Đọc ở đây: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/12/11/000456286_20141211093139/Rendered/PDF/931010VIETNAME0ransparency00PUBLIC0.pdf
Nếu xem hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia là một cơ thể con người, việc tiếp cận thông tin sẽ là hệ thần kinh. Cũng giống như việc hệ thần kinh cho bộ não biết chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang đi đâu, chúng ta có mệt mỏi, bị đau đớn, đói khát không, các dòng chảy thông tin sẽ giúp để bảo đảm rằng các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả, và các nguồn lực được sử dụng một cách năng suất và công bằng. Thông tin giúp các tổ chức của nhà nước hoạt động theo đúng chức năng, các quyết định phản ánh đúng khó khăn và thuận lợi của người dân mà nhà nước phục vụ.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khai thông các dòng chảy thông tin trong vài thập kỷ qua. Internet đã thâm nhập nhanh chóng. Người dân được tiếp cận tin tức trong nước và toàn cầu nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đó. Việc minh bạch quy trình ra quyết định của nhà nước cũng được rộng mở. Từ việc công khai thông tin ngân sách và tài khóa, tới các dự thảo luật, hay truyền hình trực tiếp các phiên họp Quốc hội, không còn nghi ngờ gì, Việt Nam ngày nay minh bạch hơn nhiều so với vài thập kỷ trước đây. Điều này cũng đúng trong quản lý đất đai, với nhiều thay đổi luật pháp thành công từng bước đã mở rộng phạm vi thông tin được công bố là “thông tin công khai.”
Mặc dù vậy, người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục cho rằng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin mình cần, và những vấn đề như tham nhũng, sử dụng sai và lãng phí nguồn lực vẫn tiếp tục kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, các khảo sát về nhận thức của người dân và doanh nghiệp đều cho thấy tình trạng thực thi không đầy đủ các quy định về minh bạch thông tin đất đai vẫn đang tồn tại. Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ Việt Nam cần tăng cường thật mạnh mẽ tính minh bạch trong giai đoạn tiếp theo tập trung vào hiện đại hóa thể chế.
Báo cáo này trình bày kết quả của một nghiên cứu theo phương pháp mới về minh bạch trong quản lý đất đai ở Việt Nam. Báo cáo tập trung vào thực trạng cung cấp thông tin liên quan tới đất đai.
Nếu xem hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia là một cơ thể con người, việc tiếp cận thông tin sẽ là hệ thần kinh. Cũng giống như việc hệ thần kinh cho bộ não biết chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang đi đâu, chúng ta có mệt mỏi, bị đau đớn, đói khát không, các dòng chảy thông tin sẽ giúp để bảo đảm rằng các quyết định được đưa ra một cách hiệu quả, và các nguồn lực được sử dụng một cách năng suất và công bằng. Thông tin giúp các tổ chức của nhà nước hoạt động theo đúng chức năng, các quyết định phản ánh đúng khó khăn và thuận lợi của người dân mà nhà nước phục vụ.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khai thông các dòng chảy thông tin trong vài thập kỷ qua. Internet đã thâm nhập nhanh chóng. Người dân được tiếp cận tin tức trong nước và toàn cầu nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đó. Việc minh bạch quy trình ra quyết định của nhà nước cũng được rộng mở. Từ việc công khai thông tin ngân sách và tài khóa, tới các dự thảo luật, hay truyền hình trực tiếp các phiên họp Quốc hội, không còn nghi ngờ gì, Việt Nam ngày nay minh bạch hơn nhiều so với vài thập kỷ trước đây. Điều này cũng đúng trong quản lý đất đai, với nhiều thay đổi luật pháp thành công từng bước đã mở rộng phạm vi thông tin được công bố là “thông tin công khai.”
Mặc dù vậy, người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục cho rằng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin mình cần, và những vấn đề như tham nhũng, sử dụng sai và lãng phí nguồn lực vẫn tiếp tục kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, các khảo sát về nhận thức của người dân và doanh nghiệp đều cho thấy tình trạng thực thi không đầy đủ các quy định về minh bạch thông tin đất đai vẫn đang tồn tại. Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ Việt Nam cần tăng cường thật mạnh mẽ tính minh bạch trong giai đoạn tiếp theo tập trung vào hiện đại hóa thể chế.
Báo cáo này trình bày kết quả của một nghiên cứu theo phương pháp mới về minh bạch trong quản lý đất đai ở Việt Nam. Báo cáo tập trung vào thực trạng cung cấp thông tin liên quan tới đất đai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét