may nhuộm: 14,5%. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, công
nghiệp chiếm tỷ trọng 10,6% lao động xã hội, 37% giá trị tài sản cố
định, làm ra 38,4% tổng sản phẩm xã hội, 25,3% GDP và 53% giá trị sản
lượng công nông nghiêp. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các
ngành lệ thuộc hoàn toàn là cơ khí, hoá chất, dệt… Thiết bị nhập từ
nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản, chiếm 41%, của Liên Xô và Đông
Âu 20%, trong nước chế tạo chỉ khoảng 13%. Về hiệu quả sản xuất, mức
tích luỹ trên 1 đồng vốn tài sản cố định của công nghiệp trung ương là
0,25 đồng, hệ số tích luỹ của 100 đồng vốn sản xuất là 33%, song chưa
đạt mức ổn định của thời kỳ 1964-1965 của miền Bắc và năm 1970 của miền
Nam. Tình trạng không sử dụng hết công suất phổ biến, công nghiệp quốc
doanh chỉ đạt 62%.
1.1.2. Ở miền Bắc
Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm
1975, đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ
thuật được tăng cường đáng kể. Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn
chỉnh hơn, bao gồm các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép,
chế tạo máy công cụ…; công nghiệp hoá chất đã sản xuất được xút, phân
bón, thuốc trừ sâu…; công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản
xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp… Sản xuất công
nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa
phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm A và công
nghiệp nhóm B.
Nếu xét về phát triển giá trị sản lượng công nghiệp, năm 1955 = 1
lần thì năm 1975 = 16,2 lần, trong đó quốc doanh = 44,8 lần và tiểu thủ
công nghiệp = 5,6 lần, nhóm A = 27,1 lần và nhóm B = 12,3 lần, công
nghiệp trung ương = 76 lần và công nghiệp địa phương = 9,2 lần. Tuy vậy,
nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công
nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả
năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt,
công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất
chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo
được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là
công nghiệp nặng; trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề
của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến
tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó.
1.1.3. Ở miền Nam
Có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé,
thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng. Công nghiệp
miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới
của đế quốc Mỹ nên có những hạn chế: chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8 -
10% tổng sản phẩm xã hội; phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175
ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố
định, khoảng 1% cơ sở có quy mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới
10 công nhân; công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn
ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá,
dệt may… Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết
bị thay thế và nguyên liệu, khoảng 70 - 100% nguyên liệu là nhập khẩu.
Từ sau 1970, hàng năm, công nghiệp miền Nam phải nhập 300 triệu USD
nguyên liệu và 65 triệu USD thiết bị. Tuy nhiên, có một số cơ sở qui mô
lớn, trang thiết bị khá hiện đại và năng suất cao, thiết bị có xuất xứ
của Pháp, Mỹ, Đài Loan, Tây Đức… ví dụ như trong các ngành công nghiệp
điện tử và cơ khí chính xác.
1.2. Chủ trương phát triển công nghiệp
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 đã xác
định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát
triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới như sau: “Đẩy mạnh công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp
và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; kết hợp phát
triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng”. Đại hội cũng thông qua kế hoạch 5
năm lần thứ II (1976-1980). Đây là kế hoạch triển khai xây dựng chủ
nghĩa xã hội và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ của công nghiệp trong kế hoạch 5 năm là: (1) tiếp tục thực
hiện đường lối công nghiệp hoá và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp;
(2) khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu
trang thiết bị và các hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân; (3) thực hiện cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống nhất quản lý
và tổ chức công nghiệp trong cả nước. Đồng thời phấn đấu thực hiện 10
mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra cho các ngành công nghiệp đến năm 1980
phải đạt: 1 triệu tấn cá biển, 10 triệu tấn than sạch, 5 tỷ kWh điện, 2
triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 250 - 300 nghìn tấn thép,
3,5 triệu m3 gỗ, 450 triệu mét vải, 130 nghìn tấn giấy, sản lượng cơ
khí tăng 2,5 lần so với năm 1975.
Nhưng, sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lối công
nghiệp hoá trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, thậm chí vào
cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II những năm 1979-1980, sản xuất
công nghiệp lâm vào trì trệ, suy thoái. Trước tình hình đó, Hội nghị
trung ương 6 khoá IV năm 1979 đã chỉ ra những sai lầm trong lãnh đạo
kinh tế, chủ yếu là quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chưa kết hợp
kế hoạch với thị trường, chưa khai thác sử dụng các thành phần kinh tế
tư sản dân tộc và cá thể ở miền Nam, chậm khắc phục trì trệ, bảo thủ
trong xây dựng các chính sách cụ thể, trong đó có chính sách phát triển
công nghiệp, có biểu hiện giản đơn trong cải tạo hội chủ nghĩa ở miền
Nam.
Những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về công nghiệp hoá trong giai đoạn 1981-1985 là: điều chỉnh mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp
nhẹ; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp đã chú ý hơn tới
các hình thức thích hợp; trong cải tiến quản lý công nghiệp đã có những
cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp và các hợp tác
xã. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là chưa thấy được sự cần thiết xoá bỏ cơ
chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Nói cách khác, mặc
dù có một số điều chỉnh trong đường lối và chính sách, một số cải tiến
về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh tế và công nghiệp hoá
của nước ta vẫn chưa thay đổi. Đường lối, chính sách kinh tế và công
nghiệp hoá đã có tác động mạnh mẽ đến phát triển công nghiệp trong thời
kỳ này.
II. Tiếp quản và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp miền Nam
2.1. Cải tạo công nghiệp
Ở miền Bắc, sau khi chiến tranh kết thúc chúng ta phải tiếp tục
khôi phục và nhanh chóng ổn định sản xuất cho các xí nghiệp bị đánh phá
trong chiến tranh. Trong khi đó lại phải chia sẻ một lực lượng lớn về
người, vật tư kỹ thuật cho việc tiếp quản và khôi phục sản xuất công
nghiệp ở miền Nam mới giải phóng. Việc thống nhất tổ chức, quản lý công
nghiệp cả nước cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra. Đây là nhiệm vụ không dễ
dàng, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy các năng
lực công nghiệp, góp phần thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
công nghiệp miền Nam. Trong đó, vấn đề thành lập bộ máy nhà nước quản lý
ngành công nghiệp miền Nam đã được tiến hành khẩn trương, ở các tỉnh
thành miền Nam đã thành lập các Sở Công nghiệp với sự giúp đỡ về vật
lực, người và chia sẻ kinh nghiệm của các Sở, ngành công nghiệp miền
Bắc.
Ở miền Nam, tuy có những năng lực sản xuất công nghiệp nhẹ và công
nghiệp thực phẩm khá quan trọng, nhưng việc khôi phục sản xuất không
phải dễ dàng, vì công nghiệp miền Nam hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật
và nguyên, vật liệu nhập khẩu. Sau ngày giải phóng, sản xuất công nghiệp
miền Nam bị đình đốn, một phần vì thiếu nguyên vật liệu và phụ tùng
thay thế, một phần do thái độ bất hợp tác của giai cấp tư sản đối với
cải tạo. Do đó, chúng ta đề ra nhiệm vụ khẩn trương tiến hành cải tạo xã
hội chủ nghĩa công nghiệp miền Nam. Tuy nhiên, cải tạo xã hội chủ nghĩa
ở miền Nam có khó khăn phức tạp hơn ở miền Bắc, vì giai cấp tư sản miền
Nam có thực lực kinh tế và kinh nghiệm hoạt động. Miền Nam có khoảng 2
vạn nhà tư sản, gấp 10 lần ở miền Bắc trước đây và vốn liếng, tài sản
của họ cũng lớn hơn nhiều.
Ngày 04/9/1975 tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I.
Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác
trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản,
tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12/1976,
chúng ta tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Tiếp theo, Hội nghị
Bộ Chính trị tháng 3/1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam
trong 2 năm 1977-1978. Thực hiện chủ trương này, công cuộc cải tạo công
nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam được tiến hành thông qua các hình
thức sau:
- Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí
nghiệp công quản và xí nghiệp tư sản mại bản, tư bản bỏ chạy ra nước
ngoài. Có 1.354 cơ sở với 13 vạn công nhân được quốc hữu hoá, bằng 34%
số cơ sở và 55% số công nhân;
- Thành lập xí nghiệp công tư hợp doanh: 498 cơ sở với 13.000 công nhân, chiếm 14,5% số cơ sở và 5,5% số công nhân;
- Thành lập xí nghiệp hợp tác xã, gia công, đặt hàng: 1.600 cơ sở với
trên 7 vạn công nhân, chiếm 45% về cơ sở và khoảng 30% về công nhân. Số
cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh còn lại chiếm khoảng 6% về cơ sở và 5%
về công nhân, trong tổng số xí nghiệp công nghiệp tư doanh.
Trong năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn trong công nghiệp miền
Nam bị xoá bỏ. Năm 1978, chúng ta tuyên bố hoàn thành căn bản cải tạo
tư sản công nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam, trong đó có việc xoá bỏ
sự lũng đoạn của tư sản người Hoa. Đến thág 5/1979, tất cả các xí nghiệp
công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí nghiệp quốc
doanh. Nhưng theo đánh giá, ta mới chỉ xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ trong
công nghiệp mà chưa xác lập được quan hệ sản xuất mới trên thực tế. Thực
chất, việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp miền
Nam chỉ diễn ra hình thức.
2.2. Cải tạo tiểu, thủ công nghiệp
Ở miền Nam có hàng triệu thợ thủ công sống rộng khắp trong nông
thôn và thành thị. Trong việc cải tạo tiểu thủ công nghiệp, Đảng ta chủ
trương: “Đối với tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và những ngành dịch
vụ cần thiết cho xã hội, phải xắp xếp lại theo ngành dưới sự quản lý của
Nhà nước. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề mà áp dụng những hình
thức tổ chức và cải tạo thích hợp. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phải đưa đến kết quả phát triển sản
xuất, giữ gìn và nâng cao kỹ thuật sản xuất làm phong phú mặt hàng và
đảm bảo chất lượng sản phẩm”.
Trong những năm 1977-1978, việc cải tạo các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp miền Nam đã được thực hiện. Tiểu thủ công nghiệp tại những
vùng tập trung và trong những ngành quan trọng đã được tổ chức lại và có
bộ phận được đưa vào hợp tác xã. Đã thành lập trên 500 hợp tác xã và
5.000 tổ hợp tác với trên 250 nghìn lao động. Riêng thành phố Hồ Chí
Minh có 144 hợp tác xã với 27.634 lao động và 1.964 tổ hợp tác với
75.284 lao động, chiếm 71% tổng số lao động thủ công nghiệp của Thành
phố. Các tỉnh khác có số thợ thủ công được tổ chức lại chiếm khoảng 40%.
Tới cuối năm 1985, số cơ sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã có 2.937
hợp tác xã chuyên nghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp
tác xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác xã kiêm và 920 hộ
tư nhân cá thể.
III. Cải tiến quản lý và tổ chức sản xuất trong công nghiệp
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đang áp dụng trong
công nghiệp đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Các xí nghiệp quốc doanh
không có quyền chủ động trong sản xuất vì phụ thuộc vào kế hoạch Nhà
nước về vật tư, tài chính. Trong khi đó, nguồn lực bao cấp của Nhà nước
ngày càng hạn chế do các nguồn viện trợ bị cắt giảm. Nếu chúng ta biết
rằng, hàng năm trước đây, mỗi miền Nam - Bắc tiếp nhận viện trợ từ hai
phe khoảng 1 tỷ rup - USD. Ngày 12/5/1975, trước tình hình khó khăn,
ngay khi vừa chấm dứt chiến tranh, ta và Liên Xô ký hiệp định về việc
Liên Xô viện trợ khẩn cấp không hoàn lại cho Việt Nam gồm xăng dầu, phân
bón, lương thực, xe vận tải và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng khác.
Điều chủ yếu là Đảng phải có những biện pháp tháo gỡ và tìm lối
thoát khỏi cơ chế cũ. Hội nghị trung ương lần thứ 6 khoá IV Ngày
26/9/1979 đề cập sự cần thiết quan tâm tới lợi ích vật chất của người
lao động, tạo bước chuyển động trong sản xuất và đời sống, để cho sản
xuất “bung ra”. Sau đó, ngày 21/1/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 25/CP về “Một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền
chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các xí
nghiệp quốc doanh”. Tiếp sau chính sách “khoán sản phẩm” nổi tiếng trong
nông nghiệp, có thể coi Quyết định 25/CP là đánh dấu bước chuẩn bị,
khởi đầu đổi mới chính sách và cơ chế quản lý nói chung và chính sách và
cơ chế quản lý công nghiệp nói riêng. Nội dung của Quyết định này là
tiến hành cải tiến công tác kế hoạch hoá của xí nghiệp quốc doanh. Theo
tinh thần đổi mới, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước
giao, khuyến khích xí nghiệp chủ động tiếp cận thị trường, đa dạng hoá
sản xuất, phát triển thêm sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ công
nghiệp. Kế hoạch mới sẽ gồm ba phần hay còn gọi “kế hoạch 3 phần”. Kế
hoạch A: là kế hoạch với các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước quyết định
và được Nhà nước đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, sản phẩn làm ra
phải bán cho Nhà nước theo giá quy định. Kế hoạch B: là kế hoạch do xí
nghiệp tự lo vật tư để tận dụng khai thác các năng lực sản xuất của mình
(như máy móc, nhà xưởng và lao động), sản phẩm làm ra phải bán cho Nhà
nước, nhưng giá thành được tính theo giá mua vật tư, nên lợi nhuận định
mức được tăng lên gấp 2 - 4 lần so với định mức lợi nhuận của kế hoạch
A. Kế hoạch C: là kế hoạch sản xuất phụ, do xí nghiệp tự tổ chức làm
thêm để tận dụng lao động và cải thiện thu nhập cho công nhân, không nằm
trong nhiệm vụ sản xuất được giao, sản phẩm làm ra được quyền tiêu thụ
trên thị trường. Cùng với Quyết định 25/CP, Hội đồng Chính phủ cũng ban
hành Quyết định 26/CP ngày 21/1/1981 về việc mở rộng hình thức trả lương
khoán, lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các
đơn vị kinh doanh của Nhà nước.
Trên cơ sở phân tích và kết luận về tình hình thực hiện Quyết định
25/CP, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 146/HĐBT ngày 25/8/1982,
nhằm sửa đổi và bổ sung Quyết định 25/CP, để phát huy mặt tích cực và
kịp thời uốn nắn những lệch lạc phát sinh hay sự “bung ra” không đúng
hướng trong quá trình thực hiện nghị quyết này. Các quyết định trên đã
góp phần làm giảm bớt sự tập trung quan liêu bao cấp trong cơ chế quản
lý nhà nước đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tạo điều kiện
cho sự “bung ra” mạnh mẽ của sản xuất. Điều quan trọng là từ đây đã gợi
mở ra hướng đổi mới không chỉ trong công tác kế hoạch hoá, mà cả trong
các lĩnh vực giá cả, lợi nhuận, các biện pháp khuyến khích vật chất
trong cơ chế quản lý kinh kinh tế công nghiệp quốc doanh giai đoạn tiếp
theo.
Thời kỳ này, chúng ta đã tiến hành tổ chức lại sản xuất công
nghiệp, thành lập nhiều công ty và liên hiệp xí nghiệp trong công nghiệp
nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây
dựng. Việc ban hành Điều lệ Xí nghiệp mới có tác dụng mở rộng trách
nhiệm, quyền hạn tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở. Nhiều
địa phương cũng đã giới thiệu mặt hàng mới và nơi giao dịch để các xí
nghiệp có thể trao đổi vật tư, thiết bị thừa không dùng đến và biết được
các khả năng hợp tác sản xuất của nhau.
IV. Phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ II và III (1976- 1980 và 1981-1985)
Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề phát
triển công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Trong 10
năm 1975-1986, Nhà nước đã đầu tư vào ngành công nghiệp 65 tỷ đồng (tính
theo giá 1982), chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật
chất, tốc độ tăng đầu tư cho công nghiệp cao hơn mức tăng đầu tư bình
quân của toàn bộ khu vực sản xuất vật chất. Trong đó, đầu tư cho nhóm A
là trên 70% và nhóm B gần 30%.
Trong thời kỳ này, nhiều công trình tương đối lớn được xây dựng như
các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An;
khu dầu khí Vũng Tầu; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hà Tiên;
nhà máy phân lân Lâm Thao; các nhà máy sợi Hà Nội, Vinh, Huế, Nha
Trang; các nhà máy đường Lam Sơn, La Ngà; các nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân
Mai... Giá trị tài sản ngành công nghiệp được tăng lên đáng kể: giai
đoạn 1976 - 1980 tăng thêm 13 tỷ đồng, bằng 35% giá trị tài sản cố định
mới tăng thêm thuộc khu vực sản xuất vật chất; giai đoạn 1981 - 1985
tăng 18,6 tỷ đồng, bằng 440 % tổng giá trị tài sản cố định thuộc khu vực
này. Đồng thời, năng lực sản xuất mới của nhiều ngành công nghiệp cũng
được nâng lên. Riêng thời kỳ 1981 - 1986, tăng thêm 456.000 kWh điện,
2,5 triệu tấn than, 2,1 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn sợi, giấy 58.000
tấn, đặc biệt, dầu mỏ cũng bắt đầu được khai thác.
Do kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư
doanh ở miền Nam và đầu tư xây dựng mới của Nhà nước, số lượng cơ sở
công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh trong cả nước đã tăng thêm
đáng kể, khoảng 1.000 cơ sở trong vòng 10 năm, từ 2.021 xí nghiệp năm
1976 lên 2.538 xí nghiệp năm 1980 và 3.220 xí nghiệp năm 1985. Trong đó,
chủ yếu là các xí nghiệp nhóm A đã từ 1.076 năm 1976 tăng lên 1.458 năm
1980 và 1.851 cái năm 1985, xí nghiệp nhóm B đã từ 945 tăng lên 1.080
và 1.369 cái; năm 1985 số xí nghiệp do trung ương quản lý là 748 cái và
địa phương quản lý là 2.472 cái. Ngành nhiều xí nghiệp nhất là lương
thực, thực phẩm có 634 cái, địa phương nhiều xí nghiệp nhất là Hậu Giang
có 164 cái.
Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả nước năm 1985 là 36.630
cái, tăng 18% so với năm 1980. Trong đó, hợp tác xã chuyên nghiệp là
5.641 cái, tổ sản xuất chuyên nghiệp là 12.622 cái, hợp tác xã nông
nghiệp kiêm là 16.510 cái, hợp tác xã khác kiêm 937 cái, tư nhân, cá thể
là 920 cơ sở. Số lao động công nghiệp đã từ 2,033 triệu người năm 1976
tăng lên 2,653 triệu người năm 1985. Trong đó, lao động quốc doanh và
công tư hợp doanh là 774 ngàn người (trung ương 405 ngàn người, địa
phương 369 ngàn người); lao động tiểu thủ công nghiệp là 1,88 triệu
người (tập thể 1,2 triệu người, cá thể 680 ngàn người). Số cán bộ khoa
học, kỹ thuật, nghiệp vụ trong toàn ngành Công nghiệp năm 1982 là 70.000
người.
Về sản xuất, tính chung cả thời kỳ 10 năm 1976-1985 thì sản xuất
công nghiệp vẫn tăng lên, nhưng chia làm hai giai đoạn rõ rệt:
- Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980), sản xuất công nghiệp
phát triển đều trong 3 năm đầu, năm 1978 tăng cao nhất là 18% so với năm
1976. Sau đó tụt xuống và năm 1980 chỉ tăng 2,5% so với năm 1976. Tính
cả thời kỳ, tốc độ tăng bình quân chỉ có 0,6%/năm. Do đó, tất cả các mục
tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra đều không đạt. Kết quả
thực hiện một số chỉ tiêu công nghiệp của kế hoạch 5 lần II (1976-1980):
giá trị sản lượng cơ khí đạt 80%; sản lượng điện là 3.680 triệu kWh,
đạt 73,6%; than đạt 52%; khai thác gỗ tròn là 1,577 triệu m3, đạt 45%;
vải mặc là 182 triệu mét, đạt 40,4%; đánh bắt cá biển là 399 ngàn tấn,
đạt 39,9%; giấy, bìa là 48,3 ngàn tấn, đạt 37%; xi măng đạt 641 ngàn
tấn, đạt 32%; phân bón hoá học 367 ngàn tấn, đạt 28%; sản lượng thép là
62,5 ngàn tấn, đạt 25%.
Đặc biệt, sản xuất công nghiệp có những năm giảm sút tuyệt đối (năm
1977 tăng 10,8%, 1978 tăng 8,2%, 1979 giảm 4,7%, năm 1980 giảm 10,3%).
Trong đó, công nghiệp trung ương giảm sút nhiều nhất, hàng năm giảm 4%,
do thiếu nguyên, vật liệu. Trong khi đó, công nghiệp địa phương, nhất là
tiểu thủ công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, hàng năm tăng 6,7%, nhờ
có cơ chế linh hoạt và khai thác được các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ.
Tình trạng trên có nguyên nhân như: nền kinh tế nước ta chủ yếu là
sản xuất nhỏ, năng suất thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế,
trong khi nguồn lực viện trợ giảm dần, gặp khó khăn về cung ứng vật tư,
nguyên liệu đầu vào cũng như chuyển đổi cơ chế hành chính quân liêu bao
cấp, lại thêm chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía
Bắc và sự cấm vận bên ngoài.
- Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985): Sản xuất công nghiệp
vượt qua thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu có bước phát triển
đều đặn, rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản lượng công
nghiệp năm 1983 đã vượt năm 1977 (năm cao nhất của thời kỳ kế hoạch 5
năm trước), năm 1984 đã vượt 20% so năm 1977. Đến năm 1985, toàn ngành
Công nghiệp đã sản xuất được 105 tỷ đồng giá trị sản lượng, tăng trên
61,3% so với năm 1976 và 57,4% so với năm 1980. Trong thời kỳ 1981-1985,
tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9,5%, trong đó nhóm A tăng 6,4% và
nhóm B tăng 11,2%, công nghiệp trung ương tăng 7,8% và địa phương tăng
10,4%, tiểu thủ công nghiệp tăng 11,4%. Cơ cấu công nghiệp thay đổi như
sau: nhóm A/B năm 1980 là 37,8%/62,2% và năm 1985 là 31,4%/68,6%; công
nghiệp quốc doanh/ngoài quốc doanh năm 1980 là 60,2%/39,8% và năm 1985
là 56,3%/43,7%9. Cơ cấu ngành công nghiệp cũng có những biến đổi nhất
định (xem bảng dưới đây).
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong
thời kỳ kế hoạch 5 lần thứ III đã khá hơn, một phần do các chỉ tiêu này
đã được điều chỉnh thấp hơn.
Vào năm 1985, một số chỉ tiêu sản phẩm công nghiệp chủ yếu tính
bình quân đầu người đạt như sau: điện phát ra 87,2 kWh, so với 62,7 kWh
(1976); than sạch đạt 93,9 kg, so với 115 kg (1976); xi măng đạt 25,1
kg, so với 15,1 kg (1976); gạch đạt 49 viên, so với 75 viên (1976); gỗ
tròn đạt 0,024 m3, so với 0,031 m3 (1976); giấy đạt 1,31 kg, so với 1,53
kg (1976); muối ăn đạt 11,2 kg, so với 11,9 kg (1976); cá biển đạt 10,5
kg, so với 12,3 kg (1976); đường mật đạt 6,7 kg, so với 1,5 kg (1976);
vải lụa đạt 6,2 mét, so với 4,5 mét (1976).
Có thể coi đây là kết quả của những cải tiến quản lý trong khu vực
công nghiệp quốc doanh theo tinh thần Quyết định 25/CP, và Quyết định
146/HĐBT làm cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất
công nghiệp được “bung ra”, cơ cấu công nghiệp được điều chỉnh theo
hướng đẩy mạnh hơn các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng.
Mặt khác, do một số công trình xây dựng qui mô trong giai đoạn 1976 -
1980 đã đi vào sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho nền kinh tế.
Như vậy, trong thời gian 10 năm sau khi nước nhà thống nhất, mặc dù
đất nước còn gặp nhiều khó khăn về thiên tai địch họa và hậu quả nặng
nề của 30 năm chiến tranh, ngành Công nghiệp nước ta đã được tăng cường
lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và phát triển sản xuất.
Đến năm 1985, toàn ngành Công nghiệp có 3.220 xí nghiệp quốc doanh,
36.630 cơ sở tiểu thủ công nghiệp với 2,653 triệu lao động, đã sản xuất
được 105 tỷ đồng giá trị tổng sản lượng, làm ra 30% thu nhập quốc dân,
40% tổng sản phẩm xã hội và trên 50% giá trị sản lượng công - nông
nghiệp, góp phần nhất định vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
trong thời kỳ mới.
V. Khôi phục và phát triển các ngành công nghiệp
Ngành Cơ khí: Đã tiến hành một bước việc tổ chức và
sắp xếp lại và phân công sản xuất trong toàn quốc theo hướng chuyên môn
hoá, kết hợp năng lực cơ khí của quốc doanh trung ương với cơ khí địa
phương, cơ khí quốc phòng, cơ khí hợp tác xã và lực lượng cơ khí tư
nhân. Nhiều sản phẩm cơ khí đã giảm được chi phí sản xuất và có chất
lượng tốt hơn, vì các chi tiết và bộ phận được chế tạo hàng loạt ở các
xí nghiệp khác nhau theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản xuất.
Việc bổ sung thiết bị, cải tạo mở rộng nhiều nhà máy cơ khí của các
ngành, việc xây dựng mới các cơ sở cơ khí phục vụ nông nghiệp ở các
tỉnh và huyện miền Nam, các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, tầu, thuyền
đánh cá, đã tăng thêm năng lực cơ khí ngành và cơ khí địa phương. Chúng
ta cũng hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất toàn bộ hoặc từng phần
Nhà máy Cơ khí Hà Nội mở rộng, cụm cơ khí Gò Đầm, Nhà máy Cơ khí trung
tâm Cẩm Phả, Nhà máy Khí cụ điện, Nhà máy Xe đạp Xuân Hoà, các nhà máy
sửa chữa xe máy, thiết bị dụng cụ, 4 nhà máy cơ khí tỉnh...
Các sản phẩm chủ yếu của ngành Cơ khí được sản xuất hàng loạt để
phục vụ nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm này là thiết bị toàn bộ cho
xưởng cơ khí huyện, máy kéo bông sen, máy công tác theo sau máy kéo, máy
bơm thuỷ lợi, tàu hút bùn, bơm thuốc trừ sâu, xe cải tiến, công cụ cầm
tay trong nông, lâm, ngư nghiệp, tầu đánh cá, trong đó có loại tầu 400
sức ngựa, xà lan, rơ moóc, toa xe lửa, phụ tùng ô tô, máy kéo... cũng
tăng lên với tốc độ cao.
Để phục vụ cho xây dựng cơ bản và sản xuất vật liệu xây dựng, ta đã
sản xuất được thiết bị toàn bộ cho các nhà máy xi măng công suất 5.000 -
10.000 - 20.000 tấn/năm, các nhà máy gạch 7 - 20 triệu viên/năm, sản
xuất hàng loạt máy trộn bê tông, máy trộn vữa... Việc sản xuất máy móc,
công cụ cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm cũng được đẩy mạnh
với việc sản xuất hàng loạt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường, nhà
máy xay xát gạo, nhà máy chế biến màu, nhà máy giấy, nhà máy dệt, xưởng
thuỷ tinh... của công nghiệp địa phương. Các máy móc thông dụng như động
cơ đieden, động cơ điện, máy biến thế, máy cắt gọt kim loại... hàng năm
đều tăng với nhịp độ cao từ 30 - 60%. Chúng ta đã bắt đầu sản xuất được
một số linh kiện điện tử để lắp ráp và sửa chữa các thiết bị điện tử.
Công nghiệp năng lượng cũng phát triển với tốc độ cao. Ngành điện
đã tăng thêm công suất nhờ huy động thêm các máy phát của các ngành và
địa phương, thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật. Việc xây dựng các
cụm phát điện mới và hệ thống truyền tải điện phục vụ thuỷ lợi ở đồng
bằng sông Cửu Long được hoàn thành và phát huy tác dụng. Ta bắt đầu xây
dựng các nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, Nhiệt điện Phả Lại.
Ngành Than đã khôi phục xong các mỏ bị đánh phá, trang bị
thêm nhiều máy móc thiết bị khai thác, vận chuyển và chế biến than hiện
đại. Do nhu cầu về than rất lớn nên ta đã xây dựng thêm nhiều mỏ nhỏ để
đưa nhanh vào sản xuất ở các địa phương. Việc xây dựng các mỏ than lớn
có công suất 1-3 triệu tấn/năm cũng được tiến hành khẩn trương, để có
thể đưa vào sản xuất từng phần bắt đầu từ cuối của kế hoạch 5 năm lần II
(1976 - 1980).
Công nghiệp vật liệu, nguyên liệu, trước hết là sản xuất thép, hoá
chất và vật liệu xây dựng cũng được chú ý phát triển. Các lò cao của khu
Gang thép Thái Nguyên đã khôi phục xong, các xưởng cán thép Lưu Xá, Gia
Sàng đã lắp đặt xong thiết bị và đi vào sản xuất, các xưởng cán thép
miền Nam đã được khôi phục và đi vào sản xuất. Nhiều nhà máy cơ khí được
trang bị thêm để sản xuất thép đúc và thép hợp kim. Sản xuất thiếc,
crôm đều tăng hơn trước.
Trong công nghiệp hoá chất, sản lượng các loại phân bón hoá học
được tăng lên nhiều nhờ mở rộng Nhà máy Supe Lâm Thao, hoàn thiện dây
chuyền sản xuất nhà máy phân lân ở các tỉnh. Nhiều huyện đã mở rộng sản
xuất vôi để cải tạo đất. Ngành chế biến cao su cũng được tăng thêm năng
lực sản xuất để mở rộng chế tạo săm lốp ô tô, xe đạp, các mặt hàng cao
su. Công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp nhiều nơi đã sản xuất
được xà phòng, keo dán, phèn chua, mực in, thuốc bảo quản gỗ và các hoá
chất thông thường.
Trong công nghiệp vật liệu xây dựng đã hoàn thành việc mở rộng Nhà
máy Xi măng Hải Phòng, khôi phục Nhà máy Xi măng Hà Tiên, xây dựng và
đưa vào sản xuất nhiều nhà máy xi măng địa phương. Việc xây dựng các nhà
máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn cũng được xúc tiến và dự kiến
đưa vào sản xuất 1-2 năm tới; sản xuất gạch ngói được phát triển mạnh
với việc xây dựng và đưa vào sản xuất nhiều nhà máy gạch công suất 7
triệu viên/năm, 20 triệu viên/năm. Nhà máy gạch chịu lửa 10.000 tấn/năm
đã đi vào sản xuất. Nhiều nhà máy bê tông đúc sẵn, nhà máy ván ép cũng
đã xây dựng xong. Trong công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp cũng
phát triển việc sản xuất vôi, gạch ngói và các loại vật liệu khác...
Việc sản xuất hàng tiêu dùng được phát triển theo hướng chuyển mạnh
sang sử dụng các sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp và các loại nguyên
liệu, vật liệu trong nước kể cả tận dụng phế liệu, phế phẩm, giảm bớt
nhập khẩu. Đồng thời, chúng ta cũng phát triển công nghiệp địa phương và
tiểu thủ công nghiệp, thực hiện khai thác nguồn nguyên liệu địa phương
và xuất khẩu. Trong công nghiệp thực phẩm, nhiều tỉnh và huyện đã xây
dựng các nhà máy xay xát gạo công suất 15 - 30 tấn bằng thiết bị trong
nước. Nhiều xưởng chế biến hoa màu được xây dựng ở các địa phương có
nhiều ngô, khoai, sắn... Các thành phố và trung tâm công nghiệp đựợc
tăng thêm năng lực sản xuất mì sợi, bánh mì. Công nghiệp đường cũng phát
triển hơn trước, nhờ đưa vào sản xuất nhiều cơ sở đường địa phương công
suất 50 - 100 tấn mía/ngày. Để tận đụng nguyên liệu, các nhà máy đang
bổ sung thiết bị để trở thành những xí nghiệp liên hợp đường - rượu -
giấy. Công nghiệp chè, thuốc lá, dầu thực vật, mì chính, đồ hộp, đông
lạnh... đều phát triển với tốc độ cao, đặc biệt với các sản phẩm xuất
khẩu như chè, thuốc lá, tôm cá đóng hộp đông lạnh, có nhiều mặt hàng
tăng gấp 2 - 3 lần. Công nghiệp thực phẩm được bổ sung nhiều máy móc,
thiết bị hiện đại. Trong khu vực tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển
chế biến thực phẩm theo kỹ thuật truyền thống bằng các nguyên liệu nông
sản địa phương nhằm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân.
Ngành Dệt đã tăng thêm công suất nhờ việc đưa vào sản xuất liên hợp
dệt Vĩnh Phú, cải tạo và tổ chức lại lực lượng dệt của tư nhân ở miền
Nam và khôi phục nghề dệt thủ công truyền thống, đưa công suất dệt vải
lên tới 400 triệu mét/năm. Các cơ sở dệt kim, dệt lụa, thảm len, dệt đay
và thảm đay... cũng được mở rộng. Các nghề cói, may mặc, thêu ren...
đều phát triển. Chúng ta đã khẩn trương xây dựng thêm các nhà máy kéo
sợi bông, sợi đay và đổi mới trang thiết bị máy móc ở nhiều nhà máy dệt
và các cơ sở dệt thủ công. Công nghiệp giấy và chế biến gỗ đã được tăng
thêm năng lực sản xuất nhờ khôi phục lại nhiều cơ sở sản xuất ở miền
Nam, xúc tiến việc xây lắp Nhà máy Giấy Bãi Bằng ở Vĩnh Phú, phát triển
nhiều cơ sở nhỏ ở địa phương để sản xuất giấy từ bã mía, đay, rơm rạ...
Các nhà máy gia công gỗ xẻ, gỗ ván sàn, gỗ dán và ván ép được trang bị
thêm; đã đưa thêm được 3 nhà máy mới vào sản xuất. Công nghiệp đồ sứ và
thuỷ tinh đã phát triển theo hướng mở rộng cơ sở nguyên liệu và xây dựng
thêm các cơ sở vừa và nhỏ ở các tỉnh và huyện, các cơ sở sản xuất đồ
thuỷ tinh cỡ vừa ở các tỉnh ven biển. Đã đưa vào sản xuất xí nghiệp men
sứ Hải Dương, xí nghiệp khai thác cao lanh Vĩnh Phú, Lào Cai, Lâm Đồng;
hoàn thành xây dựng nhà máy thuỷ tinh Hải Hưng, mở rộng các nhà máy Rạng
Đông, nhà máy phích nước thành phố Hồ Chí Minh.
Trong công nghiệp nhẹ, đã chú ý đẩy mạnh việc sản xuất hàng tiêu
dùng có nhu cầu phổ thông. Đã tăng thêm năng lực sản xuất xe đạp và phụ
tùng xe đạp, quạt điện và bóng đèn điện, máy may, đồng hồ, máy thu thanh
và thu hình, đồ dùng học tập và đồ chơi trẻ em…
B. Trong lĩnh vực thương mại
I. Thương mại thời kỳ thống nhất đất nước đến đầu công cuộc đổi mới (1975- 1979)
1.1. Cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam
Thị trường miền Nam trước giải phóng mang tính chất thị trường tư
bản chủ nghĩa và tương đối phát triển, có quan hệ gắn bó với nhiều nước
tư bản thế giới và khu vực. Tư sản mại bản là thế lực phản động nhất
trong giai cấp tư sản ở miền Nam, có lợi ích gắn bó với chủ nghĩa đế
quốc, hoạt động kinh doanh làm giàu, lũng đoạn thị trường và phục vụ cho
guồng máy chiến tranh của Mỹ - Ngụy. Hệ thống độc quyền lũng đoạn thị
trường của tư sản mại bản được tổ chức tinh vi và chặt chẽ trong các
khâu trọng yếu: Từ xuất, nhập khẩu, thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế
biến, vận chuyển đến nắm quyền bán buôn, khống chế bán lẻ hoặc ít nhất
cũng nắm độc quyền làm tổng đại lý tiêu thụ hàng hoá, chi phối tư sản
thương nghiệp và lực lượng tiểu thương làm mạng lưới tiêu thụ bán lẻ cho
chúng. Giai cấp tư sản mại bản do nắm giữ một khối lượng lớn tài sản và
hàng hoá trong tay nên vẫn tiếp tục thao túng thị trường miền Nam sau
ngày giải phóng, gây ra những vụ đầu cơ, làm ăn phi pháp, làm mất ổn
định đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình đó đòi hỏi phải nhanh chóng
xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản. Chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn và
đã được Nhà nước ta thi hành ở các thành phố lớn miền Nam vào những
tháng cuối năm 1975 và năm 1976.
Thời gian đầu sau giải phóng, thị trường miền Nam lưu hành 3 loại
tiền khác nhau: tiền của chế độ Sài Gòn cũ, tiền của Chính phủ cách mạng
lâm thời và tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lúc đầu, Nhà nước chủ
trương tạm thời hạn chế việc buôn bán giữa hai miền. Đến năm 1976, nhu
cầu giao lưu hàng hoá giữa 2 miền Nam - Bắc ngày càng tăng lên, quan hệ
đó đòi hỏi phải được mở rộng. Vì vậy, những hạn chế buôn bán ban đầu đã
được Nhà nước xoá bỏ dần trong thời gian sau đó.
Từ hoàn cảnh chiến tranh chuyển sang hoà bình, nhu cầu về tiêu dùng
của các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng khác trước về cơ bản. Điều đó
đòi hỏi hoạt động của thương mại phải có sự thích ứng nhanh chóng với
điều kiện mới của thị trường, mở rộng kinh doanh với những phương thức
tiến bộ, hàng hoá phong phú với chất lượng bảo đảm.
Ngay sau giải phóng, hàng vạn cán bộ ngành Thương mại, bao gồm Nội
thương, Ngoại thương và Vật tư đã được điều động cho miền Nam. Trong đó
có nhiều cán bộ cốt cán đã được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng khung
các cơ quan quản lý cấp Sở, Ty để vào tiếp quản và xây dựng mạng lưới
thương mại ở các thành phố, các tỉnh phía Nam. Tháng 5/1975, Tổng Nha
Nội thương ra đời và ngày 26/5/1975 thành lập Sở Thương nghiệp thành phố
Sài Gòn mới giải phóng. Tiếp sau đó là các Sở Thương nghiệp của các
tỉnh, thành phố khác cũng được thành lập. Đến cuối năm 1976, đã thành
lập được 2 tổng công ty và 10 công ty thương nghiệp bán buôn toàn miền
Nam, gần 60 công ty thương nghiệp tỉnh với trên 500 cửa hàng. Giao lưu
hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc dần được khai thông và không ngừng phát
triển.
1.2. Nội thương và ngoại thương từng bước phát triển
Lực lượng thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng và lực
lượng hợp tác xã tuy mới thời kỳ đầu xây dựng, nhưng đã từng bước vươn
lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó đã hạn chế được ở mức độ nhất định nạn
đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn giá cả thị trường.
Cũng cần nhớ lại rằng, những năm đầu sau giải phóng, công tác phân
phối lưu thông gặp rất nhiều khó khăn. Thương nghiệp quốc doanh tuy phát
triển nhanh, nhưng còn yếu. Chưa có nhiều hàng hoá, kể cả hàng nông sản
- thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng. Phương thức mua vào, bán ra
còn lúng túng, gò bó. Các tổ chức thương nghiệp hợp tác xã đang thời kỳ
đầu xây dựng, chưa đủ sức hỗ trợ cho thương nghiệp quốc doanh thu mua
nắm nguồn hàng, phân phối bán lẻ và chi phối thị trường. Việc tổ chức
quản lý thương nghiệp tư nhân còn bị buông lỏng. Việc theo dõi nắm tình
hình thị trường chưa cụ thể và sát sao, do đó chưa kịp thời đối phó và
ngăn chặn được các thủ đoạn phi pháp của bọn gian thương.
Đầu năm 1978, Nhà nước thực hiện việc đổi tiền lần thứ 2 để thống
nhất tiền tệ trong cả nước, tạo tiền đề thống nhất thị trường hai miền
và công tác lãnh đạo hoạt động thương mại trong cả nước cùng có điều
kiện tập trung thống nhất từ Trung ương. Thương nghiệp quốc doanh đã
từng bước vươn lên dành lấy vị trí chủ đạo. Giao lưu hàng hoá giữa hai
miền không ngừng được tăng cường và bổ sung cho nhau, mỗi năm càng thêm
phát triển.
Hoạt động buôn bán đối ngoại trong bối cảnh đất nước thống nhất
cũng có những thuận lợi mới. Từ đó, chúng ta có điều kiện và khả năng
khai thác tiềm năng của cả nước về thiên nhiên cũng như lao động để đẩy
mạnh xuất nhập khẩu.
Những năm 1976-1978, tình hình kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại
thương nói riêng diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, từ cuối năm
1978 trở về sau, tình hình diễn biến có nhiều khó khăn phức tạp. Mỹ và
một số nước khác đã có thái độ thù địch với nhân dân ta, thực hiện chính
sách cấm vận, phân biệt đối xử. Họ ngừng viện trợ và đầu tư vào Việt
Nam, ngừng các khoản tín dụng đã cam kết, thậm chí có nước có hành vi
phá hoại nền kinh tế của nước ta. Trong lúc đó lại xảy ra cuộc chiến
tranh ở biên giới Tây - Nam và phía Bắc, làm cho đất nước ở trong tình
trạng vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, gây khó khăn và mất cân đối
nhiều mặt cho nền kinh tế. Thị trường biến động, giá cả hàng hoá tăng
nhanh. Bên cạnh đó, quản lý kinh tế cũng như quản lý thương mại vẫn giữ
cung cách của thời kỳ chiến tranh, mang nặng tính chất quan liêu bao
cấp, tỏ ra kém hiệu quả.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn to lớn từ phía khách quan cũng như chủ
quan, song điều đó cũng không hoàn toàn cản trở nền kinh tế của ta phát
triển.
Năm 1977-1978, hai năm liền nông nghiệp cả 2 miền gặp thiên tai
nặng nề, công tác thu mua nắm nguồn hàng của thương mại không đạt yêu
cầu. Công nghiệp thiếu nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu. Kế hoạch Nhà
nước 5 năm lần thứ 2 (1976- 1980) đạt mức thấp, quỹ hàng hoá của Nhà
nước không đáp ứng nhu cầu, nhiều mặt hàng thiết yếu chỉ bảo đảm cung
cấp được khoảng 50% tiêu chuẩn định lượng được phân phối bằng tem phiếu.
Trong điều kiện thiếu hàng như vậy, ngành Thương mại đã cố gắng tập
trung được một lượng hàng cần thiết để ưu tiên cung cấp cho khu vực trực
tiếp sản xuất, phục vụ lực lượng chiến đấu, một phần cho cán bộ công
nhân viên.
Ở miền Nam, số người làm nghề bán buôn và dịch vụ tăng nhanh. Tư
thương nắm quyền chi phối nhiều loại hàng hoá tiêu dùng. Nhìn chung, vào
thời điểm đó, thương nghiệp quốc doanh đã không làm chủ được thị trường
hàng nông sản – thực phẩm.
Đối với hàng tiêu dùng bán lẻ cung cấp, thương nghiệp quốc doanh đã
trở thành kho hàng phân phối theo định lượng, ngân sách phải bù lỗ nặng
nề. Giá hàng công nghiệp cũng để bất động kéo dài, nhất là hàng tiêu
dùng thiết yếu và hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất. Mức giá trong nước
đối với hàng nhập khẩu không bù được giá vốn. Cơ chế thu bù chênh lệch
ngoại thương đã làm cho ngân sách Nhà nước bù lỗ xuất khẩu ngày một tăng
lên.
Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ, cán cân thương mại bị thâm hụt
nặng nề kéo dài. Hoạt động xuất nhập khẩu theo cơ chế kế hoạch tập
trung, Nhà nước độc quyền ngoại thương, thị trường chủ yếu là các nước
xã hội chủ nghĩa với cơ chế nghị định thư. Cả nước chỉ có khoảng 30 đơn
vị, công ty nhà nước hoạt động xuất, nhập khẩu, với tổng kim ngạch xuất,
nhập khẩu rất thấp (bình quân xuất khẩu theo đầu người chỉ ở mức dưới
10 Rúp/USD, trong đó 70% kim ngạch xuất khẩu thuộc khu vực đồng Rúp). Vì
vậy luôn gây sức ép phải hạn chế các nhu cầu nhập khẩu thiết bị, vật tư
nguyên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội,
cải thiện đời sống nhân dân, mà ở thời kỳ này, hầu hết các mặt hàng cung
ứng cho thị trường trong nước phải thông qua nhập khẩu. Cân đối tiền –
hàng và cung – cầu một số mặt hàng thiết yếu bị mất cân đối nghiêm
trọng.
Trong hệ thống kế hoạch pháp lệnh, cơ chế kết hối ngoại tệ được
thực hiện theo giá kết toán nội bộ với giá trị của đồng Việt Nam cao gấp
nhiều lần so với giá trị thực; sự xơ cứng trong việc định giá vật tư,
nguyên liệu, hàng hoá xuất, nhập khẩu; các tổng công ty xuất nhập khẩu
được phân công theo ngành hàng không gắn nhập khẩu với xuất khẩu; ngân
sách hàng năm phải chi ra một khoản tiền lớn để bù lỗ cho hoạt động
xuất, nhập khẩu.
Trên bình diện quốc tế, từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ XX, thế giới diễn ra những biến đổi to lớn. Trước âm mưu “diễn biến
hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, chạy đua về kinh
tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản có nhiều
diễn biến phức tạp. Điều đó đã đặt hệ thống xã hội chủ nghĩa trước những
thách thức mới. Việc vượt qua thách thức đó lại diễn ra trong bối cảnh
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế
- xã hội trầm trọng. Trong khi đó, các nước tư bản chủ nghĩa, tuy cũng
phải đối phó với những nguy cơ mới, nhưng do có sự điều chỉnh cần thiết,
đặc biệt là đã sử dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, nên đã vượt qua được khó khăn, kinh tế có bước
tăng trưởng đáng kể.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như trên, đòi hỏi tất yếu muốn
tồn tại và phát triển thì phải có một cuộc cải cách thật sự trên tất cả
các lĩnh vực của đất nước. Đó chính là đường lối Đổi mới mà Đảng ta khởi
xướng tại Đại hội lần thứ VI tháng 12/1986.
II. Thương mại Việt Nam trong thời kỳ tiền đổi mới (1979-1986)
Có thể coi Hội nghị trung ương 6 khoá IV (tháng 8/1979) với chủ
trương và quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra” là bước đột phá đầu tiên
của quá trình đổi mới ở nước ta. Hội nghị đã tập trung vào những biện
pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã
hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế; phá bỏ
rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển; ổn định nghĩa vụ lương thực
trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do;
khuyến khích mọi người tận dụng ao, hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh
chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình);
sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa
lại hệ thống phân phối trong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, bỏ phân
phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người
lao động… Trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, điều chỉnh một số chính sách không
còn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối (giá, lương,
tiền, tài chính, ngân hàng); đổi mới công tác kế hoạch hoá, kết hợp với
thị trường; kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao
động.
Những chủ trương đó nhanh chóng được nhân dân trong cả nước đón
nhận và biến thành hành động thực tế trong thực tiễn cuộc sống. Đầu
những năm 80 của thế kỷ XX, có địa phương đã thực hiện thí điểm mô hình
theo cơ chế: “mua cao, bán cao” thay cho “mua cung, bán cấp”; bù giá vào
lương; được phép thí điểm hình thức khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời.
Trên lĩnh vực công nghiệp, bước đầu xác định quyền tự chủ của cơ sở
trong sản xuất, kinh doanh, với chủ trương “ba phần kế hoạch” (phần Nhà
nước giao có vật tư bảo đảm, phần Xí nghiệp tự làm, phần sản phẩm phụ)
theo Quyết định 25/CP, ngày 21/01/1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với
Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản
phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh được áp dụng.
Trên lĩnh vực cải tạo xã hội chủ nghĩa, vấn đề sử dụng các thành
phần kinh tế đã được đặt ra; từ hiệu quả kinh tế mà vận dụng linh hoạt
các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp; chính sách đối với kinh tế cá
thể từng bước được điều chỉnh cho đúng thực tế hơn; nhấn mạnh chống tư
tưởng nóng vội, chủ quan, mệnh lệnh, làm ồ ạt, gây thiệt hại cho sản
xuất và đời sống.
Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và
Tây Nam xảy ra, do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa đủ thời
gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, trong khi đó, nhiều
chỉ tiêu cơ bản do Đại hội IV đưa ra lại quá cao so với thực tế, nên
không thực hiện được. Nền kinh tế tiếp tục ở trạng thái trì trệ, sa sút;
đời sống nhân dân có nhiều khó khăn.
Trước những khó khăn về kinh tế và đời sống, cũng vẫn có khuynh
hướng muốn quay lại với quan niệm và cách làm cũ. Hội nghị Trung ương 5
khoá V (12/1983) vẫn xem sự chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là
một trong những nguyên nhân của tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội,
và chủ trương phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải tạo xã hội chủ nghĩa; Nhà
nước phải nắm hàng, nắm tiền, xoá bỏ thị trường tự do về lương thực và
các nông, hải sản quan trọng; thống nhất quản lý giá; bảo đảm cung cấp
đủ 9 mặt hàng theo đúng định lượng cho người ăn lương; lập các cửa hàng
cung cấp… Điều này cho thấy, sự đổi mới tư duy là không đơn giản; quan
niệm cũ về cải tạo xã hội chủ nghĩa còn ăn sâu, bám rễ vào nhiều người.
Trên thực tế, khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày một nghiêm trọng, đời
sống nhân dân, nhất là người làm công ăn lương ngày càng khó khăn.
Hội nghị trung ương 8 khoá V (6/1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai
bằng chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,
thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp;
chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh tế
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Tháng 9/1985, cuộc tổng điều chỉnh giá, lương, tiền được thực hiện.
Do vẫn còn tư tưởng chủ quan duy ý chí, cuộc tổng điều chỉnh này đã làm
cho “giá cả thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không tốt
đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội”. Lạm phát bị đẩy lên tốc độ phi
mã. Sự chênh lệch giữa giá và lương, giữa lương danh nghĩa và lương thực
tế quá lớn. Chính vì vậy, đầu năm 1986, lại phải lùi một bước: thực
hiện chính sách 2 giá. Trên mặt trận phân phối, lưu thông, lạm phát vẫn ở
mức 3 con số trong nhiều năm, đỉnh cao là 774,7% năm 1986. Lưu thông
tiền tệ cuối năm 1984 bằng 8,4 lần cuối năm 1980.
Tháng 8/1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo Chính trị
trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính
bao trùm trên lĩnh vực kinh tế. Trong đó xác định: trong cơ chế quản lý
kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng
quan hệ hàng hoá - tiền tệ, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới
thực hiện cơ chế một giá. Đây là bước đột phá thứ ba, có ý nghĩa lớn
trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là Đại hội
mang tính lịch sử, tạo ra bước ngoặt cực kỳ quan trọng cho đất nước. Tại
Đại hội này, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, bao gồm đổi
mới tư duy, đối mới tổ chức - cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và
phong cách công tác. Đại hội đã đề ra ba Chương trình kinh tế lớn là
lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là mũi
nhọn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới; đồng thời chủ trương kiên
quyết xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ
chế quản lý mới, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng
giao lưu hàng hoá, xoá bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt thị
trường; lập lại trật tự kỷ cương; giữ ổn định chính trị, xã hội, từng
bước cải thiện đời sống nhân dân.
C. Đánh giá những hạn chế, khó khăn của công nghiệp và thương mại trong thời ký 1976 - 1985
I. Về công nghiệp
Mặc dù có những tiến bộ, nhất là trong thời kỳ 1980-1985, nhưng
nhìn chung, công nghiệp Việt Nam hãy còn nhỏ bé. Năm 1985, ngành công
nghiệp mới chiếm 10,7% tổng số lao động xã hội, và chủ yếu là lao động
thủ công với năng suất thấp. Tuy chiếm khoảng 40% giá trị tài sản cố
định của cả nền kinh tế quốc dân, nhưng công nghiệp chỉ tạo ra chưa tới
30% thu nhập quốc dân, hiệu quả trên đồng vốn đầu tư còn rất thấp. Công
nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu trong nước về trang thiết bị hiện đại hoá
cho nền kinh tế và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tuy
đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp rất lớn và không ngừng tăng lên qua
các năm, số lượng xí nghiệp công nghiệp cũng tăng nhanh, nhưng sản xuất
công nghiệp và giá trị sản lượng lại tăng chậm.
Tình hình trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhưng
nghiêm túc mà nói, thì nguyên nhân chủ quan là có tính quyết định:
Thứ nhất: Sau khi thống nhất đất nước và hoà bình lập lại,
trong những năm 1976 –1980, do nhận định và đánh giá không sát tình
hình, chỉ nhấn mạnh mặt thuận lợi mà không thấy hết khó khăn như xuất
phát điểm còn quá thấp, lại bị chiến tranh và phong toả từ bên ngoài. Do
đó, chúng ta đã duy ý chí đề ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã
hội và công nghiệp quá cao. Kết quả là nhiều nhiệm vụ và chỉ tiêu phát
triển công nghiệp đã không hoàn thành. Điều này gây nên bị động và lúng
túng, đồng thời làm trầm trọng thêm những mất cân đối và căng thẳng
trong nền kinh tế.
Thứ hai: Quan điểm xây dựng cơ cấu kinh tế lại thiên về phát
triển công nghiệp nặng, những công trình quy mô lớn, cần nhiều vốn và
chậm thu hồi. Kết quả là các nguồn vốn đầu tư của xã hội bị dàn trải,
chôn trong các công trình dở dang, chậm đưa vào sản xuất. Trong khi đó,
lại không tập trung đúng mức cho phát triển lương thực – thực phẩm, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nên kết quả đầu tư mang
lại hiệu quả thấp, xã hội lại thiếu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Thứ ba: Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp
miền Nam, chưa quán triệt chính sách kinh tế nhiều thành phần, có tư
tưởng nóng vội muốn xoá bỏ ngay kinh tế tư nhân, gắn liền với nó là
nguồn vốn, vật tư và thị trường mà các xí nghiệp này vốn có mối liên hệ
quen thuộc, kể cả mối quan hệ với nước ngoài, muốn nhanh chóng tập thể
hoá những người kinh doanh nhỏ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.
Điều này càng đẩy chúng ta vào một tình thế khó khăn, khốn đốn.
Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp còn hết sức
yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát. Trình độ kỹ thuật lạc hậu, phổ biến là
của những năm 60 về trước, lại chỉ phát huy được 50% công suất là phổ
biến. Công nghiệp nặng còn xa mới đáp ứng nhu cầu tối thiểu trang bị cho
nền kinh tế quốc dân, công nghiệp nhẹ bị lệ thuộc từ 70-80% nguyên liệu
nhập. Đại bộ phận lao động xã hội hãy còn là lao động thủ công. Nền
kinh tế vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân công lao động xã hội chưa
phát triển, năng suất lao động xã hội thấp. Cơ cấu kinh tế chậm thay
đổi, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm,
không tương xứng với chi phí và đầu tư. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm
không đủ ăn và phải dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn. Sản xuất
chưa có tích luỹ từ nội bộ; quỹ tích luỹ nhỏ bé, quỹ tiêu dùng phải dựa
một phần vào nước ngoài. Sự yếu kém của công nghiệp góp phần làm tăng
khoản nợ nước ngoài tới 8,5 tỷ Rúp/USD trong thời kỳ 1985; đời sống nhân
dân và cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang thêm khó khăn; mức
lương thực tế bình quân năm 1980/1975 bằng 51,1%, năm 1984/1975 chỉ bằng
32,7%. Tiêu cực xã hội và khủng khoảng kinh tế - xã hội nẩy sinh.
Thứ năm: Chậm đổi mới quản lý kinh tế, duy trì quá lâu cơ
chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của thời kỳ chiến tranh. Quản lý
nhà nước chồng chéo và chưa tách khỏi quản lý kinh doanh. Điều đó làm
cho các đơn vị kinh tế cơ sở, nhất là các xí nghiệp công nghiệp quốc
doanh, trở nên lệ thuộc và trông chờ ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo.
Trong công nghiệp, chỉ sử dụng 50% công suất, chất lượng sản phẩm kém,
hàng hoá tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng. Nhiều xí nghiệp nhà
nước làm ăn thua lỗ, ngân sách phải trợ cấp và bù lỗ. Các nguồn bao cấp
của Nhà nước cũng ngày càng hạn chế. Nhiều ngành công nghiệp, kể cả công
nghiệp nặng như điện, than, xi măng thời kỳ đầu có tăng trưởng nhờ còn
vật tư, nguyên liệu dự trữ, nhưng sau đó giảm sút dần; đặc biệt, công
nghiệp nhẹ thiếu nguyên liệu trầm trọng, công suất huy động chỉ đạt
khoảng 30 - 50%. Tình hình ngày càng bộc lộ khuyết tật của cơ chế cũ và
có nhu cầu đòi hỏi phải cải cách. Ở nhiều cơ sở và địa phương xuất hiện
các nhân tố mới. Nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất phát triển,
đã có những tìm tòi, thử nghiệm sáng tạo cách làm ăn vượt ra khỏi cơ chế
cũ, khi đó gọi là hiện tượng “xé rào”.
II. Về thương mại
Hội nghị Trung ương 3 khoá V được tổ chức vào đầu tháng 12 năm
1983. Một trong ba nội dung chính của Hội nghị là bàn về “mấy vấn đề cấp
bách” trong công tác phân phối lưu thông. Sau hội nghị, phân phối – lưu
thông được chấn chỉnh theo hướng trở lại cơ chế phân phối lưu thông
trước Nghị quyết số 26 – NQ/TW năm 1980. Các công ty xuất nhập khẩu địa
phương được sáp nhập lại theo hướng mỗi tỉnh, thành chỉ còn một công ty
xuất nhập khẩu.
Ngày 29 tháng 01 năm 1983, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08 – NQ/TW
để uốn nắn lại những biểu hiện bị coi là buông lỏng quản lý ở Hà Nội.
Tháng 6 năm 1983, Hội nghị trung ương 4 được tổ chức. Bài phát biểu
kết thúc hội nghị của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận định: “Trong thời
gian qua, Đảng và Nhà nước đã có sai lầm là không làm chủ thị trường,
không làm chủ phân phối lưu thông…, đã buông lỏng cải tạo công thương
nghiệp tư nhân, cải tạo tiểu, thủ công nghiệp và tiểu thương, để cho bọn
tư sản cũ và mới phục hồi và phát triển, có thêm thế lực chống chủ
nghĩa xã hội. Việc hợp tác hoá nông nghiệp ở Nam bộ so với nhu cầu tiến
hành có phần chậm”.
Tháng 12 năm 1983, Hội nghị Trung ương 5 được tổ chức. Hội nghị
này, như Báo cáo tóm tắt tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua
20 năm đổi mới trình Hội nghị Trung ương 11 khoá IX đánh giá, đã:
“...xem sự chậm chạp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những
nguyên nhân của tình trạng khó khăn về kinh tế - xã hội và chủ trương
đẩy mạnh hơn nữa về cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải nắm hàng,
nắm tiền, xoá bỏ thị trường tự do về lương thực và nông – hải sản quan
trọng, thống nhất quản lý giá, bảo đảm cung cấp đủ 9 mặt hàng theo đúng
định lượng cho người ăn lương… Trong hợp tác xã nông nghiệp thì quản lý,
điều hành chặt chẽ tất cả các khâu trong kế hoạch…”.
Các bộ và các tỉnh (nhất là các tỉnh ở miền Nam) cho rằng, mức tăng
lương 20% là quá ít. Một số đề nghị nâng mức tăng lương lên 100%. Chính
phủ cũng chấp nhận tăng lương 100%. Chi ngân sách nhà nước cho tiền
lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật
tư không tăng bằng mức Ban chỉ đạo đề nghị. Để cứu ngân sách, lượng tiền
được phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch. Lạm phát bùng nổ. Những
vòng xoáy điều chỉnh giá - lương - tiền càng làm cho lạm phát leo thang
nhanh chóng trong năm 1986. Tiền phát hành nhiều và vẫn không đủ. Lương
công nhân không có. Vật tư, hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dù
tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
Đầu tư trong công nghiệp giảm.
Đặc biệt, kết quả sản xuất trong 5 năm 1976-1980 chưa tương xứng
với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối của nền kinh tế
quốc dân còn trầm trọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng
của xã hội; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời
sống của nhân dân lao động còn khó khăn. Lòng tin của quần chúng đối với
sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Do cơ chế
kế hoạch hoá tập trung, quan liêu và bao cấp nên hiệu quả đầu tư cho
công nghiệp thời kỳ này vẫn thấp. Đầu tư nhiều nhưng tăng trưởng sản
xuất vẫn chậm và không ổn định. Nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người năm
1985 vẫn thấp hơn năm 1976: than chỉ bằng 81%, gạch 65,3%, giấy bìa
86,7%, cá biển 85,4%. Tình trạng làm không đủ ăn, thu chi ngân sách phải
dựa vào vay và viện trợ nước ngoài. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài
lên tới 8,5 tỷ R và 1,9 tỷ USD. Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và
năm 1985 là 36,6% phải bù đắp bằng phát hành giấy bạc. Và hậu quả tất
yếu là tình trạng siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ tăng giá 774,7%.
Khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ nét trên phạm vi cả
nước.
Ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1985),
nhiều Nghị quyết và Quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ được ban
hành, nhằm từng bước sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp, kinh tế tư nhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp. Trước
đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), bước đầu có cách nhìn
mới về nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 3 thành
phần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam tồn tại 5 thành
phần kinh tế là quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân
và cá thể. Đó là bước khởi đầu thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh
doanh, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khoá V (6/1986) đã
đánh giá tình hình sau cuộc điều chỉnh giá-lương-tiền (9/1985) và khẳng
định chính thức đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp.
Với những bước đi đổi mới từng phần theo những chủ trương, chính
sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng
tạo của nhân dân, của các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, đã làm
cho nền kinh tế Việt Nam những năm 1981-1985 có bước phát triển khá. Sản
lượng lương thực bình quân mỗi năm đạt 17 triệu tấn, sản lượng công
nghiệp tăng bình quân 9,5%/năm. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng
năm 6,4%. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng đáng kể với
hàng trăm công trình được cơ khí hoá và tự động hóa, và hàng nghìn công
trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí,
xi măng, cơ khí, dệt, giao thông. Về năng lực sản xuất, đã tăng thêm
456.000 kW điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng, 33.000 tấn
sợi, 58.000 tấn giấy, thêm 309.000 ha được tưới nước, 186.000 ha được
tiêu úng. Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân vẫn còn
nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng mà biểu hiện
là: (1) kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất là không phát triển. Nếu
tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình
quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình
quân hàng năm chỉ tăng 3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng
năm 2,3%; (2) không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ
ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử
dụng; (3) siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số
giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và
giao động ở mức 19-92%. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng
giá 774,7% và (4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.
Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến
giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hoá. Tuy kế hoạch cải
cách giá - lương - tiền không diễn ra như kế hoạch do sự chắp vá giữa
cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong thời
gian cuối năm 1985 và năm 1986, song, chính sự khủng hoảng này đã làm
cho các cấp các ngành nhận ra rằng, đã cải cách là phải cải cách triệt
để. Mô hình cũ phải bị đoạn tuyệt hoàn toàn. Trên cơ sở đó, Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986
đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét